ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA LẦN 1 HỌC KỲ II NĂM 2020 – DÙNG TRONG KÌ NGHỈ DỊCH COVID 19
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là:
A. Oxi hóa ion kim loại thành kim loại tự do
B. Dùng dung điện 1 chiều khử ion kim loại
C. Khử ion kim loại thành kim loại tự do
D. Dùng chất khử để khử ion kim loại
Câu 2. Dùng đơn chất có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối thì đó là phương pháp điều chế:
A. thủy luyện B. thủy phân C. nhiệt luyện D. điện phân
Câu 3. Phương pháp dùng để điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm là:
A. thủy luyện B. nhiệt luyện C. điện phân dd D. điện phân nóng chảy
Câu 4. Từ dung dịch NaCl để điều chế Na người ta làm:
A. Điện phân dd NaCl có màn ngăn
B. Dùng K khử Na+ thành Na
C. Cô cạn lấy muối khan rồi đp nóng chảy
D. Chuyển NaCl thành oxít rồi dùng chất khử để khử Na+
Câu 5. Dãy kim loại nào sau đây có thể điều chế từ oxít tương ứng bằng phương pháp nhiệt luyện:
A. Fe, Al, Cu B. Zn, Mg, Fe C. Fe, Mn, Ni D. Ni, Cu, Ca
Câu 6. Từ dd CuCl2, có tối đa bao nhiêu cách để điều chế trực tiếp Cu?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7. Phản ứng nhiệt nhôm xảy ra được khi Al tác dụng với dãy chất nào sau đây ở t0 cao?
A. Fe3O4, CuO, Cr2O3
B. FexOy, CaO, Cr2O3
C. FeO, MgO, ZnO
D. PbO, CuO, NaOH
Câu 8. Từ Fe2O3 để điều chế Fe bằng phương pháp nhiệt luyện người ta có thể cho Fe2O3 tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ cao
A. H2, CO, Al, CO2 B. H2O, CO, Al, C C. H2, CO, Al, Mg D. H2, CO2, Al, C
Câu 9. Khi điện phân dung dịch CuSO4, ở anot xảy ra quá trình:
A. Oxi hoá 2SO42- → SO2 B. Oxi hoá Cu2+ → Cu
C. Oxi hoá H2O → H+ + O2 D. Oxi hoá H2O → H2 và O2
Câu 10. Người ta dùng phương pháp nào sau đây để sản xuất nhôm:
A. Al2O3 + CO(t0) B. Al2O3 + C (t0) C. Al2O3 + H2 (t0) D. Điện phân nóng chảy Al2O3
Câu 11. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO nung nóng. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
A. Cu, Al, Mg B. Cu, Al, MgO C. Cu, Al2O3, Mg D. Cu, Al2O3, MgO
Câu 13: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch
A. AgNO3. B. HNO3. C. Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2.
Câu 14: Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là:
A. Cu. B. Al. C. CO. D. H2.
Câu 15: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Ca và Fe. B. Mg và Zn. C. Na và Cu. D. Fe và Cu.
Câu 16: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là:
A. nhiệt phân CaCl2. B. điện phân CaCl2 nóng chảy.
C. dùng Na khử Ca2+ trong dd CaCl2. D. điện phân ddCaCl2.
Câu 17: Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là
A. Na2O. B. CaO. C. CuO. D. K2O.
Câu 18: Phương trình hoá học nào thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện?
A. Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4 B. H2 + CuO → Cu + H2O
C. CuCl2 → Cu + Cl2 D. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2
Câu 19: Trong phương pháp thuỷ luyện, để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào làm chất khử?
A. K. B. Ca. C. Zn. D. Ag.
Câu 20: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Cu, Al, Mg. B. Cu, Al, MgO. C. Cu, Al2O3, Mg. D. Cu, Al2O3, MgO.
Câu 21: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, FeO, ZnO, MgO.
B. Cu, Fe, Zn, Mg.
C. Cu, Fe, Zn, MgO.
D. Cu, Fe, ZnO, MgO.
Câu 22: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn.
Câu 23: Khi điện phân dung dịch CuCl2( điện cực trơ) thì nồng độ dung dịch biến đổi
A. tăng dần.
B. không thay đổi.
C. Chưa khẳng định được vì chưa rõ nồng độ phần trăm hay nồng độ mol.
D. giảm dần.
Câu 24: M là kim loại. Phương trình sau đây: Mn+ + ne = M biểu diễn
A. Nguyên tắc điều chế kim loại. B. Tính chất hoá học chung của kim loại.
C. Sự khử của kim loại. D. Sự oxi hoá ion kim loại.
Câu 25: Trong quá trình điện phân, những ion âm di chuyển về
A. Cực dương, ở đây xảy ra sự oxi hoá. B. Cực âm, ở đây xảy ra sự khử.
C. Cực dương, ở đây xảy ra sự khử. D. Cực âm, ở đây xảy ra sự oxi hoá.
Câu 26: Điện phân dung dịch NaCl ,tại cực dương xảy ra quá trình
A.Khử ion Na+ B. Oxi hóa Na+ C. Khử H2O D. Oxi hóa Cl-
Câu 27: Khi điện phân dung dịch X ở catot xảy ra quá trình sau: 2H2O +2e →H2 + 2OH- .Vậy dung dịch X phù hợp với chất nào sau đây?
A. KBr B. AgNO3 C. H2SO4 D. ZnSO4
Câu 28: Khi điện phân dung dịch nào sau đây ở anot xảy ra qúa trình: 2H2O→4H+ + O2+4e
A. NaOH B. NaCl C. Na2SO4 D. CuCl2
B. BÀI TOÁN
DẠNG 1: NHIỆT LUYỆN
Câu 1: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 1,120. B. 0,896. C. 0,448. D. 0,224.
Câu 2: Khử 32g Fe2O3 bằng CO dư, dẫn sản phẩm khí sinh ra vào bình nước vôi trong dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là?
A. 60g B. 55g. C. 65g D. 45g
Câu 3: Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng thu được 4,64 gam hỗn hợp rắn. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 6,44 gam. B. 6,24 gam. C. 8,0 gam. D. 8,4 gam.
Câu 4: Để khử hoàn toàn 60 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 11,2 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là:
A. 56 gam. B. 52 gam. C. 44 gam. D. 48 gam.
Câu 5: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là:
A. 5,6 gam. B. 6,72 gam. C. 16,0 gam. D. 8,0 gam.
Câu 6: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 18,2 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 16,6 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hh ban đầu là:
A. 1,6 gam. B. 16,6 gam. C. 4,0 gam. D. 8,0 gam.
Câu 7: Cho dòng khí CO dư đi qua hỗn hợp (X) chứa 31,9 gam gồm Al2O3, ZnO, FeO và CaO thì thu được 28,7 gam hỗn hợp chất rắn (Y). Cho toàn bộ hỗn hợp chất rắn (Y) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đkc). Giá trị V là:
A. 5,60 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 2,24 lít.
Câu 8: Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít CO ở (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
A. 39g B. 38g C. 24g D. 42g
Câu 9: Thổi một luồng khí CO qua ống sứ đựng m (gam) hổn hợp gồm: CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng, luồng khí thoát ra sục vào nước vôi trong dư, thấy có 15 gam kết tủa trắng. Sau phản ứng, chất rắn trong ống sứ có khối lượng 215 gam thì khối lượng m gam hổn hợp oxit ban đầu là:
A. 217,4 B. 249 C. 219,8 D. 230
Câu 10: Thổi từ từ V lít hổn hợp khí CO và H2 đi qua một ống sứ đựng 16,8 gam hổn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3. Sau phản ứng, ta được hổn hợp khí và hơi nặng hơn hổn hợp CO và H2 ban đầu là 0,32 gam.Thể tích V (đktc) có giá trị:
A. 448 ml B. 112 ml C. 560 ml D. 2,24 lít
Câu 11: Nung nóng 38,3 gam hỗn hợp PbO và CuO với một lượng CO vừa đủ, lượng khí sinh ra dẫn vào dd nước vôi trong dư thu được 30g kết tủa. Khối lượng của PbO trong hh là:
A. 24g. B. 26g C. 22,3g D. 15,3g
Câu 12: Dùng khí CO vừa đủ để khử 1,2 gam hh Fe2O3 và CuO thu được 0,88 gam hh hai kim loại. Thể tích khí CO2 thu được ở đktc là bao nhiêu?
A. 112 ml B. 560 ml C. 448 ml D. 672 ml
DẠNG 2: KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUÔI
Câu 1: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 đã dùng là:
A. 0,25M. B. 0,4M. C. 0,3M. D. 0,5M.
Câu 2: Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá kẽm tăng thêm
A. 0,65 gam. B. 1,51 gam. C. 0,755 gam. D. 1,3 gam.
Câu 3: Nhúng một đinh sắt có khối lượng 8 gam vào 500ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Nồng độ mol/l của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 0,27M B. 1,36M C. 1,8M D. 2,3M
Câu 4: Ngâm lá kẽm trong dung dịch chứa 0,1 mol CuSO4. Phản ứng xong khối lượng lá kẽm:
A. tăng 0,1 gam. B. tăng 0,01 gam. C. giảm 0,1 gam. D. không thay đổi.
Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 28 gam bột Fe vào dd AgNO3 dư thì khối lượng chất rắn thu được là:
A. 108 gam. B. 162 gam. C. 216 gam. D. 154 gam.
Câu 6: Nhúng 1 thanh nhôm nặng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38 gam. Hỏi khối lượng Cu thoát ra là bao nhiêu?
A. 0,64gam. B. 1,28gam. C. 1,92gam. D. 2,56gam.
DẠNG 3: BÀI TẬP ĐIỆN PHÂN
Câu 1. Khi cho dòng điện một chiều I= 4A qua dung dịch CuCl2 trong 5 phút. Khối lượng đồng thoát ra ở catot là:
A. 40 gam. B. 0,4 gam. C. 0,2 gam. D. 4 gam.
Câu 2. Điện phân dùng điện cực trơ dung dịch muối sunfat kim loại hoá trị 2 với cường độ dòng điện 6A. Sau 16 phút 5 giây thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. Muối sunfat đã điện phân là:
A. CuSO4. B. NiSO4. C. MgSO4. D. ZnSO4.
Câu 3. Điện phân muối nitrat của một kim loại M , đến khi thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc) ở anot thì ở catot có 43,2 gam kim loại . Tìm công thức của muối
A. Cu(NO3)2 B. Mg(NO3)2 C. Fe(NO3)2 D. AgNO3
Câu 4. Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M nếu ở anot có 1,568 lít khí (đktc) thì ở catot có 2,8 gam kim loại. Công thức của muối clorua là:
A. NaCl B. KCl C. MgCl2 D. CaCl2
Câu 5. Điện phân dung dịch muối bạc nitat trong 20 phút thu được 2,16g bạc ở catot. Cường độ dòng điện là:
A. 1,61A. B. 3,22A gam. C. 16,1 A. D. 1,16 A.
Câu 6. Điện phân nóng chảy KCl với cường độ dòng điện I=2,58A trong thời gian 1 phút 30 giây thì thu được 0,195g kim loại ở cực âm. Hiệu suất của quá trình điện phân là:
A. 80%. B. 75%. C. 70%. D. 85%.
Câu 7. Điện phân hoàn toàn 1 lít dung dịch AgNO3 với 2 điên cực trơ thu được một dung dịch có pH= 2. Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể thì lượng Ag bám ở catot là:
A. 0,54 gam. B. 0,108 gam. C. 1,08 gam. D. 0,216 gam.
Câu 8: Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ) trong thời gian 15 phút, thu được 0,432 gam Ag ở catot. Sau đó để làm kết tủa hết ion Ag+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 25 ml dung dịch NaCl 0,4M. Cường độ dòng điện và khối lượng AgNO3 ban đầu là
A. 0,429 A và 2,38 gam. B. 0,492 A và 3,28 gam.
C. 0,429 A và 3,82 gam. D. 0,249 A và 2,38gam
Câu 9: Điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 0,4M (điện cực trơ) trong thời gian 4 giờ, cường độ dòng điện là 0,402A. Nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch sau điện phân là
A. AgNO3 0,15M và HNO3 0,3M. B. AgNO3 0,1M và HNO3 0,3M.
C. AgNO3 0,1M D. HNO3 0,3M
Câu 10: Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện 10A trong 1 thời gian thu được 0,224 lít khí (đkc) ở anot. Biết điện cực đã dùng là điện cực trơ và hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng là
A. 1,28 gam. B. 0,32 gam. C. 0,64 gam. D. 3,2 gam.
....
Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong tài liệu Đề cương kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 - Dùng trong kì nghỉ dịch Covid 19. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính.
Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!
Ngoài ra các em có thể tham khảo: