CHỦ ĐỀ:
ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ
Câu 1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta.
Câu 2.
“Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Thiên nhiên phân hóa đa dạng. Đặc điểm tự nhiên đó vừa tạo điều kiện cơ hội cho nước ta có thế mạnh phát triển một nền nông nhiệp đa dạng đồng thời lại mang năng tính bấp bênh trong sản xuất...’’.
Dựa vào kiến thức đã học và nhận định trên hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.
Câu 3.
“Từ một nước thiếu đói, nước ta không những tự túc được lương thực cho nhu cầu hơn 80 triệu dân mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta đang từng bước khai thác được những thế mạnh và khắc phục những khó khăn của nên nông nghiệp nhiệt đới ...’’
Dựa vào kiến thức đã học và nhận định trên hãy nêu những biểu hiện cho thấy nước ta đang từng bước khai thác có hiệu quả thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới
Câu 4. So sánh sự khác nhau giữa 2 nền nông nghiệp cổ truyền và hàng hóa?
Câu 5. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam (trang nông nghiệp) và kiến thức đã học hãy:
a. Trình bày sự phân bố của các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta.
b. Vì sao trong những năm qua diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh ?
Câu 6. Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta. Giải thích nguyên nhân.
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.
Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 21) và kiến thức đã học, hãy:
a. Chứng minh nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.
b. Phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta và giải thích.
ĐÁP ÁN
Câu 1.
a. Giữa các ngành:
- Xu hướng: giảm tỉ trọng khu vực I; tăng tỉ trọng khu vực II và III (khu vực III tăng chưa ổn định) (dẫn chứng)
- Nguyên nhân do nước ta đang tiến hành CNH, HĐH; tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm.
b. Trong nội bộ từng ngành:
- Khu vực I:
+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản (dẫn chứng)
+ Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi (dẫn chứng)...
- Khu vực II:
+ Giảm tỉ trọng nhóm ngành CN khai thác, tăng tỉ trọng nhóm ngành CN chế biến
+ Giảm tỉ trọng sản phẩm có chất lượng thấp, tăng tỉ trọng sản phẩm có sức cạnh tranh.
- Khu vực III:
+ Kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị có những bước tăng trưởng khá.
+ Nhiều loại hình dịch vụ mới: viễn thông, tư vấn đầu tư,...
Câu 2.
a. Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cho phép phát triển các loại nông sản nhiệt đới.
- Sư phân hóa thiên nhiên cho phép đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp.
- Tạo điều kiện sản xuất theo mùa, thaâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.
- Sự phân hóa thiên nhiên cho phép đa dạng hóa theo vùng nông nghiệp (dẫn chứng).
b. Khó khăn:
- Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh.
- Thiếu nước vào mùa khô, thừa nước vào mùa mưa.
Câu 3.
- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái
- Cơ cấu mùa vụ, nhiều giống cây con mới.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ sự phát triển công nghiệp và GTVT.
- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới.
Câu 4.
Bảng so sánh:
| Nền noâng nghiệp cổ truyền | Nền noâng nghiệp SX haøng hoaù |
Mục đích | Tự cung, tự cấp | Sản xuất hàng hóa |
Quy moâ | Nhỏ, manh mún | Lớn, tập trung |
Trang thiết bị | Coâng cụ thủ coâng | Sử dụng nhiều maùy moùc hiện đại |
Hướng chuyên môn hóa | Quãng canh, xen canh,… | Chuyên canh, liên kết nông - công nghiệp |
Hiệu quả | Năng suất lao động thấp | Năng suất lao động cao, cơ cấu NN năng động hơn, thích ứng với thị trường và sử dụng hợp lý các nguồn lực |
Phân bố | Nơi có điều kiện SX nông nghiệp còn khó khăn | Nơi thuận lợi về giao thông, chế biến… |
Câu 5.
a. Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu
- Yêu cầu: dựa theo nội dung trong Atlat, nêu được sự phân bố của các cây CN lâu năm chủ yếu: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè,...
b. Giải thích nguyên nhân diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh:
- Trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm ở nước ta nhiều cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, có nhu cầu lớn trên thị trường trong và ngoài nước như: cà phê, chè, cao su, hồ tiêu,...
- Việc khai thác thế mạnh ở các khu vực trung du, miền núi, vấn đề phủ xanh đất trồng đồi núi chọc cũng làm cho diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng mạnh.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến trong những năm qua cũng làm tăng nhanh diện tích cây công nghiệp lâu năm.
- Phát triển cây công nghiệp lâu năm góp phần giải quyết việc làm rộng rãi, dần dần xóa bỏ du canh, du cư, góp phần phân bố lại lao động giữa đồng bằng và miền núi,...
Câu 6.
* Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta:
- Dẫn chứng số liệu về sản lượng cá nuôi, tôm nuôi của đồng bằng sông Cửu Long; tỉ trọng so với tổng sản lượng cá nuôi, tôm nuôi của cả nước.
* Nguyên nhân
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản:
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất, bao gồm cả thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn (dẫn chứng), cùng với môi trường tự nhiên thuận lợi (nguồn thức ăn, nguồn gen phong phú,...).
- Vùng có truyền thống nuôi trồng thủy sản từ lâu đời; người dân có truyền thống và kinh nghiệm; năng động trong cơ chế thị trường.
- Nhà nước có chính sách khuyến ngư và đẩy mạnh xuất khẩu.
- Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển mạnh; các dịch vụ nuôi trồng phát triển (như: dịch vụ về giống, về thức ăn, về phòng trừ dịch bệnh...).
- Nhu cầu lớn của thị trường (trong nước, quốc tế).
Câu 7.
- Tình hình phát triển:
+ Tổng sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản không ngừng tăng (dẫn chứng).
+ Trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác (dẫn chứng).
+ Cơ cấu trước đây tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng rất thấp trong tống sản lượng thủy sản. Hiện nay sản lượng nuôi trồng thủy sản có tỉ trọng cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác.
- Phân bố:
+ Chỉ ra các vùng có giá trị sản xuất thủy sản trong giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản cao nhất: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ,...
+ Chỉ ra các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác thủy sản, về sản lượng nuôi trồng thủy sản (dựa theo ký hiệu trong bản đồ)...
Câu 8.
a. Cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta tương đối đa dạng: có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp (kể các nhóm công nghiệp).
b. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta:
- Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp khai thác; tng tỉ trọng các ngành công nghiệp chế biến (dẫn chứng).
- Giảm sản phẩm công nghiệp thiếu sức cạnh tranh, chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường; tăng các sản phẩm có chất lượng cao có sức cạnh tranh phù hợp với thị trường.
* Giải thích: Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.
{-- Để xem tiếp nội dung đề từ câu 9-13 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: