ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI – KIM LOẠI NHÓM IA, IIA VÀ NHÔM
Câu 1. Dãy gồm các kim loại đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
A. Na, K, Ca, Ba. B. Li, Na, K, Rb. C. Li, Na, K , Mg. D. Na, K, Ca, Be.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây kim loại bị oxi hóa ?
A. Cho Ag vào dung dịch Cu(NO3)2. B. Đốt nóng kim loại Mg trong không khí.
C. Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng. D. Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội.
Câu 3. Tác nhân nào sau đây có thể oxi hóa Fe đến số oxi hóa +2 và +3 ?
A. HCl. B. Cl2. C. S. D. O2.
Câu 4. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 cho cùng một muối clorua ?
A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Ag.
Câu 5. Cho phương trình hoá học: aAl + bHNO3 ¾® cAl(NO3)3 + dN2O + eH2O.
Các hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng
A. 38. B. 32. C. 37. D. 36.
Câu 6. Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. khử. B. cho proton. C. bị khử. D. nhận proton.
Câu 7. Chất X được dùng trong sản xuất nhôm, có vai trò quan trọng là hạ nhiệt độ nóng chảy của chất điện li, tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy. Chất X là
A. boxit. B. đolomit. C. natri hiđroxit. D. criolit.
Câu 8. Cho dãy các kim loại: Na, K, Mg, Be. Số kim loại trong dãy phản ứng mạnh với H2O ở điều kiện thường là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 9. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch FeCl3 nhưng không tác dụng với dung dịch HCl ?
A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Ag.
Câu 10. Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb ?
A. Cu(NO3)2. B. Pb(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. Ni(NO3)2.
Câu 11. Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là
A. NaOH, CO2, H2. B. Na2O, CO2, H2O.
C. Na2CO3, CO2, H2O. D. NaOH, CO2, H2O.
Câu 12. Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là
A. MgCl2. B. NaCl. C. Na2CO3. D. KHSO4.
Câu 13. Dùng lượng vừa đủ chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng tạm thời ?
A. Ca(NO3)2. B. CaCl2. C. Ca(HCO3)2. D. Ca(OH)2.
Câu 14. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. thạch cao khan. B. thạch cao sống. C. đá vôi. D. thạch cao nung.
Câu 15. Khí nào sau đây trong khí quyển là nguyên nhân gây ra sự ăn mòn kim loại ?
A. Khí cacbonic. B. Khí oxi. C. Khí nitơ. D. Khí agon.
Câu 16. Chất X là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất clorua vôi (CaOCl2), vật liệu xây dựng. Công thức của X là
A. Ca(OH)2. B. Ba(OH)2. C. NaOH. D. KOH.
Câu 17. Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là
A. KOH. B. NH3. C. HCl. D. NaOH.
Câu 18. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 5,6 gam. B. 4,4 gam. C. 3,4 gam. D. 6,4 gam.
Câu 19. Dung dịch X chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (2a > b). Điện phân (có màng ngăn, điện cực trơ) dung dịch X đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân, thu được V lít khí (đktc) thoát ra ở anot. Giá trị của V tính theo a, b là
A. 5,6(a + b). B. 5,6(a - 2b). C. 11,2(a - 0,5b). D. 5,6(2a + b).
Câu 20. Cho một số chất và khoáng vật sau:
(a) criolit , (b) phèn chua, (c) boxit, (d) đolomit, (e) apatit, (g) đất sét.
Số chất và khoáng vật chứa hợp chất của nhôm là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 21. Khi cho Na vào dung dịch CuSO4 có hiện tượng:
A. Có khí bay ra. B. Có khí bay ra và có kết tủa Cu màu đỏ.
C. Có kết tủa Cu màu đỏ. D. Có khí bay ra và có kết tủa màu xanh.
Câu 22. Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 23. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch
A. HCl. B. AlCl3. C. AgNO3. D. CuSO4.
Câu 24. Cho bốn kim loại X, Y, Z, R. Biết:
(1) Chỉ có X và Z tác dụng được với dung dịch HCl giải phóng H2.
(2) Z đẩy được các kim loại X, Y, R ra khỏi dung dịch muối.
(3) R + Yn+ ® Rn+ + Y.
Dãy các kim loại sắp xếp theo thứ tự tính khử tăng dần:
A. X, Y, Z, R. B. Y, R, X, Z. C. X, Z, Y, R. D. R, Y, X, Z.
Câu 25. Vật làm bằng hợp kim Zn-Cu trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hoà tan O2) đã xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá. Tại anot xảy ra quá trình
A. oxi hoá Zn. B. khử Zn. C. oxi hoá Cu. D. khử O2.
Câu 26. Khi cắt miếng Na kim loại, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức bị mờ đi, để lâu trong không khí tạo thành chất bột màu trắng. Trong chất bột đó có sự hình thành các sản phẩm nào sau đây ?
A. NaOH, Na2CO3, NaHCO3. B. Na2O, Na2CO3, NaHCO3.
C. Na2O, NaOH, Na2CO3. D. Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3.
Câu 27. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng điều chế kim loại theo phương pháp nhiệt luyện?
A. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu. B. CuO + H2 → Cu + H2O.
C. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2. D. 2Al + Cr2O3 → 2Cr + Al2O3.
Câu 28. Khi để lâu trong không khí ẩm một vật làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc), nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình
A. Sn bị ăn mòn điện hoá học. B. Fe bị ăn mòn điện hoá học.
C. Fe bị ăn mòn hoá học. D. Fe và Sn đều bị ăn mòn điện hoá học.
Câu 29. Câu phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Nhôm là kim loại lưỡng tính.
B. Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
C. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm.
D. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ.
Câu 30. Hỗn hợp X chứa Fe và kim loại M có hoá trị không đổi trong mọi hợp chất. Cho m gam hỗn hợp X tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2. Mặt khác, m gam hỗn hợp X tác dụng hết với 12,32 lít khí Cl2 (các thể tích khí đo ở đktc). Số mol Fe trong hỗn hợp X là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,3.
Câu 31. Cho a mol sắt tác dụng với 1,25a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Các chất trong dung dịch Y là
A. FeCl2. B. FeCl2, FeCl3. C. FeCl2, Fe. D. FeCl3.
Câu 32. Điện phân 200ml dung dịch CuSO4 với các điện cực trơ dòng điện một chiều. Khi thể tích các khí thoát ra ở cả hai điện cực đều bằng 1,12 lít (ở đktc) thì ngừng điện phân (các khí sinh ra không tan trong dung dịch). Khối lượng kim loại sinh ra ở catot là
A. 12,8 gam. B. 9,8 gam. C. 6,4 gam. D. 3,2 gam.
Câu 33. Đá vôi là nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, được dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, ... Nung 100 kg đá vôi (chứa a% CaCO3 về khối lượng, còn lại là tạp chất trơ) đến khối lượng không đổi, thu được 62,6 kg chất rắn. Giá trị của a là
A. 85. B. 90. C. 80. D. 87.
Câu 34. Hòa tan 10,65 gam hỗn hợp gồm một oxit kim loại kiềm và một oxit kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, lấy muối khan đem điện phân nóng chảy hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí (ở đktc) ở anot và a gam hỗn hợp kim loại ở catot. Giá trị của a là
A. 9,05. B. 5,85. C. 9,45. D. 8,25.
Câu 35. Dung dịch X có chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và y mol HCO3-. Khi cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 43,7. B. 49,8. C. 37,4. D. 49,4.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 36 đến câu 50 của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Đại cương về kim loại - Kim loại nhóm IA, IIA và Nhôm, để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em có thể truy cập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Trắc nghiệm ôn tập lý thuyết kim loại môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020
- Đề kiểm tra Chương Đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020
Chúc các em học sinh học tập thật tốt, đạt kết quả cao!