ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 3, 4 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020
ÔN TẬP CHƯƠNG 3: AMIN - AMINO AXIT- PEPTIT- PROTEIN
PHẦN I: BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH
Câu 1. Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là
A. 5. B. 7. C. 6. D. 8.
Câu 2. Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 3. Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?
A. H2N-[CH2]6–NH2 B. CH3–CH(CH3)–NH2
C. CH3–NH–CH3 D. C6H5NH2
Câu 4. Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?
A. Metyletylamin.
B. Etylmetylamin.
C. Isopropanamin.
D. Isopropylamin.
Câu 5. Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ?
A. C6H5NH2. B. (C6H5)2NH C. p-CH3-C6H4-NH2. D. C6H5-CH2-NH2
Câu 6. Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ: (1) anilin; (2) etylamin; (3) đietylamin; (4) natri hiđroxit; (5) amoniac.
A. (1) < (5) < (2) < (3) < (4) B. (1) < (2) < (5) < (3) < (4)
C. (2) < (1) < (3) < (4) < (5) D. (2) < (5) < (4) < (3) < (1)
Câu 7. Cho các chất sắp theo chiều tăng phân tử khối CH3NH2, C2H5NH2, CH3CH2CH2NH2. Nhận xết nào sau đây đúng ?
A. t0 sôi, độ tan trong nước tăng dần B. t0 sôi giảm dần, độ tan trong nước tăng dần
C. t0 sôi, độ tan trong nước giảm dần D. t0 sôi tăng dần, độ tan trong nước giảm dần
Câu 8. Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?
A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2 B. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2
C. CH3NHCH3 và CH3CH(OH)CH3 D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Các amin đều có tính bazơ.
B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3
C. Phenylamin có tính bazơ yếu hơn NH3.
D. Tất cả các amin đơn chức đều chứa số lẻ nguyên tử H trong phân tử.
Câu 10. Hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do
A. Sự đông kết B. Sự đông tụ C. Sự đông rắn D. Sự đông đặc
Câu 11. Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách nào ?
A. Ngửi mùi
B. Đưa đủa thủy tinh đã nhúng vào dd HCl đặc lên miệng lọ đựng dd CH3NH2 đặc
C. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3
D. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4
Câu 12. Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là
A. C6H5NH3Cl. B. C6H5CH2OH. C. p-CH3C6H4OH. D. C6H5OH.
Câu 13. Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. anilin, metyl amin, amoniac. B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Câu 14. Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào
A. ancol etylic. B. benzen. C. anilin. D. axit axetic.
Câu 15. Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch
A. NaOH. B. HCl. C. Na2CO3. D. NaCl.
Câu 16. Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
A. dung dịch phenolphtalein.
B. nước brom.
C. dung dịch NaOH.
D. giấy quì tím.
Câu 17. Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A. dung dịch NaCl. B. dung dịch HCl. C. nước Br2. D. dung dịch NaOH.
Câu 18. Ba chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, CH3NH2 đựng trong ba lọ riêng biệt. Thuốc thử dùng để phân biệt ba chất trên là
A. quỳ tím. B. kim loại Na. C. dung dịch Br2. D. dung dịch NaOH.
Câu 19. Khi nhỏ axit clohiđric đặc vào anilin, ta được muối
A. Anilin clorua. B. Phenylamoni clorua C. Amin clorua D. Phenylamin clorua
Câu 20. Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là
A Do amin tan nhiều trong H2O
B. Do phân tử amin bị phân cực mạnh
C Do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp electron chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N
D Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton
Câu 21. Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của anilin?
A. Sản xuất polime
B. Sản xuất phẩm nhuộm
C. Làm nước hoa
D. Sản xuất thuốc chữa bệnh
Câu 22. Cho dung dịch của các chất : CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N, C6H5NH2. Có bao nhiêu dung dịch làm xanh giấy quỳ tím?
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 23. Dãy nào sắp xếp các chất theo chiều tính bazơ giảm dần?
A. C2H5NH2, CH3NH2, NH3, H2O B. NH3, H2O, CH3NH2, C6H5NH2
C. C6H5NH2, NH3, C2H5NH2, H2O D. H2O, NH3, CH3NH2, C6H5NH2
Câu 24. Có thể phân biệt dung dịch amoniac và dung dịch anilin bằng:
A. Giấy quỳ tím B. Dung dịch HCl C. Dung dịch NaOH D. A hoặc B hoặc C
Câu 25. Sở dĩ anilin có tính bazơ yếu hơn NH3 là do yếu tố nào?
A. Gốc phenyl có ảnh hưởng làm giảm mật độ electron của nguyên tử N
B. Nhóm NH2 có tác dụng đẩy electron về phía vòng benzen làm giảm mật độ electron của N
C. Phân tử khối của anilin lớn hơn so với NH3
D. Nhóm - NH2 có một cặp electron chưa liên kết
Câu 26. Chất nào sau đâycó tính bazơ mạnh nhất ?
A. C6H5NH2 B. NH3 C. CH3NH2 D. CH3NHCH3
Câu 27. Tên gọi chính xác của C6H5NH2 là phương án nào sau đây?
A. Anilin B. Benzil amoni C. Benzyl amoni D. Hexyl amoni
Câu 28. Có bao nhiêu đồng phân amin ứng với công thức phân tử C3H9N?
A. 3 đồng phân B. 5 đồng phân C. 4 đồng phân D. 1đồng phân
Câu 29. Công thức chung của dãy đồng đẳng của amin thơm (chứa một vòng benzen), đơn chức, bậc 1?
A. CnH2n-3NHCnH2n-4 B. CnH2n-7NH2 C. CnH2n+1NH2 D. C6H5NHCnH2n+1
Câu 30: Tên gọi các amin nào sau đây là không đúng?
A. CH3-NH-CH3 đimetylamin
B. CH3-CH2-CH2NH2 propylamin
C. CH3CH(CH3)-NH2 isopropylamin
D. C6H5NH2 alanin
Câu 31. Các hiện tượng nào sau đây được mô tả không chính xác?
A. Nhỏ vài giọt dung dịch Brôm vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có kết tủa màu trắng
B. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hidro clorua làm xuất hiện khói trắng
C. Thêm vài giọt dung dịch phenolptalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện màu xanh
D. Nhúng quỳ tím vào dung dịch etylamin thấy quỳ tím chuyển thành màu xanh
Câu 32. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện đồng phân
B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin
C. Tùy thuộc vào gốc H-C, có thể phân biệt amin thành amin mạch hở và amin thơm
D. Amin được cấu tạo bằng cách thay thế H của amoniac bằng 1 hay nhiều gốc H-C
Câu 33. Amin nào dưới đây là amin bậc 2?
A. CH3-N(CH3)-CH2-CH3 B. CH3-NH-CH3 C. CH3-CH2NH2 D. CH3-CHNH2-CH3
Câu 34. Hãy chỉ ra điều sai trong các điều sau?
A. Amin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính
B. Các amin đều có tính bazơ
C. Amin tác dụng với axit cho ra muối
D. Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3
Câu 35. Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của amin là không đúng?
A. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.
B. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen.
C. Metyl-, etyl-, đimetyl-, trimetylamin là những chất khí, dễ tan trong nước.
D. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng.
Câu 36. Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ mạnh nhất?
A. Amoniac B. Metylamin C. Anilin D. Đimetylamin
Câu 37. Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Phenol là axit còn anilin là bazơ
B. Phenol và anilin đều khó tham gia phản ứng cộng và đều tạo hợp chất vòng no khi cộng với hiđro
C. Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ còn dung dịch anilin làm quỳ tím hóa xanh
D. Phenol và anilin đều dễ tham gia phản ứng thế và đều tạo kết tủa trắng với dd brom
Câu 38. Sắp xếp các chất sau đây theo tính bazơ giảm dần?
(1) C6H5NH2
(2) C2H5NH2
(3) (C6H5)2NH
(4) (C2H5)2NH
(5) NaOH
(6) NH3
A. 6 > 4 > 3 > 5 > 1 > 2 B. 5 > 4 > 2 > 1 > 3 > 6 C. 1 > 3 > 5 > 4 > 2 > 6 D. 5 > 4 > 2 > 6 > 1 > 3
Câu 39. Có bao nhiêu amin bậc III có cùng công thức phân tử C4H11N?
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 40. Chất nào sau đây rất độc và có mùi khó chịu?
A. Anilin B. Benzen C. Naphtalen. D. Phenol
Câu 41. Phát biểu nào sai?
A. Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của nhân lên nhóm NH2.
B. Nhờ tính bazơ, anilin tác dụng với dd Brom.
C. Anilin ít tan trong nước vì gốc C6H5- kị nước.
D. Anilin không làm đổi màu giấy quỳ tím.
Câu 42. Dùng nước brom không phân biệt được 2 chất trong các cặp nào sau đây?
A. Anilin và phenol
B. Anilin và xiclohexylamin
C. dd anilin và dd NH3
D. Anilin và benzen.
Câu 43. Để lâu trong không khí, anilin bị chuyển dần sang màu:
A. Đen B. Hồng C. Cam. D. Vàng
Câu 44. Cho amin CH3-NH-CH2CH3, tên gốc chức của amin này là
A. N-metyl etanamin B. Propan- 2-amino C. Etyl metylamin D. Metyl etylamin
Câu 45. Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. B. chỉ chứa nhóm amino.
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
Câu 46. Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ?
A. Axit 2-aminopropanoic. B. Axit a-aminopropionic.
C. Anilin. D. Alanin.
Câu 47. Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :
A. Glyxin (CH2NH2-COOH)
B. Lysin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH)
C. Axit glutamic HOOCCH2CHNH2COOH
D. Natriphenolat (C6H5ONa)
Câu 48. Phân biệt 3 dung dịch H2N- CH2-COOH, CH3COOH, C2H5NH2 có thể dùng
A. NaOH B. HCl C. quỳ tím D. CH3OH/ HCl
Câu 49. Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A. CH3COOH. B. H2NCH2COOH. C. CH3CHO. D. CH3NH2.
Câu 50. Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 51. Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch KOH và dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
C. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 . D. dung dịch KOH và CuO.
Câu 52. Hợp chất nào sau đây không phải là aminoaxit ?
A. H2N- CH2-COOH B. CH3-CH(NH2)-COOH C. CH3-CH2-CO-NH2 D. HOOC- CH(NH2)-CH2-COOH
Câu 53. Sản phẩm cuối cùng khi thủy phân các protein đơn giản nhờ xúc tác thích hợp là
A. axit cacboxylic B. amin C. aminoaxit D. α- aminoaxit
Câu 55. Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 56. Đặc điểm khác nhau giữa protein với cacbohiđrat và lipit là
A. protein có phân tử khối lớn B. protein luôn có chứa nguyên tử nitơ
C. protein luôn có chứa nhóm OH D. protein luôn là chất hữu cơ no
Câu 57. Amin có công thức C6H5NH2. Phát biểu nào sau đây không đúng về chất trên ?
A. Tên là anilin B. Tên là phenyl amin
C. Tên là benzyl amin D. Thuộc amin thơm
Câu 58. Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Câu 59: Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng?
A. Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của amino axit.
B. Hợp chất H2NCOOH là amino axit đơn giản nhất.
C. Amino axit ngoài dạng phân tử (H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H3N+RCOO-).
D. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và cacboxyl.
Câu 60: Trong các chất sau, chất nào làm quì tím chuyển sang màu đỏ:
A. H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. B. H2N-CH2-COOH.
C. CH3-CH2-NH2. D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
II. BÀI TẬP
Câu 68. Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hoá của PVC là
A. 12.000 B. 15.000 C. 24.000 D. 25.000
Câu 69. Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là
A. 12.000 B. 13.000 C. 15.000 D. 17.000
Câu 70. Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 u và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 u. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152. B. 121 và 114. C. 121 và 152. D. 113 và 114.
Câu 71. Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là
A. PE. B. PP. C. PVC D. teflon.
Câu 72. Khối lượng phân tử của nilon-6 là 15000đvc. Số mắc xích trong công thức phân tử của tơ có giá trị khoảng
A. 123. B. 66. C. 133. D. 99.
Câu 73. Sau khi trùng hợp 1 mol etilen thì thu được sản phẩm có phản ứng vừa đủ với 16 gam brom. Hiệu suất phản ứng và khối lượng polime thu được là
A. 80% ; 22,4 gam. B. 90% ; 25,2 gam. C. 20% ; 25,2 gam. D. 10%; 28 gam.
Câu 74. Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)
A. 2,55 B. 2,8 C. 2,52 D. 3,6
Câu 75. Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên, hiệu suất của cả quá trình là 50%)
A. 224,0. B. 448,0. C. 286,7. D. 358,4.
Câu 76. PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ: CH4 → C2H2 → CH2=CHCl → PVC
Nếu hiệu suất tòan bộ quá trình điều chế là 20% thì thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy điều chế ra 1 tấn PVC là (xem khí thiên nhiên chiếm 100% metan)
A. 12846 Cm3 B. 3584 Cm3 C. 8635 Cm3 D. 6426 Cm3
Câu 77. Từ 100 lít dung dịch rượu etylic 400 ( d = 0,8 g/ml) có thể điều chế được bao nhiêu kg cao su buna ( Biết H = 75% ) ?
A. 14,087 kg B. 18,783 kg C. 28,174 kg D. kết quả khác
Câu 78. Muốn tổng hợp 120 kg polimetyl metacrylat thì khối lượng của axit và rượu tương ứng cần dùng lần lượt là bao nhiêu ? Biết hiệu suất este hóa và thủy phân lần lượt là 60% và 80%)
A. 170 kg và 80 kg B. 171 kg và 82 kg C. 65 kg và 40 kg D. đều sai
Câu 79. Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 80. Khi clo hoá PVC thu được một loại tơ clorin chứa 66,7% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là
A. 1,5 B. 2 C. 3 D. 3,5
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập Chương 3, 4 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Văn Bá. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !