ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC
MÔN HÓA HỌC 12
Năm học: 2019 - 2020
Câu 1. Cho dãy các kim loại: Cs, Cr, Rb, K. Ở điều kiện thường, kim loại cứng nhất trong dãy là
A. Cr. B. K. C. Rb. D. Cs.
Câu 2. Sắt (Fe) ở ô số 26 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cấu hình electron của ion Fe3+ là
A. [Ar]3d6. B. [Ar]4s23d3. C. [Ar]3d5. D. [Ar]4s13d4.
Câu 3. Cho dãy các kim loại: Al, Fe, Cr, Zn, Cu. Khi đun nóng với lưu huỳnh, số kim loại bị oxi hoá đến số oxi hoá +2 là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 4. Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit bazơ ?
A. Cr2O3. B. CO. C. CuO. D. CrO3.
Câu 5. Chất chỉ có tính khử là
A. Fe. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. FeCl3.
Câu 6. Chất có tính oxi hoá nhưng không có tính khử là
A. FeO. B. Fe2O3. C. FeCl2. D. Fe.
Câu 7. Ở nhiệt độ thường, không khí oxi hoá được hiđroxit nào sau đây ?
A. Mg(OH)2. B. Fe(OH)3. C. Fe(OH)2. D. Cu(OH)2.
Câu 8. Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra hỗn hợp muối ?
A. Al2O3. B. Fe3O4. C. CaO. D. Na2O.
Câu 9. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO.
Câu 10. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện
A. kết tủa màu trắng hơi xanh.
B. kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ.
C. kết tủa màu xanh lam.
D. kết tủa màu nâu đỏ.
Câu 11. Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn
A. Fe. B. K. C. Na. D. Ca.
Câu 12. Chất rắn X màu lục thẫm, không tan trong nước. X có các tính chất sau:
- Là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm đặc. Không tan trong dung dịch kiềm loãng.
- X được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thuỷ tinh.
X là
A. Al2O3. B. Cr2O3. C. ZnO. D. CrO3.
Câu 13. Dung dịch Na2CrO4 có màu gì ?
A. Màu da cam. B. Màu đỏ thẫm. C. Màu lục thẫm. D. Màu vàng.
Câu 14. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. màu da cam sang màu vàng. B. không màu sang màu da cam.
C. không màu sang màu vàng. D. màu vàng sang màu da cam.
Câu 15. Có hai chất rắn là Fe2O3 và Fe3O4. Dung dịch có thể phân biệt được hai chất rắn đó là
A. HCl. B. H2SO4 (loãng). C. HNO3 (loãng). D. NaOH.
Câu 16. Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2 ?
A. Dung dịch CuSO4. B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch KCl. D. Dung dịch K2SO4.
Câu 17. Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây ?
A. FeCl3. B. KCl. C. HCl loãng. D. H2SO4 loãng.
Câu 18. Hợp kim của đồng như đồng thau…, có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Đồng thau được tạo thành từ hai kim loại chính gồm kim loại đồng và kim loại X. Kim loại X là
A. Sn. B. Ag. C. Ni. D. Zn.
Câu 19. Cho 1,56 gam Cr phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng (dư), đun nóng, thu được khí H2 và dung dịch chứa m gam muối sunfat. Giá trị của m là
A. 5,92. B. 4,44. C. 5,88. D. 3,92.
Câu 20. Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được dung dịch T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là
A. AgNO3 và FeCl2. B. AgNO3 và FeCl3.
C. Na2CO3 và BaCl2. D. AgNO3 và Fe(NO3)2.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 40 của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 42. Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) đun nóng khi không có không khí, thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với bột lưu huỳnh (dư) thu được 20,0 gam muối sunfua duy nhất. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 3,36. D. 6,72.
Câu 43. Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng CO dư, thu được chất rắn X và khí CO2. Hấp thụ hết khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 4,0. B. 7,5. C. 4,5. D. 6,0.
Câu 44. Hỗn hợp gồm FeCl2 và FeCl3 đem hòa tan vào nước, được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư ngoài không khí, thu được 0,5 mol Fe(OH)3.
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 1,3 mol AgCl.
Số mol Ag thu được ở phần 2 là
A. 0,15. B. 0,20. C. 0,25. D. 0,3.
Câu 45. Nung 7,84 gam Fe trong bình chứa khí clo, sau một thời gian, thu được 18,49 gam hỗn hợp rắn X. Cho X phản ứng hết với dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Giá trị của V là
A. 2240. B. 3136. C. 2688. D. 896.
Câu 46. Nhỏ từ từ dung dịch X chứa x mol K2CO3 và y mol KHCO3 vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đktc). Biết x + y = 0,2. Giá trị của x và y tương ứng là
A. 0,1 và 0,1. B. 0,05 và 0,15. C. 0,15 và 0,05. D. 0,08 và 0,12.
Câu 47. Cho a gam Fe tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 5,60 gam. B. 5,04 gam. C. 4,48 gam. D. 6,16 gam.
Câu 48. Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Chia X thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 5,32 lít khí H2 (ở đktc);
- Phần 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,225 mol NaOH, sinh ra V lít khí H2 (ở đktc).
Giá trị của m là
A. 41,40. B. 39,40. C. 44,15. D. 42,75.
Câu 49. Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ mol x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Khối lượng muối sắt sunfat tạo thành trong dung dịch là
A. 70,4y gam. B. 152y gam. C. 40y gam. D. 100y gam.
Câu 50. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau.
Phần một phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng).
Phần hai phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư), thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối clorua.
Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 9,4. B. 10,2. C. 11,9. D. 12,6.
....
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra Chương Crom - Săt - Đồng môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề kiểm tra Chương Crom - Săt - Đồng môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020
- Bài tập vận dụng có đáp án chuyên đề sắt và hợp chất của sắt
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.