Đề kiểm tra chất lượng HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Lê Đại Hành có đáp án

TRƯỜNG  THPT LÊ ĐẠI HÀNH                        

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: VẬT LÝ - LỚP: 11

Thời gian: 45 phút

 

Câu 1: Dòng điện trong kim loại có chiều từ:

A. Nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp.          B. Cùng chiều chuyển động của các electron.

C. Nơi có điện thế thấp đến nơi có điện thế cao.          D. Cùng chiều chuyển động của các hạt nhân.

Câu 2: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:   

A. r = 0,6 (cm).           B. r = 0,6 (m).            

C. r = 6 (m).                D. r = 6 (cm).

Câu 3: Tổ hợp các đơn vị đo lường nào dưới đây không tương đương với đơn vị công suất trong hệ SI?

A. V. A                                 B. J/s                          

C. WA2                                 D. W2/V

Câu 4: Trong đèn hình của máy thu hình, các electrôn được tăng tốc bởi hiệu điện thế 25 000V. Hỏi khi đập vào màn hình thì vận tốc của nó bằng bao nhiêu, bỏ qua vận tốc ban đầu của nó:

A. 6,4.107m/s                           B. 7,4.107m/s                         

C. 8,4.107m/s                          D. 9,4.107m/s  

Câu 5: So sánh độ lớn cường độ điện trường trong ba vùng không gian sau:

A. E1 > E2 > E3        B. E3 > E2 > E1      

C. E2 > E1 > E3               D. E1 = E2 = E3

Câu 6: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch điện gồm 4 điện trở 6 W mắc nối tiếp là 12 V. Dòng điện chạy qua mỗi điện trở bằng

  A. 0,5 A.                               B. 2 A.                                               

C. 8 A.                                                D. 16 A.

Câu 7: Hai quả cầu kim loại cùng kích thước. Ban đầu chúng hút nhau. Sau khi cho chúng chạm nhau người ta thấy chúng đẩy nhau. Có thể kết luận rẳng cả hai quả cầu đều:

A. Tích điện dương.                                        C. Tích điện trái dấu nhưng có độ lớn bằng nhau.

B. Tích điện âm.                                              D. Tích điện trái dấu nhưng có độ lớn không bằng nhau.

Câu 8: Trong các nhận xét sau, nhận xét không đúng với đặc điểm đường sức điện là.

A. Các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt  nhau.

B. Các đường sức của điện trường tĩnh là đường không khép kín.

C. Hướng của đường sức điện tại mỗi điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.

D. Các đường sức là các đường có hướng.

Câu 9: Tại A có điện tích điểm q1, tại B có điện tích điểm q2 .Người ta tìm được điểm M tại đó điện trường bằng 0. M nằm trên đoạn thẳng nối A,B và ở gần A hơn B. Có thể nói gì về dấu và độ lớn của các điện tích q1,q2 .

A. q1,q2 cùng dấu \(\left| {{q_1}} \right| > \left| {{q_2}} \right|\) .    B. q1,q2 khác dấu \(\left| {{q_1}} \right| > \left| {{q_2}} \right|\) .  

C. q1,q2 cùng dấu \(\left| {{q_1}} \right| < \left| {{q_2}} \right|\).   D. q1,q2 khác dấu \(\left| {{q_1}} \right| < \left| {{q_2}} \right|\) .

Câu 10: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-2 µC và q2 = - 2.10-2 µC đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a=30 cm trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là.

    A. EM = 0,2V/m.                 B. EM = 1732V/m.                 

C. EM = 3464V/m.                  D. EM = 2000V/m

Câu 11: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về

A. khả năng thực hiện công.               B. tốc độ biến thiên của điện trường.    

C. mặt tác dụng lực                            D. năng lượng.

Câu 12: Có ba quả cầu kim loại kích thước giống nhau. Quả A mang điện tích 27mC, quả cầu B mang điện tích -3mC, quả cầu C không mang điện tích. Cho quả cầu A và B chạm vào nhau rồi lại tách chúng ra. Sau đó cho hai quả cầu B và C chạm vào nhau. Điện tích trên mỗi quả cầu là

A. qA = 6mC,qB = qC = 12mC                          B. qA = 12mC,qB = qC = 6mC   

C. qA = qB = 6mC, qC = 12mC             D. qA = qB = 12mC ,qC = 6mC

Câu 13: Năng lượng điện trường trong tụ điện tỉ lệ với:

A. hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện                                      B. điện tích trên tụ điện  

C. bình phương hiệu điện thế hai bản tụ điện                         D. hiệu điện thế hai bản tụ và điện tích trên tụ

Câu 14: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong điện môi lỏng ε = 81 cách nhau 3cm chúng đẩy nhau bởi lực 2 μN. Độ lớn các điện tích là:

A. 0,52.10-7C                           B. 4,03nC                  

C. 1,6nC                     D. 2,56 pC

Câu 15: Đương lượng điện hóa của đồng là k = 3,3.10-7 kg/C. Muốn cho trên catôt của bình điện phân chứa dung dịch CuSO4, với cực dương bằng đồng xuất hiện 16,5 g đồng thì điện lượng chạy qua bình phải là

A.5.103 C.                               B. 5.104 C.                 

C. 5.105 C.                              D. 5.106 C.

Câu 16: Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 30 (μF) mắc nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

A. Cb = 5 (μF).              B. Cb = 10 (μF).                     

C. Cb = 15 (μF).                        D. Cb = 55 (μF).

Câu 17: Chọn câu phát biểu đúng.

A. Dòng điện một chiều là dòng điện không đổi.

B. Để đo cường độ dòng điện, người ta dùng ampe kế mắc song song với đoạn mạch cần đo dòng điện.

C. Đường đặc tuyến vôn – ampe của các vật dẫn luôn luôn là đường thẳng qua gốc toạ độ.

D. Trong nguồn điện, dưới tác dụng của lực lạ, các hạt tải điện dương di chuyển ngược chiều điện trường từ cực âm đến cực dương.

Câu 18: Véctơ cường độ điện trường \(\vec E\)  tại một điểm trong điện trường luôn

A. cùng hướng với lực \(\vec F\)  tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.

B. ngược hướng với lực \(\vec F\) tác  dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.

C. cùng phương hướng với lực \(\vec F\)  tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.

D. vuông góc với lực \(\vec F\) tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.

Câu 19: Ấm điện đun nước ghi 220 V - 1200 W. Dùng ấm đó nấu 2 lit nước ở đến sôi phải mất thời gian t bằng bao nhiêu? Biết hiệu suất của ấm 90% và nhiệt dung riêng của nước 4190 J/kg.K

A. 520,4 s                                B. 500,3 s                               

C. 620,7 s                                D. 600,1 s

Câu 20: Có hai điện trở ghi 2W-1W và 5W-2W. Khi mắc nối tiếp thành bộ thì công suất tỏa nhiệt lớn nhất của bộ điện trở là                   

A. 3,5 W.                    B. 3 W.                                   

C. 2,5 W.                    D. 2,8 W.

Câu 21: Để có dòng điện chạy qua một vật dẫn thì hai đầu vật dẫn phải có sự chênh lệch về:

A. độ cao so với mặt đất                B. mật độ hạt mang điện        

C. điện thế                                      D. điện trường

Câu 22: Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ mất  40 J điện năng. Thời gian để mạch tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là

A. 25 phút.                  B. 1/40 phút.                          

C. 40 phút.                  D. 10 phút.

Câu 23: Chọn câu sai. Đơn vị của

A. công suất là oát (W)                                   B. công suất của vôn – ampe (V.A)   

C. công là Jun (J)                                            D. điện năng là cu – lông (C)

Câu 24: Cho nguồn điện có suất điện động 1,5 V có điện trở trong 1Ω . Mắc một điện trở 4Ω  vào hai cực của nguồn này để thành mạch điện kín. Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị là

A. 1,5 A.                                    B. 0,3 A.                    

C. 0,4 A.                                    D. 7,5 A.

Câu 25: Một nguồn điện có suất điện động \(\xi \)= 9 V. Khi mắc nguồn này với điện trở R= 16Ω   thành mạch kín thì dòng điện qua mạch có cường độ 0,5 A. Điện trở trong của nguồn điện có giá trị là

A. 2 .                                 B. 4Ω .                                 

C. 1,25Ω .                            D. 3Ω .

Câu 26: Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện 65µV/K đặt trong không khí ở 200C, còn mối kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Suất nhiệt điện của cặp này là:

A. 13,9mV                   B. 13,85mV                

C. 13,87mV                D. 13,78mV

Câu 27: Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng

    A. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.

B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.

C. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.

D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.

Câu 28: Hiện tượng tạo ra hạt tải điện trong dung dịch điện phân

   A. là kết quả của dòng điện chạy qua chất điện phân.         B. là nguyên nhân chuyển động của các phân tử.

   C. là dòng điện trong chất điện phân.                                  D. cho phép dòng điện chạy qua chất điện phân.

Câu 29: Một tụ điện có điện dung C = 6 (μF) được mắc vào nguồn điện 100 (V). Sau khi ngắt tụ điện khỏi nguồn, do có quá trình phóng điện qua lớp điện môi nên tụ điện mất dần điện tích. Nhiệt lượng toả ra trong lớp điện môi kể từ khi bắt đầu ngắt tụ điện khỏi nguồn điện đến khi tụ phóng hết điện là:

A. 0,3 (mJ).                 B. 30 (kJ).                  

C. 30 (mJ).                  D. 3.104 (J).

Câu 30: Chọn câu sai : Ứng dụng của hiện tượng điện phân :

A. Luyện kim                    B. Mạ điện                 

C .  Đúc điện .             D . Hàn điện  

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra chất lượng HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Lê Đại Hành có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?