TRƯỜNG THPT LỤC NAM | TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
BÀI TẬP HÓA HỌC BẰNG ĐỒ THỊ
Các bài tập sử dụng đồ thị
Bản chất: Biểu diễn sự biến thiên-mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các đại lượng.
Ví dụ:
+ Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố và hợp chất.
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng. Sự chuyển dịch cân bằng.
+ Khí CO2 tác dụng với dung dịch kiềm, muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm…
+ Dung dịch axit tác dụng với dung dịch aluminat, dung dịch cacbonat…
- Cách giải:
- Nắm vững lý thuyết, các phương pháp giải, các công thức giải toán, các công thức tính nhanh..
- Biết cách phân tích, đọc, hiểu đồ thị: Đồng biến, nghịch biến, không đổi …
- Quan hệ giữa các đại lượng: Đồng biến, nghịch biến, không đổi …
- Tỉ lệ giữa các đại lượng trên đồ thị: Tỉ lệ số mol kết tủa (hoặc khí) và số mol chất thêm vào (OH-, H+…). Áp dụng hình học: tam giác vuông cân, tam giác đồng dạng…
- Hiểu được thứ tự phản ứng xảy ra thể hiện trên đồ thị.
1-Qui luật biến thiên độ âm điện
Ví dụ 1: Đồ thị dưới đây biểu diễn sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tố L, M và R (đều thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân (Z).
Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố đã cho có đặc điểm là
A. cùng thuộc một nhóm A. B. thuộc cùng một nhóm A, 3 chu kì liên tiếp.
C. cùng thuộc một chu kì. D. đều là các nguyên tố phi kim.
Hướng dẫn lí thuyết cần nắm.
Lí thuyết: Qui luật biến thiên tính chất của các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn
Tính chất | Theo chu kì | Theo nhóm A |
- Số thứ tự | tăng dần | tăng dần |
- Bán kính nguyên tử | giảm dần | tăng dần |
- Năng lượng ion hoá thứ nhất (I1)(*) | tăng dần | giảm dần |
- Độ âm điện của các nguyên tử (nói chung) | tăng dần | giảm dần |
-Tính kim loại,tính phi kim của các nguyên tố | tính kim loại: giảm dần tính phi kim: tăng dần | tính kim loại: tăng dần tính phi kim: giảm dần |
- Số electron lớp ngoài cùng | tăng từ 1 đến 8 |
|
-Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi | tăng từ 1 đến 7 |
|
-Hoá trị của phi kim trong h.chất khí với hiđro | giảm từ 4 đến 1 |
|
- Tính axit - bazơ của các oxit và hiđroxit | tính bazơ giảm tính axit tăng | tính bazơ tăng tính axit giảm |
(*) Năng lượng ion hoá thứ nhất (I1): Năng lượng tối thiểu cần thiết để tách một electron ở trạng thái cơ bản ra khỏi nguyên tử một nguyên tố.
Z tăng, χ (đọc là Si) độ âm điện tăng. ChọnC. cùng thuộc một chu kì.
2-Tốc độ phản ứng. Cân bằng hóa học
Ví dụ 1: Sự biến thiên tốc độ phản ứng thuận (Vt) và nghịch (Vn) theo thời gian (t) của phản ứng:
H2 (k) + I2(k) ⇔ 2HI (k)
được biểu diễn theo đồ thị nào dưới đây là đúng ? (Ban đầu có H2 và I2).
A.
B.
C.
D.
Ví dụ 2: Cho phản ứng sau: CuO (r) + CO (k) → Cu (r) + CO2 (k)
Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng (V) vào áp suất (P) ?
A.
B.
C.
D.
Giải: Chọn C.
- Ảnh hưởng của áp suất: Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng. (SGK-10-tr151-153). (Chú ý không nhầm với chuyển dịch cân bằng hóa học).
Ví dụ 3: Cho cân bằng : xA (k) + yB (k) ⇔ mD (k) + nE (k)
Trong đó A, B, D, E là các chất khác nhau. Sự phụ thuộc của nồng độ của chất D với nhiệt độ (to) và áp suất (P) được biểu diễn trên hai đồ thị (I) và (II) sau:
(I).
(II).
Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. (x + y) < (m + n).
B. Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt (DH > 0).
C. Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 tăng khi tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất, tăng nhiệt độ.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu luyện thi THPT QG năm 2020 môn Hóa học Trường THPT Lục Nam. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !