Câu hỏi tự luận ôn tập Địa lí các vùng kinh tế Tây Nguyên, Nam Bộ Địa lí 12 mức độ nhận biết

CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ

Câu 1. Dựa vào kiến thức đã học, giải thích tại sao khai thác rừng ở Tây Nguyên cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng ?

Câu 2. "Thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng".

Dựa vào kiến thức đã học, hãy chứng minh nhận định trên.

Câu 3. Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển ở vùng Đông Nam Bộ ? Nêu hướng phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ.

Câu 4. "Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động, tập trung nhiều TTCN có quy mô lớn, có ngành công nghiệp  phát triển mạnh, đứng đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp". Dựa vào A1tlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ ?

Câu 5. Dựa vào kiến thức đã học, giải thích vì sao thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ ?

Câu 6.  Dựa vào kiến thức đã học, giải thích vì sao Đông Nam Bộ phát triển công nghiệp theo chiều sâu ? Trình bày hướng khai thác công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.

Câu 7. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta với cơ cấu cây trồng đa đạng: cao su, cà phê, điều... So với các vùng khác, Đông Nam Bộ có những ưu thế nào để phát triển?

Câu 8. Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lý VN, hãy phân tích các thế mạnh của Đồng bằng Sông Cửu Long đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

ĐÁP ÁN

Câu 1.

- Đây là vùng đứng đầu cả nước về diện tích rừng

- Độ che phủ 60% diện tích lãnh thổ.

- Có nhều loài gỗ quí,chim thú có giá trị.

- Tuy nhiên, sản lượng khai thác có giảm và nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ thực vật và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ mực nước ngầm, đất đai dễ bị xói mòn, rất nguy hiểm cho cây trồng và cho sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

Do vậy, cần có biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng hợp lí đi đôi với tu bổ, trồng rừng mới.Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng, chế  biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn…

Câu 2.

- Tiềm năng về thủy điện của Tây Nguyên đứng thứ 2 cả nước (sau TD-MNBB)

- Các nhà máy đã và đang xây dựng: thủy điện Đa Nhim,Đrây-Hơlinh, Yaly,Xê Xan 3,Xê Xan 4,Buôn Kuôp,Xrê Pôk 3,Xrê Pôk4, Đại Ninh…...

- Việc xây dựng các công trình thủy điện tạo thuận lợi phát triển ngành khai thác và chế biến bột nhôm từ bôxit. Ngoài ra, các hồ thủy điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho Tây Nguyên vào mùa khô có thể khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Câu 3.

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển ở ĐNB vì: 

+ Biển ĐNB có nhiều thế mạnh (thủy sản, du lịch, giao thông hàng hải, khai thác khoáng sản ) giữa các thế mạnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ trong khai thác tổng hợp thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường

+ Khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí dễ tổn hại đến môi trường.

- Hướng phát triển tổng hợp kinh tế biển:

+Đẩy mạnh hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản

+Hiện đại hoá các cảng: Sài Gòn, Vũng Tàu …

+Phát triển du  lịch biển gắn với du lịch đảo: Vũng Tàu, Côn Đảo, Long Haỉ…

+ Mở rộng qui mô khai thác dầu khí, phát triển công nghiệp lọc, hoá dầu…đã làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng.

Câu 4.

Vì ở Đông Nam bộ hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp:

+ Vị trí giao thông thuận lợi

+ Lao động có kĩ thuật

+ Cơ sở hạ tầng phát triển

+ Gần vùng nguyên liệu, giàu tài nguyên

+ Có TPHCM là đầu mối giao thông trung tâm kinh tế… nên có sức hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Câu 5.

- Do mùa khô kéo dài nhiều vùng sản xuất nông nghiệp thiếu nước nghiêm trọng cho nên thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu.

- Xây dựng nhiều công trình thủy lợi :

      + Công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) lớn nhất nước

      + Công trình thủy lợi Phước Hoà

      + Kết hợp với các công trình thuỷ điện trên sông Đồng Nai, sông Bé…

- Diện tích đất trồng và hệ số sử dụng đất tăng nhanh, khả năng giải quyết lương thực-thực phẩm khá hơn, cơ cấu cây trồng có sự thay đổi, mở rộng diện tích cây cao su, càfê, hồ tiêu…          

Câu 6.

* Giải thích:

- Chiếm tỉ trọng cao nhất so với vùng khác trong cả nước, nổi bật là các ngành công nghệ cao

- Vấn đề phát triển công nghiệp của vùng đòi hỏi nhu cầu lớn về năng lượng

- Tình trạng ô nhiễm MT càng nghiêm trọng.

*. Hướng khai thác:

- Tăng cường cơ sở năng lượng:

+ Nhà máy thuỷ điện Trị An (400MW), Thác Mơ (150MW), Cần Đơn…

+ Nhà máy điện tuốc bin khí Phú Mỹ

+ Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Thủ Đức

+ Nhà máy điện chạy bằng dầu chủ yếu phục vụ cho khu chế xuất

+ Đường dây 500KV (từ Hoà Bình -> Phú Lâm)

- Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thụât và cơ sở hạ tầng

- Mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài

- Hoạt động công nghiệp phải quan tâm đến môi trường và không làm tổn hại đến du lịch

Câu 7.

Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta vì hội tụ đủ các điều kiện để phát triển.

 - Điều kiện tự nhiên thuận lợi:

+ Đất bazan giàu dinh dưỡng

+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm mưa nhiều

+ Địa hình, nguồn nước…

 - Điều kiện KT-XH thuận lợi:

+ CSHT & CSVCKT phát triển

+ Vật tư nông nghiệp đầy đủ

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Người dân giàu kinh nghiệm…

+ Có chính sách đầu tư phát triển.

Câu 8.

- Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta.

- Là nhóm phù sa ngọt chiếm hơn 30% diện tích tự nhiên của đồng bằng, phân bố thành một dãy dọc sông Tiền và sông Hậu.

- Khí hậu: tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao, ổn định, lượng mưa lớn…

- Mạng lưới sông ngòi, kêng gạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.

- Sinh vật, thảm thực vật gồm rừng ngập mặn và rừng tràm. Động vật có giá trị hơn cả là cá và chim.

- Tài nguyên biển: rất phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

- Khoảng sản: chủ yếu đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa.

{-- Để xem tiếp nội dung đề từ câu 9-11 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập Địa lí các vùng kinh tế Tây Nguyên, Nam Bộ Địa lí 12 mức độ nhận biết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?