SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH
| ĐỀ KIỂM TRA BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Môn: HÓA HỌC 12 NÂNG CAO Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Dãy gồm các chất, ion vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là :
A. HCl, Na2S, NO2, Fe3+ B. O3, Fe2+, FeCl2, CrO3
C. NO2, Fe2+, Cl2, FeCl3, SO D. FeO, H2S, Cu, HNO3
Câu 2: Cho các chất và dung dịch: SO2, H2S, Br2, HNO3, CuSO4. Có bao nhiêu phản ứng tạo ra được H2SO4 từ hai chất cho ở trên với nhau ?
A. 5. B. 3 C. 4 D. 6
Câu 3: Cần trộn dung dịch X chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,1M với dung dịch Y chứa NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,1M theo tỷ lệ thể tích như thế nào để thu được dung dịch có pH = 13.
A. VA/VB = 1/2. B. VA/VB = 1/3. C. VA/VB = 1/1. D. VA/VB = 2/1.
Câu 4: Khi vật bằng gang, thép bị ăn mòn điện hoá trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây đúng?
A. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình khử.
B. Tinh thể cacbon là anot, xảy ra quá trình oxi hoá.
C. Tinh thể cacbon là catot, xảy ra quá trình oxi hoá.
D. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình oxi hoá.
Câu 5: Cho các chất tham gia phản ứng :
1. S + F2 ….
2. SO2 + H2S (dư) →……
3. SO2 + O2 (dư)
4. S + H2SO4 (đặc, nóng) →……
5. H2S + Cl2(dư) +H2O →……
6. S + CrO3 →…….
Số phản ứng trong đó S bị oxi hóa lên mức oxi hóa +6 là :
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 6: Trong các nguyên tử và ion sau: Ne, Na, Mg, Al, Al3+, Mg2+, Na+, O2-, F-, hạt có bán kính lớn nhất và hạt có bán kính nhỏ nhất lần lượt là:
A. Na, Ne B. O2-, Na+ C. Al3+, O2- D. Na, Al3+
Câu 7: Nung nóng từng cặp chất trong bình kín: (1) Fe + S (r), (2) Fe2O3 + CO (k), (3) Au + O2 (k), (4) Cu + Zn(NO3)2 (r), (5) Cu + KNO3 (r) , (6) Al + NaCl (r). Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là :
A. (2), (5), (6) B. (1), (4), (5) C. (2), (3), (4) D. (1), (3), (6)
Câu 8: Cho suất điện động chuẩn E0 của các pin điện hóa : E = 1,10V; E = 0,78V; E = 0,56V (X, Y, Z, T đều là kim loại).Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là:
A. X, T, Z, Y B. T, Z, X, Y C. Z, T, X, Y D. Y, Z, T, X
Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau:
K2Cr2O7 + (KI + H2SO4) → X (+ Zn) → Y (+ NaOH) → Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là :
A. Cr2(SO4)3, CrSO4, Na[Cr(OH)4] B. Cr2(SO4)3, CrSO4,Cr(OH)3
C. Cr2(SO4)3, CrSO4,Cr(OH)2 D. CrI3, CrI2, Na[Cr(OH)4]
Câu 10: Hòa tan m gam hh X gồm CuCl2 và FeCl3 trong nước được dung dịch Y . Chia Y 2 phần bằng nhau. Phần 1 : cho khí H2S dư vào được 1,28 g kết tủa. Phần 2 : cho Na2S dư vào được 3,04 g kết tủa. Giá trị của m là :
A. 9,2 g B. 10,2 g C. 14,6 g D. 8,4 g
Câu 11: Hợp kim X gồm Au, Ag, Cu. Cho 47,8 gam hợp kim X tác dụng với nước cường toan dư, sau phản ứng thu được 5,376 lít khí NO ( là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc); 8,61 gam kết tủa Y và dung dịch Z. Thành phần phần trăm về khối lượng của Au trong hợp kim X là:
A. 61,82% B. 82,43% C. 86,55% D. 92,73%
Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng:
A. Hỗn hợp CuS và FeS có thể tan hết trong dung dịch HCl
B. Hỗn hợp Al2O3 và K2O có thể tan hết trong nước
C. Hỗn hợp Fe3O4 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl
D. Hỗn hợp Al và BaO có thể tan hết trong nước
Câu 13: Điện tích hạt nhân nguyên tử R là +38,448.10-19C. Phát biểu đúng là:
A. RO3 là oxit bazơ
B. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử R có 4 electron độc thân
C. R2O3 không tan trong dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường
D. R(OH)3 không tan được trong dung dịch KOH loãng
Câu 14: A là một hợp chất màu lục thực tế không tan trong dung dịch loãng axit và kiềm. Khi nấu chảy với K2CO3 có mặt không khí thì chuyển thành chất B có màu vàng (dễ tan trong nước). Cho chất B tác dụng với H2SO4 loãng tạo thành chất C có màu da cam. Chất C tác dụng với HCl đặc thấy tạo thành chất khí màu vàng lục. A, B, C lần lượt là
A. CrO, K2Cr2O7, K2CrO4. B. Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7
C. Cr2O3, K2Cr2O7, K2CrO4. D. CrO3, K2CrO4, K2Cr2O7.
Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn 54,8 gam hỗn hợp Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí thu được 24 gam hỗn hợp chất rắn A và hỗn hợp khí X. Sục X vào dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Khối lượng muối có trong dung dịch Y là
A. 30,8 gam. B. 34 gam. C. 17 gam. D. 49,4 gam.
Câu 16: Dung dịch X có chứa KCl, FeCl3, HCl. Điện phân dung dịch X một thời gian thu được dung dịch Y. Y không làm đổi màu quỳ tím chứng tỏ quá trình điện phân đã dừng lại khi:
A. vừa hết FeCl2 B. vừa hết FeCl3 C. vừa hết HCl D. điện phân hết KCl
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. Phân bón phức hợp là sản phẩm trộn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ khác nhau.
B. Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp natri clorua và natri hipoclorit.
C. Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử.
D. Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3
Câu 18: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 4. B. 6. C. 7. D. 5.
Câu 19: Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch X chứa đồng thời Ba(HCO3)2 0,5M và BaCl2 0,4M thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 17,73. B. 19,7. C. 9,85. D. 14,775.
Câu 20: Nung m gam K2Cr2O7 với S dư thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào nước, lọc bỏ phần không tan rồi thêm BaCl2 dư vào dung dịch thu được 18,64 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 23,52 gam B. 29,4 gam C. 17,64 gam D. 24,99 gam
Câu 21: Cho từ từ 100ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 1M với KHCO3 aM vào 200ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được 2,688 lít CO2 (ở đktc). Giá trị của a là
A. 1M. B. 0,5M. C. 0,2M. D. 0,4M.
Câu 22: Cho các phản ứng:
Na2SO3 + H2SO4 → Khí X
FeS + HCl → Khí Y
NaNO2 bão hòa + NH4Clbão hòa → Khí Z
KMnO4 → Khí T
Các khí tác dụng được với nước clo là:
A. X, Y, Z, T B. X, Y, Z C. X, Y D. Y, Z
Câu 23: Điện phân 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2 M với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 5 A, trong thời gian 19 phút 18 giây. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm m gam. Tính m, biết hiệu suất điện phân 80 % , bỏ qua sự bay hơi của nước.
A. 6,76g B. 3,056 g C. 3,44g D. 3,92g
Câu 24: Điện phân có màng ngăn với điện cực trơ 400 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 aM và NaCl 1M, với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch tạo thành bị giảm so với ban đầu là 10,4 gam. Giá trị của a là
A. 0,129 M. B. 0,125 M. C. 0,2M. D. 0,1M.
Câu 25: Số nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s là:
A. 2 B. 1 C. 10 D. 12
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 26 đến câu 50 của đề kiểm tra Hóa 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA 12 NĂM 2019 – 2020
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH
1C | 2C | 3C | 4D | 5D | 6D | 7B | 8D | 9C | 10A |
11B | 12A | 13C | 14B | 15D | 16A | 17A | 18B | 19A | 20A |
21B | 22C | 23C | 24B | 25A | 26C | 27B | 28C | 29A | 30D |
31B | 32D | 33D | 34D | 35A | 36D | 37B | 38B | 39A | 40D |
41B | 42A | 43B | 44A | 45C | 46A | 47D | 48C | 49C | 50D |
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác vui lòng truy cập vào trang Chúng tôi
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục khác tại đây:
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 12 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Gò Vấp
- Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020
- Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1,2 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Huỳnh mẫn Đạt
Chúc các em học tập thật tốt!