Bộ 500 câu trắc nghiệm ôn thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 12

500 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020

 

Câu 1: Oxit nào sau đây là oxit axit

     A. CrO                                B. Al2O3                            C. CrO3                                D. Fe2O3

Câu 2: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ

     A. Ca                                  B. Na                                 C. Al                                    D. Fe

Câu 3: Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong glucozơ là

     A. 44,44%                          B. 53,33%                         C. 51,46%                            D. 49,38%

Câu 4: Tơ nào sau đây thuộc tơ nhân tạo

     A. tơ olon                           B. tơ tằm                           C. tơ visco                           D. tơ nilon-6,6

Câu 5: Nhiệt phân hiđroxit Fe (II) trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được

     A. Fe3O4                             B. FeO                              C. Fe2O3                               D. Fe

Câu 6: Phản ứng nào sau đây là sai

     A. Cr(OH)3 + NaOH  → NaCrO2 + 2H2O

     B. 3Zn + 2CrCl3 →  3ZnCl2 + 2Cr                  

     C. 2Cr + 3Cl2 →  2CrCl3                                             

     D. 2Na2CrO4 + H2SO4 →  Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O

Câu 7: Dung dịch anilin (C6H5NH2) không phản ứng được với chất nào sau đây

     A. NaOH                            B. Br2                                C. HCl                                 D. HCOOH

Câu 8: Trường hợp nào sau đây tạo sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic

     A. HCOOCH=CH-CH3 + NaOH                     B. HCOOC(CH3)=CH2 + NaOH

     C. CH2=C(CH3)COOH + NaOH                     D. HCOOCH2CH=CH2 + NaOH

Câu 9: Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách nào dưới đây

     A. Điện phân nóng chảy AlCl3.                                    B. Điện phân dung dịch AlCl3.

     C. Cho kim loại Na vào dung dịch AlCl3.                      D. Điện phân nóng chảy Al2O3.

Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng

     A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO3- và SO42-

     B. Để làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng.

     C. Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

     D. Nước cứng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay.

Câu 11: Một phân tử xenlulozơ có phân tử khối là 15.106, biết rằng chiều dài mỗi mắc xích C6H10O5 khoảng 5.10-7 (mm). Chiều dài của mạch xenlulozơ này gần đúng

     A. 3,0.10-2 (mm)                 B. 4,5.10-2 (mm)                C. 4,5.10-1 (mm)                  D. 3,0.10-1 (mm)

Câu 12: Đốt cháy 0,01 mol este X đơn chức bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 448 ml khí CO2 (đktc). Mặt khác đun nóng 6,0 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được lượng muối là :

     A. 10,0 gam                        B. 6,8 gam                         C. 9,8 gam                           D. 8,4 gam

Câu 13: Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất.

     A. Fe(NO3)3.                                                                 B. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.

     C. Fe(NO3)2, AgNO3.                                                    D. Fe(NO3)3 và AgNO3.

Câu 14: Điều khẳng định nào sau đây là sai

     A. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.

     B. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò là chất khử?

     C. Kim loại Al tan được trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

     D. Kim loại Al có tính dẫn điện tốt hơn kim loại Cu.

Câu 15: Hòa tan hết 3,24 gam bột Al trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,02 mol khí X duy nhất và dung dịch Y chứa 27,56 gam muối. Khí X

     A. NO2                               B.  N2O                             C. N2                                    D. NO

Câu 16: Xà phòng hóa hoàn toàn triglyxerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X

     A. 860                                 B. 862                               C. 884                                  D. 886

Câu 17: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: anilin, glucozơ và alanin, ta dùng dung dịch nào sau đây

     A. NaOH                            B. AgNO3/NH3                 C. HCl                                 D. Br2

Câu 18: Số đồng phân cấu tạo ứng với amin có công thức phân tử C4H11N là.

     A. 7                                     B. 6                                   C. 8                                      D. 5

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng

     A. Xenlulozơ tan tốt trong đimetyl ete.

     B. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

     C. Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to).

     D. Amilozơ và amilopectin là đồng phân của nhau.

Câu 20: Thí nghiệm nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra

     A. Cho dung dịch Fe(NO3)3  vào dung dịch AgNO3.

     B. Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng.

     C. Nhỏ dung dịch Br2 vào dung dịch chứa NaCrO2 và NaOH.

     D. Cho bột Fe vào dung dịch HNO3  đặc, nguội.

Câu 21: Nhận định nào sau đây là sai

     A. Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn, dễ tan trong nước.

     B. Ở trạng thái tinh thể, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử).

     C. Axit glutamic là thuốc hổ trợ thần kinh.

     D. Trùng ngưng axit 6-aminohexanoic thu được nilon-6 có chứa liên kết peptit.

Câu 22: Hiđro hóa hoàn toàn a mol chất hữu cơ X mạch hở cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được este Y có công thức phân tử C4H8O2. Số đồng phân thỏa mãn của X

     A. 5                                     B. 3                                   C. 4                                      D. 6

Câu 23: Thực hiện các phản ứng sau:

     (1) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

     (2) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.

     (3) Thổi luồng khí H2 đến dư qua ống nghiệm chứa CuO.

     (4) Nung nóng hỗn hợp gồm Al và CuO trong khí trơ.

     (5) Cho bột Fe vào dung dịch CuCl2.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được Cu đơn chất là

     A. 5                                     B. 2                                   C. 4                                      D. 3

Câu 24: Cho hỗn hợp gồm Fe2O3 và Cu vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X và còn lại một phần rắn không tan. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Fe, NaNO3, Cl2 và KMnO4

     A. 3                                     B. 2                                   C. 1                                      D. 4

     A. 0,08                                B. 0,12                              C. 0,10                                 D. 0,06

Câu 25: Cho dãy các chất: triolein; saccarozơ; nilon-6,6; tơ lapsan; xenlulozơ và glyxylglyxin. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là

     A. 6                                     B. 4                                   C. 5                                      D. 3

Câu 26: Thực hiện các thí nghiệm sau

     (1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH (dư).

     (2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.

     (3) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa Na2Cr2O7 và H2SO4.

     (4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.

     (5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.

Số thí nghiệm thu được đơn chất là.

     A. 2                                     B. 4                                   C. 5                                      D. 3

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở (X) thấy thể tích O2 cần đốt gấp 1,25 thể tích CO2 tạo ra. Số lượng công thức cấu tạo của X là:

     A. 4                                     B. 3.                                 C. 5.                                  D. 6.

Câu 28: Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là:

     A. 2,24 lít.                          B. 1,12 lít.                        C. 0,56 lít.                         D. 4,48 lít.

Câu 29: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân ?

     A. Gly-Ala.                         B. Saccarozơ.                  C. Tristearin.                     D. Fructozơ.

Câu 30: Cho m gam fructozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0, hiệu suất 80%) thu được 36,4 gam sobitol. Giá trị của m là:

     A. 45,0.                               B. 36,0.                            C. 45,5.                             D. 40,5.

Câu 31: Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch X vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng ?

     A. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.

     B. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4.

     C. Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được 2a/3 mol kết tủa.

     D. Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 32: Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây ?

     A. Ca(OH)2.                       B. NaCl.                          C. HCl.                             D. KOH..

Câu 33: Thành phần chính của quặng Mandehit là:

     A. FeCO3.                          B. Fe2O3.                         C. FeS2.                             D. Fe3O4.

Câu 34: Chất nào sau đây phản ứng với Cu(OH)2 / NaOH tạo dung dịch màu tím ?

     A. Anbumin.                      B. Glucozơ.                     C. Glyxyl alanin.               D. Axit axetic.

Câu 35: Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. XY lần lượt là :

     A. AgNO3 và Fe(NO3)2.     B. AgNO3 và FeCl2.        C. AgNO3 và FeCl3.         D. Na2CO3 và BaCl2.

Câu 36: Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Monome tạo thành X là :

     A. CH2=C(CH3)COOCH3.                                                                                  

     B. CH2=CH-CN.                                                                                                                                                        

     C. CH2=CH-Cl.                       

     D. H2N-(CH2)6-COOH.

Câu 35: Amin nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường ?

     A. anilin.                             B. iso propyl amin.          C. butyl amin.                   D. trimetyl amin.

Câu 36: Phát biểu không đúng là :

    A. Các kim loại Na, K, Ba có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.

     B. Phương pháp cơ bản điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân nóng chảy muối clorua của chúng.

     C. Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm giảm dần từ Li & Cs.                  

     D. Tất cả các nguyên tố kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước giải phóng khí H2.

Câu 37: Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là:

     A. Al  và AgCl                   B. Fe và AgCl                 C. Cu và AgBr                  D. Fe và AgF

Câu 38: Cho các phản ứng sau:

     (1) Cu + H2SO4 đặc, nguội                                         (5) Cu + HNO3 đặc, nguội

     (2) Cu(OH)2 + glucozơ                                               (6) axit axetic + NaOH

     (3) Gly-Gly-Gly + Cu(OH)2/NaOH                              (7) AgNO3 + FeCl3

     (4) Cu(NO3)2 + FeCl2 + HCl                                       (8) Al + Cr2(SO4)3

Số phản ứng xảy ra ở điều kiện thường ?

     A. 5.                                   B. 7.                                 C. 8.                                  D. 6.

Câu 39: Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau đây ?

     A. AgNO3.                         B. Cu.                              C. NaOH.                         D. Cl2.

Câu 40: Phản ứng nào sau đây là sai ?

    A. Cu + 4HNO3 đặc nguội → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

     B. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3.

     C. 3Zn + 2CrCl3 → 2Cr + 3ZnCl2.                                                                      

     D. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.

Câu 41: Cho các kim loại : Al, Cu, Au, Ag. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong các kim loại này là :

    A. Ag.                                 B. Cu.                              C. Al.                                D. Au.

Câu 42: Chất nào sau đây ở trạng thái rắn ở điều kiện thường ?

    A. Glyxin.                           B. Triolein.                       C. Etyl aminoaxetat.         D. Anilin.

Câu 43: Dung dịch CuSO4 loãng được dùng làm thuốc diệt nấm cho hoa. Để điều chế 800 gam dung dịch CuSO4 5%, người ta hòa tan CuSO4.5H2O vào nước. Khối lượng CuSO4.5H2O cần dùng là ?

    A. 32,0 gam                        B. 40,0 gam                     C. 62,5 gam                      D. 25,6 gam

Câu 44 : Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là :

    A. 20,8                                B. 18,6                             C. 22,6                              D. 20,6

Câu 45: Người hút thuốc là nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là :

    A. Mophin.                          B. Heroin.                        C. Cafein.                         D. Nicotin.

Câu 46: Nhận xét nào sau đây không đúng ?

    A. Trong phản ứng este hóa từ ancol và axit, phân tử nước có nguồn gốc từ nhóm –OH của axit cacboxylic.        

     B. Không thể điều chế được phenyl axetat từ phenol và axit axetic.                  

     C. Phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic và ancol là phản ứng thuận nghịch.   

     D. Thủy phân este đơn chức trong môi trường bazơ luôn cho sản phẩm là muối và ancol.

Câu 47: Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2(đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là :

    A. 25,4 gam                        B. 31,8 gam                     C. 24,7 gam                      D. 21,7 gam

Câu 48: Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH, và NaHCO3. Tên gọi của X là :

    A. axit axetic                       B. axit fomic                    C. metyl fomat                  D. metyl axatat

Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc) thu được 1,8 gam H­2O. Giá trị m là

    A. 6,20                                B. 5,25                             C. 3,60                              D. 3,15

Câu 50: Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hòa nhài. Công thức cấu tạo của benzyl axetat là

    A. CH3COOC6H5               B. CH3COOCH2C6H5     C. C6H5CH2COOCH3      D. C6H5COOCH3

Câu 51: Điện phân một lượng dư dung dịch MgCl2 (điện cực trơ, có màng ngăn xốp bao điện cực) với cường độ dòng điện 2,68A trong 2 giờ. Sau khi dừng điện phân khối lượng dung dịch giảm m gam, giả thiết nước không bay hơi, các chất tách ra đều khan. Giá trị của m là :

     A. 8,7                                 B. 18,9                             C. 7,3                                D. 13,1

Câu 52: Cho lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80%, thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là :

     A. 11,20                             B. 5,60                             C. 8,96                              D. 4,48

Câu 53: Cho 26 gam hỗn hợp chất rắn A gồm Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu được dung dịch A trong đó có 23,4 gam NaCl. Giá trị của V là:

     A.0,09                                B. 1,20                             C. 0,72                              D. 1,0

Câu 54: Dẫn 8,96 lít CO2 (ở đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M. Phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Gía trị của m là

     A. 40                                B. 30                                 C. 25                                     D.  20

Câu 55: Có 4 dd đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH, để nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dung dịch

     A. BaCl2.                         B. NaOH.                          C. Ba(OH)2.                     D. AgNO3

Câu 56: Hợp chất nào sau đây tác dụng được với vàng kim loại?

     A. Không có chất nào.                              B. Axit HNO3 đặc nóng.

     C. Dung dịch H2SO4 đặc nóng.                D. Hỗn hợp axit HNO3 và HCl có tỉ lệ số mol 1:3.

Câu 57: Điện phân 200 ml dung dịch muối CuSO4 trong thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Dung dịch sau điện phân cho tác dụng với dd H2S dư thu được 9,6g kết tủa đen. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là

     A. 2M                           B. 1,125M                     C. 0,5M                         D. 1M

Câu 58: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm

     A. Cu, Al2O3, Mg.        B. Cu, Al, MgO.           C. Cu, Al, Mg.              D. Cu, Al2O3, MgO

Câu 59: Điện phân hoàn toàn 200ml dung dịch AgNO3 với 2 điện cực trơ thu được một dung dịch có pH=2. Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể thì lượng Ag bám ở catot là

     A. 0,540 gam.               B. 0,108 gam.               C. 0,216 gam.               D. 1,080 gam.

Câu 60: Có các dung dịch Al(NO3)3, NaNO3, Mg(NO3)2, H2SO4. Thuốc thử để phân biệt các dd đó là

     A. dd BaCl2.                 B. dd NaOH.                C. dd CH3COOAg.      D. qùi tím.

Câu 61: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là

     A. quặng đôlômit          B. quặng boxit.             C. quặng manhetit.       D. quặng pirit.

Câu 62: Các nguyên tử thuộc nhóm IIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

     A. ns1                          B. ns2                           C. np3                            D. np5

Câu 63 Cho 8,40 gam sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3 M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

     A. 16,20                        B. 42,12                        C. 32,40                        D. 48,60

Câu 64 : Cho dãy chuyển hoá sau: X, Y, Z lần lượt là:

     A. Cl2, Fe, HNO3.         B. Cl2, Cu, HNO3.        C. Cl2, Fe, AgNO3.       D. HCl, Cl2, AgNO3.

Câu 65: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây để phân biệt hai khí SO2 và CO2?

     A. dd Ba(OH)2.            B. H2O.                         C. dd Br2.                     D. dd NaOH.

Câu 66: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là

     A. 1,12                          B. 3,36                          C. 2,24                          D. 4,48

Câu 67: Có 5 lọ đựng riêng biệt các khí sau: N2, NH3, Cl2, CO2, O2. Để xác định lọ đựng khí NH3 và Cl2 chỉ cần dùng thuốc thử duy nhất là

     A. dung dịch BaCl2.     B. quì tím ẩm.               C. dd Ca(OH)2.            D. dung dịch HCl.

Câu 68: Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl2 và CrCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Vậy Y là

     A. Fe2O3.                      B. CrO3.                        C. FeO.                         D. Fe2O3 và Cr2O3.

Câu 69: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

     A. 2,24                          B. 3,36                          C. 4,48                          D. 6,72

Câu 70: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là

     A. Fe và Au.                 B. Al và Ag.                 C. Cr và Hg.                 D. Al và Fe.

...

Trên đây là nội dung Bộ 500 câu trắc nghiệm ôn thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 12Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?