Đề cương ôn tập Đại cương về kim loại môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020

CHUYÊN ĐỀ 5. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

 

PHẦN 1. LÍ THUYẾT

Câu 1. Để loại bỏ kim loại đồng ra khỏi hỗn hợp gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch?

A. AgNO3                        B. HNO3                        C. Cu(NO3)2               D. Fe(NO3)2

Câu 2. Cho a mol Mg tác dụng với dd H2SO4 loãng dư, thu được x mol H2. Cho a mol Al tác dụng với dd H2SO4 loãng dư, thu được y mol H2. Quan hệ giữa x và y là

A. x = y                           B. x £ y                        C. x < y                       D. x > y

Câu 3.Cho một thanh Al tiếp xúc với một thanh Zn trong dung dịch HCl, sẽ quan sát thất hiện tượng gì?

A. Thanh Al tam bọt khí H2 thoát ra từ thanh Zn.

B. Thanh Zn tan, bọt khí thoát ra từ thanh Al.

C. Cả 2 thanh cùng tan và bọt khí H2 thoát ra từ cả 2 thanh.

D. Thanh Al tan trước, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Al.

Câu 4.Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Cho kim loại Fe vào dd ZnCl2                              C. Cho kim loại Cu vào dd Fe2(SO4)3.

B. Cho kim loại Mg vào dd Al2(SO4)3                       D. Cho kim loại Cu vào dd HNO3 đặc, nguội.

Câu 5.Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cho Fe vào dd NaOH thu được khí H2.  

B. Cho Na vào dd CuSO4 thu được kim loại Cu.

C. Thành phần chính của quặng manhetit là Fe3O4   

D. Các kim loại Zn, Al, Na đều chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

Câu 6.Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc với nhau: Fe và PB; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dd axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là

A. 4                            B. 1                             C. 2                             D. 3

Câu 7.Phương trình hóa học nào biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNO3 theo phương pháp thủy luyện?

A. 2AgNO3 + Zn  → 2Ag  + Zn(NO3)2                        C. 4 AgNO3 + 2 H2O →  4Ag + 4HNO3 + O2

B. 2AgNO3 →   2Ag + 2 NO2  + O2                           D. Ag2O  + CO  →  2Ag  +  CO2

Câu 8.Tiến hành các thí nghiệm sau:

a, Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.

b, Dẫn khí CO qua Fe2O3 nung nóng.

c, Điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn.

d, Đốt bột Fe trong khí oxi.

e, Cho kim loại Ag vào dd HNO3 loãng.

f, Nung nóng Cu(NO3)2.

g, Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

h, Nung quặng xiđerit với bột sắt trong bình kính.

Số thí nghiệm có xảy ra sự oxi hóa kim loại là:

A. 2                        B. 3                           C. 5                          D. 4

Câu 9.XY là 2 nguyên tố thuộc chu kì 3, ở trạng thái cơ bản nguyên tử của chúng đều có 1 electron độc thân và tổng số electron trên phân lớp p của lớp ngoài cùng của chúng bằng 6. X là kim loại và Y là phi kim. Z là nguyên tố thuộc chu kì 4, ở trạng thái cơ bản nguyên tử Z có 6 electron độc thân. Kết luận không đúng về X, Y, Z là:

A. Hợp chất của Y với hidro trong nước có tính axit mạnh.

B. Hidroxit của XZ là những hợp chất lưỡng tính.

C. Oxit cao nhất của X, Y, Z đều tác dụng được với dd NaOH

D. X Z đều tạo được hợp chất với Y.

Câu 10.Cho dãy các kim loại: Na; Cu; Fe; Ag; Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là?

A. 5                            B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 11.Tiến hành 4 thí nghiệm:

1. Thí nghiệm 1: Cho Na vào bột Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư.

2. Thí nghiệm 2: Cho bột Fe vào dd HNO3 loãng (tỉ lệ mol Fe: HNO3 = 3: 8) tạo sản phẩm khử NO duy nhất.

3. Thí nghiệm 3: Cho hỗn hợp chứa Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1: 1) vào dung dịch HCl dư.

4. Thí nghiệm 4: Cho bột Zn vào dd FeCl3 (tỉ lệ mol Zn: FeCl3 = 1: 2).

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được chất rắn là

A. 0                            B. 2                             C. 3                             D. 1

Câu 12. X là kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng, Y là kim loại phản ứng được với dd Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hóa: Fe3+/Fe2+ trước Ag+/Ag)?

A. Fe, Cu                        B. Cu, Fe                      C. Ag, Mg                   D. Mg, Ag

Câu 13. Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hóa học đơn giản để loại bỏ tạp chất là phương pháp nào?

A. Điện phân dd với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.

B. Chuyển mới 2 muối thành hidroxit, oxit kim loại rồi hòa tan bằng H2SO4 loãng.

C. Thả Mg vào dd cho đến khi hết màu xanh.

D. Thả Fe dư vào dung dịch, chờ phản ứng xong rồi lọc bỏ chất rắn.

Câu 14. Để thu được Cu với khối lượng không đổi từ hỗn hợp Cu, Al, Fe, người ta làm thí nghiệm sau:

A. Cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư.

B. Cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 dư.

C. Cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội.

D. Cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3.

Câu 15.Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch CuSO4 (dư). Phản ứng kết thúc, dung dịch thu được chứa:

A. FeSO4                      B. MgSO4                   C. FeSO4, MgSO4                     D. FeSO4, MgSO4, CuSO4

Câu 16. Phương pháp nào sau đây dùng trong công nghiệp để điều chế các kim loại cần độ tinh khiết cao?

A. Phương pháp điện phân dung dịch                       C. Phương pháp nhiệt luyện.

B. Phương pháp thủy luyện                                        D. Phương pháp nhiệt phân muối nitrat.

Câu 17.Thực hiện các phản ứng sau:

(1) Đpnc NaOH                                              (4) Đpnc NaCl                                    (7) Dd NaOH tác dụng với dd CuCl2.

(2) Đpdd NaCl có màn ngăn.                         (5) Dd NaOH tác dụng với dd HCl.

(3) Đpdd NaCl không có màn ngăn.              (6) Đun nóng dd NaHCO3

Các phản ứng trong đó ion Na+ bị khử là:

A. 1, 3, 6                    B. 1, 2, 6, 7                 C. 3, 4                         D. 1, 4

PHẦN 2. BÀI TẬP

Câu 1.Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai kim loại trong dung dịch HNO3 dư, kết thúc các phản ứng thu được hỗn hợp khí Y gồm 0,1mol NO; 0,15 mol NO2 và 0,05 mol N2O. Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. Số mol HNO3 tạo muối là:

A. 1,2 mol                  B. 0,35 mol                 C. 0,85 mol                 D. 0,75 mol

Câu 2.Cho 3,024gam một kim loại M tan hết trong dd HNO3 loãng, thu được 940,8ml khí NxOy (spk duy nhất, đktc) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là

A. NO và Mg             B. N2O và Al              C. N2O và Fe              D. NO2 và Al

Câu 3.Đốt cháy hết 9,984gam kim loại M (có hóa trị II không đổi) trong hỗn hợp khí C2 và O2. Sau phản ứng thu được 20,73gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 3,4272 lít (đktc). Kim loại M là

A. Ca                          B. Mg                          C. Zn                           D. Cu

Câu 4.Đốt cháy hoàn toàn 7,2gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã  phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là:

A. Be                          B. Cu                           C. Ca                           D. Mg

Câu 5.Cho 6,72gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là spk duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được:        

A. 0,03mol Fe2(SO4)3 và 0,06mol FeSO4                        C. 0,02mol Fe2(SO4)3 và 0,08mol FeSO4.

B. 0,05mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.                  D. 0,12 mol FeSO4.

Câu 6.Hòa tan hết 7,74gam hỗn hợp Mg, Al bằng 500ml dd hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dd X và 8,736 lít H2 (đktC). Cô cạn dd X thu được lượng muối khan là

A. 38,93gam              B. 103,85gam              C. 25,95gam               D. 77,86gam

Câu 7.Cho 3,2gam bột Cu tác dụng với 100ml dd hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (spk duy nhất, đktc). Giá trị của V là

A. 0,746                    B. 0,448                      C. 1,792                      D. 0,672

Câu 8.Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là:

A. 8,88gam                B. 13,92gam                C. 6,52gam                 D. 13,32gam

Câu 9.Hòa tan hoàn toàn 13,00gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dd Z và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dd X là

A. 18,90gam               B. 37,80gam                C. 39,80gam               D. 28,35gam

Câu 10.Hoàn tan hoàn toàn 12,42gam Al bằng dd HNO3 loãng(dư), thu được dd X và 1,344 lít (ở đktc) hh khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với H2 là 18. Cô cạn dd X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 97,98                    B. 106,38                    C. 38,34                      D. 34,08

...

Trên đây là toàn bộ nội dung đề cương ôn tập chương kim loại môn Hóa 12 năm học 2019 - 2020, để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em có thể truy cập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học sinh học tập thật tốt, đạt kết quả cao!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?