Hướng dẫn giải bài tập tự luận Địa lí các vùng kinh tế Bắc Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ Địa lí 12

CHỦ ĐỀ:

ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ

Câu 1. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy xác định quy mô cơ cấu ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Hà Nội, Hải Phòng ở Đồng bằng sông Hồng. Giải thích tại sao Hà Nội là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của nước ta?

Câu 2. Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước và dân cư phân bố rất không đều giữa các địa phương ở đồng bằng này?

Câu 3.  Dựa vào kiến thức đã học, hãy tóm tắt những thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng.

ĐÁP ÁN

Câu 1. 

* Quy mô, cơ cấu ngành của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội, Hải Phòng:

- Các trung tâm công nghiệp Hà Nội, Hải Phòng có quy mô lớn.

- Cơ cấu ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Hà Nội : cơ khí, sản xuất ôtô, sản xuất giấy, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim đen, hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm, dệt may.

- Cơ cấu ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Hải Phòng : cơ khí, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim đen, hoá chất, điện tử, khai thác đá vôi, xi măng, chế biến thực phẩm, dệt may.

* Hà Nội là một trong những trung tâm công nghiệp lớn thứ hai nước ta, vì:

- Hà Nội là thủ đô của nước ta, có vị trí thuận lợi về nhiều mặt cho phát triển công nghiệp, nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Nằm tiếp giáp với các khu vực giàu nguồn nguyên liệu và nhiên liệu.

- Có nguồn lao động dồi dào, lao động có ưu thế so với các vùng khác về trình độ chuyên môn, vùng tập trung đông đảo nguồn lao động có tay nghề cao.

- Vùng có các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt; đây là vùng thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ hai nước ta sau TP. Hồ Chí Minh.

- Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng, các ngành công nghiệp trọng điểm, các ngành công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp,...

Câu 2. 

a) Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, vì

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú.

- Đồng bằng được khai thác từ lâu đời.

- Các ngành kinh tế: nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước; các ngành nghề truyền thống; tập trung công nghiệp, dịch vụ.

- Là một trong hai vùng phát triển nhất của đất nước; có mạng lưới đô thị dày đặc.

b) Dân cư phân bố không đều giữa các địa phương

- Do có sự khác biệt giữa các địa phương về các nhân tố liên quan đến phân bố dân cư: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ, cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế – xã hội.

- Vận dụng cho các trường hợp cụ thể:

  + Nơi có mật độ dân số rất cao: các thành phố, thị xã, nơi tập trung các hoạt động công nghiệp, dịch vụ; điều kiện sống có nhiều thuận lợi.

  + Nơi có mật độ dân số khá cao: các vùng nông nghiệp thâm canh, có các ngành nghề truyền thống.

  + Nơi có mật độ dân số thấp hơn: rìa đồng bằng, ven biển; nơi có các vùng trũng, đất bạc màu hoặc bị phèn, mặn; xa các thành phố, thị xã.

Câu 3. 

a) Thuận lợi

- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động đứng hàng đầu trong các vùng.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật vào loại tốt nhất nước.

- Có những lợi thế về thị trường, lịch sử khai thác lãnh thổ.

- Có những lợi thế xuất phát từ các chính sách phát triển kinh tế – xã hội.

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, dễ giao lưu với các vùng khác, thế giới.

b) Khó khăn

Xuất phát từ đặc điểm dân số (tập quán dân cư, sức ép dân số,…)

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Hướng dẫn giải bài tập tự luận Địa lí các vùng kinh tế Bắc Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?