Trắc nghiệm lý thuyết Hóa hữu cơ

TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT HÓA HỮU CƠ

 

Câu 1. Cho X có công thức phân tử C6H14. Khi cho X tác dụng với Cl2 (tỉ lệ mol 1 : 1) ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi đúng của X là:

     A. n-Hexan                      B. 2-Metylpentan            C. 2,3-Đimetylbutan      D. 2,2-Đimetylbutan

Câu 2. Cho các chất sau: etilen glicol, hexametyl1enđiamin, axit ađipic, glixerin, e-amino caproic, w-amino enantoic. Hãy cho biết có bao nhiêu chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng ?

     A. 4                                 B. 5                                 C. 6                                 D. 3

Câu 3. Số đồng phân thơm có công thức phân tử là C8H10O không tác dụng với NaOH nhưng tác dụng với Na là:

     A.  3                                B.  4                                C.  5                                D.  6

Câu 4. Cho các chất sau:  ancol benzylic; benzylclorua; phenol; phenyl clorua; p-crezol; axit axetic. Có bao nhiêu chất có thể tác dụng với NaOH đặc ở nhiệt độ cao, áp suất cao ?

     A. 3                                 B. 4                                 C. 5                                 D. 6

Câu 5. Cho sơ đồ sau:  X (C4H9O2N) → X1 →   X2  → X3  → polimetyl metacrylat. Vậy X là chất nào sau đây ?

     A.  CH3-CH(NH2)COOCH3                                   B.  H2N-CH2-COOC2H5

     C.  CH2=CH-COONH3-CH3                                  D.  CH2=C(CH3)-COONH4

Câu 6. Cho sơ đồ sau:  X (C4H9O2N)  X1  X2   X3  H2N-CH2COOCH3. Vậy X2 là:

     A.  H2N-CH2-COOC2H5                                         B. H2N-CH2-COONa           

     C.  ClH3N-CH2COOH                                           D.  H2N-CH2-COOH

Câu 7. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: M C3H6Br2 N anđehit 2 chức. Kết luận nào sau đây là đúng ?

     A. M là C3H6 và N là CH3CH(OH) CH2(OH)       

     B. M là C3H6 và N là CH2(OH)CH2CH2(OH)

     C. M là xiclopropan và N là CH2(OH)CH2CH2(OH)                                    

     D. M là C3H8, N là glierin (glixerol) C3H5(OH)3

Câu 8. Chất hữu cơ X có CTPT C4H6O2. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được 2 chất hữu cơ Y và Z. Cả Y và Z đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Vậy CTCT của X là:

     A.  HCOO-CH2-CH=CH2                                      B. H-COO-CH=CH-CH3     

     C.  H-COO-C(CH3)=CH2                                       D. CH3-COO-CH=CH2.

Câu 9. Chất hữu cơ Y có CTPT C9H8O2. Y không tác dụng với Na và không tham gia phản ứng tráng gương. Nhưng Y tác dụng với NaOH khi đun nóng theo tỉ lệ mol là 1 : 1. Vậy CTCT nào sau đây phù hợp với Y ?

     A. CH3COO-C6H5                                                  B. CH2=CH-COOC6H5 

     C. H-COO-CH2-C6H5                                             D. H-COO-C6H4-CH=CH2.

Câu 10. Chất Y có CTPT C7H8O2. X tác dụng với Na thu được số mol khí đúng bằng số mol X tham gia phản ứng. Mặt khác, X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1. Khi cho X tác dụng với nước Br2 thu được kết tủa Y có công thức phân tử là C7H5O2Br3. Vậy X là chất nào sau đây ?

     A. o-HO-CH2-C6H4-OH                                         B.  m-HO-CH2-C6H4-OH     

     C. p-HO-CH2-C6H4-OH                                         D.  p-CH3-O-C6H4-OH

Câu 11. Chất hữu cơ X mạch hở. X tác dụng với Ag2O/NH3. Hiđro hóa X trong điều kiện khác nhau có thể thu được chất hữu cơ Y và Z là đồng phân của nhau. Trong đó Y có khả năng trùng hợp để tạo thành cao su isopren. Hãy cho biết Z là chất nào sau đây ?

     A. 3-Metyl buta-1,2-đien                                        B. 2-Metylbuta-1,3-đien 

     C. 3-Metyl but-1-in                                                 D. 3-Metyl but-2-in

Câu 12. Chất hữu cơ đơn chức X có CTPT C6H10O2. Khi X tác dụng với NaOH đun nóng cho muối có CTPT C3H3O2Na và chất hữu cơ Z. Z tác dụng với CuO thu được sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. X là chất nào sau đây ?

     A.  CH2=CH-COOCH2-CH2-CH3                          B. CH2=CH-COOCH(CH3)-CH3     

     C.  CH3-CH2-COOCH=CH2                                  D. CH2=C(CH3)-COOC2H5.

Câu 13. Este X có CTPT C4H8O2. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y và ancol Z. Oxi hóa Z bằng CuO thu được chất hữu cơ T không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Tên gọi đúng của X là:

     A. metyl propionat          B. etyl axetat                   C.  n-propyl fomiat         D. isopropyl fomiat.

Câu 14. Cho các cặp dung dịch chứa các chất sau

     (1) CH3NH2 và C6H5NH3Cl;      (2) CH3COOH và CH3NH2;            (3)  CH3OH và C6H5ONa   

     (4)  CH3COOH và C6H5NH2 ;    (5) CH3ONa và CH3COOH;           (6)  CH3COOH và C2H5OH.

Hãy cho biết những cặp chất nào có thể xảy ra phản ứng khi trộn các chất trong các cặp chất đó với nhau ?

     A. (1) (2) (3) (4) (5) (6)   B. (1) (2) (4) (5) (6)         C. (1) (2) (4) (5)              D. (1) (2) (5).

Câu 15. Những chất nào sau đây tác dụng được với Na2CO3 ?

     A. axit picric; p-CH3-C6H4-CH2OH;  C6H5NH3Cl

     B.   CH3COOH; Glixin; C6H5NH3Cl.

     C. CH3CH2O-CH=O; CH3COOH; C6H5OH        

     D.  (C2H5)HSO4; CH3COOH; C6H5CH2OH.

Câu 16. Những chất nào sau đây tác dụng với ancol etylic (xt H2SO4 đặc, t0) để tạo thành este ?

     A. axit phenic, axit benzoic; axit axetic.                 B.  axit picric, axit benzoic; axit axetic.

     C. axit benzoic; axit axetic và axit ađipic               D. axit picric; axit axetic và axit ađipic.

Câu 17. Cho các chất sau:

     (1)  CH3-CO-O-C2H5               (2)  CH2=CH-CO-O-CH3 ;            (3)  C6H5-CO-O-CH=CH2;   

     (4)  CH2=C(CH3)-O-CO-CH3 (5)  C6H5O-CO-CH3                      (6)  CH3-CO-O-CH2-C6H5.

Hãy cho biết chất nào khi cho tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng không thu được ancol ?

     A.  (1) (2) (3) (4)             B. (3) (4) (5)                    C. (1) (3) (4) (6)              D. (3) (4) (5) (6).

Câu 18. Cho các chất sau:  

     1. (CH3)3N                                2. CH3OH;                                     3. CH3CH2ONa;

     4. C6H5ONa;                             5. C6H5NH3Cl                               6. CH3CH=O.

Hãy cho biết chất nào phản ứng được với axit axetic ở nhiệt độ phòng mà không cần xúc tác ?

     A. (1) (2) (3) (4)              B. (1) (3) (4)                    C. (5) (6) (1)                    D. (1) (3) (4) (5) (6)

Câu 19. Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng tráng gương ?

     A.  etanal , axit fomic, glixerin trifomat                  B. axetilen, anđehit axetic, axit fomic          

     C.  propanal, etyl fomat, ancol etylic.                     D. axit oxalic, etyl fomat, anđehit benzoic.

Câu 20. Có bao nhiêu amin bậc 1 chứa vòng benzen có CTPT là C7H9N ?

     A. 3                                 B. 4                                 C. 5                                 D. 6

Câu 21. Có bao nhiêu ancol bậc 1 chứa vòng benzen có CTPT là C8H10O ?

     A. 2                                 B. 3                                 C. 4                                 D. 5

Câu 22. Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường ?

     A. axit axetic, glixerol,  etilen glicol                       B. anđehit axetic, axit axetic, glixerol.

     C. anđehit axetic, axit axetic, glixerol tri axetat     D. anđehit axetic, axit axetic, glixerol trifomiat.

Câu 23. Cho các chất sau: etyamin, đietylamin, anilin và amoniac. Hãy cho biết sự sắp xếp nào sau đây ứng với sự tăng dần tính bazo ?

     A.  etylamin < đietylamin < anilin   <  amoniac.     B.  anilin<  amoniac < etylamin < đimetylamin.

     C.  anilin <  etylamin < đietylamin < amoniac.       D.  anilin <  đietyl amin <  etyl amin <  amoniac.

Câu 24: Một hợp chất hữu cơ có CTPT: C4H8O. Có bao nhiêu đồng phân phản ứng cộng với H2 ra ancol và bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ?

     A. 3 đồng phân + H2 ; 1 đồng phân + AgNO3.                                              

     B. 7 đồng phân + H2 ; 2 đồng phân + AgNO3

     C. 5 đồng phân + H2 ; 2 đồng phân + AgNO3                                               

     D. 4 đồng phân + H2 ; 1 đồng phân + AgNO3

Câu 25. Chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y có khối lượng phân tử lớn hơn khối lượng phân tử của X. CTCT đúng của X là:

     A. CH3COONH3-CH3    B. HCOONH2(CH3)2      C. HCOONH3-CH2CH3        D. CH3CH2COONH4

Câu 26. Chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y và amin Y1 bậc II. CTCT đúng của X là:

     A. CH3COONH3-CH3    B. HCOONH2(CH3)2      C. HCOONH3-CH2CH3 D. CH3CH2COONH4

Câu 27. Este X có CTPT C4H8O2. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y và ancol Z. Oxi hóa Z bằng CuO thu được chất hữu cơ Z1 có phản ứng tráng gương. Khi cho 1 mol Z1 phản ứng tráng bạc thì thu được tối đa 4 mol Ag. Tên gọi đúng của X là:

     A. metyl propionat          B.  etyl axetat                  C.  n-propyl fomiat         D. isopropyl fomiat.

Câu 28. Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit ađipic với ancol đơn chức X thu được este Y1 và Y2 trong đó Y1 có CTPT là C8H14O4. CTCT của X là:

     A.  CH3OH                     B.  C2H5OH                    C. CH3OH hoặc C2H5OH     D. C3H5OH

Câu 29. Thực hiện phản ứng ete hóa giữa etilenglicol với ancol đơn chức X thu được ete Y1 và Y2 trong đó Y1 có CTPT C4H10O2. CTCT của X là:

     A.  CH3OH                     B.  C2H5OH                    C. CH3OH hoặc C2H5OH     D. C3H5OH

Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X thu được CO2 và H2O. Phân tử khối của X bằng 30. Có bao nhiêu chất thỏa mãn điều kiện trên ?                                    

     A. 1                                 B.  2                                C.  3                                D. 4

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 31 đến câu 65 của đề trắc nghiệm Hóa hữu cơ vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 65. C3H6O2 tham gia phản ứng tráng gương. Số công thức cấu tạo mạch hở phù hợp của C3H6O2

     A. 1                                 B. 2                                 C. 3                                 D. 4

Câu 66. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: 

    C3H4O2 + NaOH → X + Y            

    X + H2SO4 loãng → Z + T.

Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:

     A. HCHO và CH3CHO                                          B. HCHO và HCOOH  

     C. CH3CHO và HCOOH                                       D. HCOONa và CH3CHO

Câu 67. Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O và có các tính chất : X, Z đều phản ứng với nước brom; X, Y, Z đều phản ứng với H2 nhưng chỉ có Z không bị thay đổi nhóm chức; chất Y chỉ tác dụng với brom khi có mặt CH3COOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là :

     A. C2H5CHO, CH2=CH-O-CH3, (CH3)2CO.           B. (CH3)2CO, C2H5CHO, CH2=CH-CH2OH

     C. C2H5CHO, (CH3)2CO, CH2=CH-CH2OH           D. CH2=CH-CH2OH, C2H5CHO, (CH3)2CO

Câu 68. Dãy gồm tất cả các polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

     A. Cao su isopren, tinh bột, tơ enang ([-NH-(CH2)6-CO-]n).                           

     B. Poli(phenol-fomanđehit), tơ capron, tơ visco.

     C. Tơ poli(etilen terephtalat hay lapsan) , poli(phenol-fomanđehit), tơ nilon-6,6 .

     D. Polivinyl axetat, tơ tằm, tơ poli(etilen terephtalat)  [-O-CH2-CH2-OOC-C6H4-CO-]n

Câu 69. Cho các chất sau : C2H6, C2H4, C2H2, CH3CH=O, C2H5OH, C6H5OH (phenol), C6H5CH2OH (ancol benzylic), C­6H5NH2 (anilin), C6H5CH3 (toluen), CH2=CH-COOH. Số chất phản ứng được với dung dịch nước brom là :

     A. 6.                                B. 5.                                C. 7.                                D. 4.

Câu 70. Trong các phản ứng dưới đây, sản phẩm chính của phản ứng nào có đồng phân hình học ?

     A. axetilen + HCl  ( HgCl2 , 1500C-2000C)                    B. axetilen + Br2 (ở -200C)

     C. buta-1,3-đien + Br2 (tỉ lệ mol 1:1, ở -800C)               D. propen + HCl 

Câu 71. Phát biểu nào sau đây sai ?

     A. C2H4 , C2H2 , CH2=CH-CH2-Cl đều phản ứng với H2O (khi có điều kiện thích hợp)

     B. Các aminoaxit đều là chất rắn ở điều kiện thường

     C. Xét một số nhóm thế trên vòng benzen : –CH3, –COOH, –COOR,  –OCH3, –NH2, , –NO2, –Cl, –OH  , và –SO3H. Trong số này, có 5 nhóm định hướng thế vào vị trí octo hoặc para

     D. Một mol  HC C-CH2-CH=O tác dụng tối đa 2 mol AgNO3 trong dung dịch NH3 dư .

Câu 72. Phát biểu nào sau đây sai ?

     A. Công thức cấu tạo biểu thị trạng thái tồn tại thực (trạng thái kết tinh) của glyxin  H3N+CH2COO-.

     B. Axit aminoaxetic tác dụng được với:  HCl ,  HNO2 , KOH , CH3OH/khí HCl.

     C. Các polime : amilozơ ; nilon-6,6 ; xenlulozơ , novolac ; rezol ; glicogen đều có cấu tạo mạch polime không nhánh .

     D. Tên của C6H5NHCH3  là : N-Metylanilin  hoặc N-metylbenzenamin hoặc metylphenylamin

Câu 73. Cho hợp chất thơm Cl-C6H4-CH2-Cl + dung dịch KOH (loãng , dư , t0) ta thu được :

     A. Cl-C6H4-CH2 -OH.    B. HO-C6H4-CH2-Cl.               C. HO-C6H4-CH2- OH.    D. KO-C6H4-CH2 -OH.

Câu 74. Cho các chất : Glucozơ, saccarozơ, fructozơ, axit axetic, glixerol, protein, phenol. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

     A. Có 3 chất cho phản ứng tráng gương .         

     B. Tất cả đều hòa tan được Cu(OH)2 ngay điều kiện thường .

     C. Có 3 chất cho phản ứng thủy phân trong môi trường axit

     D. Có 2 chất tạo kết tủa màu vàng với dung dịch HNO3

Câu 75. Nhận xét nào sau đây sai?

     A. Polipeptit kém bền trong môi trường axit và bazơ.

     B. Các dung dịch glixin, alanin, lysin đều không làm đổi màu quỳ.

     C. Cho Cu(OH)2 trong môi trường kiềm vào dung dịch protein sẽ xuất hiện màu tím xanh

     D. Liên kết peptit là liên kết tạo ra giữa 2 đơn vị α - aminoaxit

...

Trên đây là phần trích dẫn Trắc nghiệm lý thuyết Hóa hữu cơ, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?