Câu hỏi tự luận vận dụng Địa lí các vùng kinh tế Bắc Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ Địa lí 12

CHỦ ĐỀ:

ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ

Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 3. Cho bảng số liệu sau:

Số lượng trâu, bò, lợn của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ thời kì 1995 – 2010

(Đơn vị: nghìn con)

Năm

Trâu

Lợn

1995

1529,9

547,6

3597,4

2010

1618,2

993,7

6602,1

a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện số lượng trâu, bò, lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thời kì 1995 – 2010.

b. Nhận xét và giải thích về sự phát triển ngành chăn nuôi của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trong thời kì 1995 – 2010 và cho biết trên cơ sở nào vùng đạt được thành tựu trên ?

Câu 4.  Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (Đơn vị: %)

Năm

1986

1990

1995

2000

2005

Nông – lâm – ngư nghiệp

49,5

45,6

32,6

29,1

25,1

Công nghiệp – xây dựng

21,5

22,7

25,4

27,5

29,9

Dịch vụ

29,0

31,7

42,0

43,4

45,0

 

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1986 – 2005.

b. Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì ?

Câu 5.  Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (Đơn vị: %)

Năm

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

1990

45,6

22,7

31,7

2010

12,6

43,8

43,6

 

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng trong hai năm 1990 và 2010.

b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

Câu 6. Cho bảng số liệu sau:

Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng             và vùng đồng bằng sông Cửu Long (Đơn vị: kg/người)

Năm

Cả nước

Đồng Bằng

Sông Hồng

Đồng Bằng

Sông Cửu Long

1995

363

331

832

2000

445

403

1025

2005

476

362

1125

2010

460

366

1263

 

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để so sánh bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.

b. Nêu nhận xét và giải thích sự khác nhau về bình quân lương thực theo đầu người của các khu vực trên.

Câu 7. Cho bảng số liệu sau:

Năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước (Đơn vị: tạ/ha)

Năm

1995

2000

2010

Cả nước

36,9

42,4

50,3

Đồng bằng sông Hồng

44,4

55,2

58,1

 

a. Vẽ biểu đồ thể hiện năng suất lúa của cả nước và Đồng bằng sông Hồng qua các năm 1995, 2000, 2010.

b. Nhận xét và giải thích.

Câu 8. Cho bảng số liệu sau:

Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%)

Năm

1995

1998

2000

2002

Dân số

100,0

103,5

105,6

108,2

Sản lượng lương thực

100,0

117,7

128,6

131,1

Bình quân lương thực theo đầu người

100,0

113,8

121,8

121,2

 

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng, giai đoạn 1995 - 2002.

b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn trên.

Câu 9. Cho bảng số liệu sau:

Hiện trạng sử dụng đất tính đến ngày 01/01/2009 (Đơn vị: nghìn ha)

Loại đất

Đồng bằng sông Hồng

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Cả nước

Đất nông nghiệp

742

1479

9599

Đất lâm nghiệp

130

5551

14758

Đất chuyên dùng và đất ở

378

426

2263

Đất khác

246

2688

6485

Tổng

1496

10144

33105

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2009, Nhà xuất bản Thống kê, 2010)

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở của Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước.

b. Nêu sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất của hai vùng trên và cho biết vì sao có sự khác biệt đó.

Câu 10.  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tiềm năng, hiện trạng khai thác rừng và ý nghĩa của việc bảo vệ, phát triển vốn rừng ở Bắc Trung Bộ.

ĐÁP ÁN

Câu 1.

a. Khả năng phát triển:

* Thuận lợi:

- Tự nhiên:

+ Đất: có nhiều loại: đất feralit, phù sa cổ, phù sa…

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

+ Địa hình cao.

- KT-XH:

+ Dân cư có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất

+ Các cơ sở CN chế biến...

+ Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuật…thuận lợi

* Khó khăn:

- Địa hình hiểm trở...

- Sự thất thường của thời tiết ...

- GTVT chưa thật hoàn thiện...

b. Hiện trạng phát triển

- Chè: có diện tích lớn nhất nước (Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang…)

- Hồi, tam thất, đỗ trọng…: Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn…

- Đào, lê, mận: Lạng Sơn, Cao Bằng…

- Rau ôn đới: Sa Pa…

Câu 2.

a. Khả năng phát triển

* Thuận lợi:

- Nhiều đồng cỏ.

- Lương thực cho người được giải quyết tốt hơn.

- Kinh nghiệm sản xuất của người dân

* Khó khăn: Vận chuyển khó khăn, đồng cỏ nhỏ và đang xuống cấp.

b. Hiện trạng phát triển

- Trâu: Chăn thả lấy thịt, sức kéo (dẫn chứng số liệu)

- Bò: Lấy thịt + lấy sữa trên các cao nguyên Mộc Châu, Sơn La… (dẫn chứng số liệu)

- Gia súc nhỏ: lợn, dê… (dẫn chứng số liệu)

Câu 3.

* Vẽ biểu đồ:

* Nhận xét và giải thích:

- Số lượng đàn trâu, bò, lợn đều tăng từ năm 1995 đến 2005 (nêu số liệu)

- Đàn bò có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp theo là đàn lợn (nêu số liệu).

            - Nguyên nhân:

+ Vùng có nhiều đồng cỏ tự nhiên.

+ Do giải quyết tốt hơn lương thực cho con người, nên hoa màu lương thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi giúp tăng nhanh đàn lợn trong vùng

+ Dân cư có kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi các gia súc lớn.

+  ….

Câu 4.

a. Vẽ biểu đồ

b. Nhận xét và ý nghĩa của sự chuyển dịch

* Nhận xét

- Về cơ cấu:

+ Năm 1986, 1990: nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là tỉ trọng dịch vụ và thấp nhất là tỉ trọng công nghiệp – xây dựng (dẫn chứng).

+ Năm 1995, 2000: dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp và thấp nhất là tỉ trọng công nghiệp – xây dựng (dẫn chứng).

+ Năm 2005: dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và thấp nhất là tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp (dẫn chứng).

- Về sự chuyển dịch cơ cấu:

Giai đoạn 1986 – 2005, cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhằm tiến tới một cơ cấu kinh tế hợp lí.

+ Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm liên tục (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng liên tục (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng liên tục (dẫn chứng).

* Ý nghĩa

- Khai thác triệt để các tiềm năng của vùng, thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế.

- Giải quyết các vấn đề xã hội (việc làm, thu nhập, chất lượng cuộc sống,…).

- Bảo vệ được tài nguyên môi trường và phát triển bền vững.

Câu 5.

a. Vẽ biểu đồ

b. Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch rõ nét trong giai đoạn 1990 – 2010:

- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp từ chỗ chiếm vị trí cao nhất trong cơ cấu năm 1990 (45,6%) đã giảm xuống còn 12,6% (năm 2010), giảm 33,0% và hiện đứng vị trí thấp nhất trong cơ cấu.

- Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng từ chỗ chiếm vị trí thấp nhất trong cơ cấu năm 1990 (22,7%) đã tăng lên 43,8% (năm 2010), tăng 21,1% và hiện chiếm vị trí cao nhất trong cơ cấu.

- Tỉ trọng khu vực dịch vụ cũng tăng, từ 31,7% (năm 1990) lên 43,6% (năm 2010), tăng 11,9% và hiện vẫn đứng vị trí thứ hai trong cơ cấu.

* Giải thích

- Do công cuộc đổi mới đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Đồng bằng sông Hồng đang đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, vì cơ cấu kinh tế cũ không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

- Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng.

Câu 6.

a. Vẽ biểu đồ

b. Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau: lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (gấp 2,36 lần cả nước và 3,1 lần Đồng bằng sông Hồng năm 2005), Đồng bằng sông Hồng thấp hơn bình quân của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long tăng, Đồng bằng sông Hồng có sự biến động không ổn định (dẫn chứng).

- Tốc độ gia tăng có sự khác nhau, từ năm 1995 đến năm 2005: Đồng bằng sông Cửu Long tăng gấp 1,35 lần, cả nước tăng gấp 1,31 lần, Đồng bằng sông Hồng tăng gấp 1,09 lần (đang giảm trong những năm gần đây).

* Giải thích

- Sản lượng bình quân tăng là do tốc độ tăng sản lượng lương thực tăng cao hơn so với tốc độ tăng dân số.

- Đồng bằng Sông Cửu Long có bình quân cao nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đồng thời đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.

- Đồng bằng Sông Hồng có bình quân lương thực thấp và tăng chậm là do vùng này ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác mà còn có nguy cơ bị thu hẹp do chuyển dịch sản xuất, do quá trình CNH và đô thị hóa. Đây lại là vùng có dân số quá đông.

Câu 7.

a) Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Giai đoạn 1995 – 2002:

- Năng suất lúa của cả nước và Đồng bằng sông Hồng đều tăng liên tục.

- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng luôn cao hơn cả nước.

* Giải thích

- Năng suất lúa tăng là do áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất như sử dụng các giống mới cho năng suất cao, phù hợp với các vùng sinh thái; sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc cho sản xuất lúa; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để hạn chế rủi ro.

- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao là do đây là vùng có trình độ thâm canh lúa gạo cao nhất cả nước.

Câu 8.

a) Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.

- Sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là bình quân lương thực theo đầu người và có tốc độ tăng thấp nhất là dân số (dẫn chứng).

* Giải thích

- Dân số tăng chậm do thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

- Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất do đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ (vụ đông); áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Bình quân lương thực theo đầu người tăng do sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số.

Câu 9.

a) Vẽ biểu đồ

b) Sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất của hai vùng trên và giải thích

* Sự khác nhau:

    - Tỉ trọng các loại đất trong cơ cấu sử dụng đất của mỗi vùng (%):

Loại đất

Đồng bằng sông Hồng

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đất nông nghiệp

49,60

14,57

Đất lâm nghiệp

8,69

54,72

Đất chuyên dùng và đất ở

25,27

4,20

Các loại đất khác

16,44

26,51

Tổng diện tích

100,0

100,0

 

- Tỉ trọng đất lâm nghiệp và các loại đất khác của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn so với Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng).

- Tỉ trọng đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở của Đồng bằng sông Hồng cao hơn so với Trung du và miền núi Bắc Bộ (dẫn chứng).

* Giải thích:

- Đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở của Đồng bằng sông Hồng chiếm tỉ trọng cao hơn vì đây là vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, dân số đông, kinh tế – xã hội phát triển hơn.

- Đất lâm nghiệp và các loại đất khác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng cao hơn vì địa hình miền núi (phần lớn diện tích không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp), mật độ dân số thấp, kinh tế – xã hội phát triển ở mức thấp hơn.

Câu 10.

- Tiềm năng hiện trạng khai thác rừng BTB:

+ Có diện tích rừng là 2,46 triệu ha chiếm 20% diện tích rừng của cả nước (độ che phủ 47,8% năm 2006) đứng sau Tây Nguyên. Trong rừng có nhiều loại gỗ quí và lâm sản có giá trị.

+ Rừng giàu tập trung chủ yếu ở biên giới Việt Lào.

+ Diện tích rừng hiện nay tập trung nhiều nhất ở ba tỉnh Nghệ An, Quãng Bình và Thanh Hóa các tỉnh còn lại có diện tích rừng tương đối còn nhỏ trong đó ít nhất là Quãng Trị.

+ Rừng ở BTB chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

- Ý nghĩa: Nâng cao hiệu quả kinh tế, cân bằng sinh thái…

{-- Để xem tiếp nội dung đề từ câu 11-14 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Câu hỏi tự luận vận dụng Địa lí các vùng kinh tế Bắc Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?