BỘ 80 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2019-2020
Câu 1. Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?
A. Phong trào Đồng khởi (1959-1960).
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
C. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
D. Trận Điện Biên Phủ trên không 1972.
Câu 2. Tính đúng đắn và sáng tạo trong đường lối lãnh đạo của Đảng được thể hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 -1975)?
A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở hai miền đất nước.
B. Xây dựng miền Bắc là hậu phương lớn và miền Nam là tiền tuyến lớn của cả nước.
C. Đưa miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
D. Tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Câu 3. Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là
A. đều được tiến hành bằng quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.
B. đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.
C. đều được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn và do cố vấn Mĩ chỉ huy.
D. đều mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Câu 4. Chiến lược chiến tranh nào thể hiện sức mạnh quân sự cao nhất của đế quốc Mĩ khi tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.
B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Câu 5. Hình thức đấu tranh của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là
A. đấu tranh vũ trang là chủ yếu.
B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa giành chính quyền.
C. khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
D. đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.
Câu 6: Âm mưu của Mĩ – ngụy trong xây dựng “ấp chiến lược” ở miền Nam là
A. dồn nhân dân vào sống tập trung để dễ dàng quản lý.
B. tách lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân, để dễ tiêu diệt.
C. tạo điều kiện, ổn định đời sống nhân dân miền Nam.
D. khi tiến hành chiến tranh, đỡ thiệt hại cho nhân dân.
Câu 7. Chiến thắng nào có ý nghĩa khẳng định quân dân ta đủ sức đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
A. Ấp Bắc (1-1963).
B. Bình Giã (12-1964).
C. Vạn Tường (8-1965).
D. Ba Gia (5-1965).
Câu 8. Sau Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam được kí kết, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng vì
A. ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát.
B. quân Mĩ và đồng minh của Mĩ rút khỏi miền Nam.
C. vùng giải phóng của ta được mở rộng và phát triển về mọi mặt.
D. miền Bắc đã chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn về nhân lực và vật lực.
Câu 9. Căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn là
A. Huế.
B. Đà Nẵng.
C. Tây Nguyên.
D. Sài Gòn.
Câu 10. Chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngoài việc ngăn chặn nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, Mĩ còn muốn ngăn chặn nguồn chi viện nào khác?
A. Từ miền Bắc sang Lào.
B. Từ miền Bắc sang Lào và Campuchia.
C. Từ Trung Quốc vào miền Bắc.
D. Từ bên ngoài vào miền Bắc.
Câu 11. Vào lúc lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch
A. giải phóng Huế - Đà Nẵng.
B. giải phóng Tây Nguyên.
C. giải phóng Sài Gòn – Gia Định.
D. giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu 12. Trong phong trào đô thị ở miền Nam thời kì chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ, lực lượng đóng vai trò quan trọng nhất là
A. công nhân, nông dân.
B. học sinh, sinh viên.
C. tăng ni, phật tử, học sinh.
D. tăng ni, phật tử.
Câu 13: Ý nào sau đây không phản ánh được điểm mới của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” so với các chiến lược chiến tranh trước đó của Mĩ?
A. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước Xã hội chủ nghĩa.
B. Gắn “Việt Nam hoá chiến tranh” với “Đông Dương hoá chiến tranh”.
C. Là hình thức chiến tranh xâm lược mới của Mĩ ở miền Nam.
D. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu có sự phối hợp với quân Mĩ.
Câu 14. Từ tối 18 đến hết ngày 29/12/1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào
A. Hải Phòng, Lạng Sơn.
B. Hà Nội, Lạng Sơn.
C. Hà Nội, Hải Phòng.
D. toàn miền Bắc.
Câu 15. Lực lượng chủ yếu được Mĩ sử dụng trong việc mở rộng chiến tranh xâm lược Cam-pu-chia năm 1970 là
A. quân viễn chinh Mĩ. B. quân đội Sài Gòn.
C. quân đồng minh của Mĩ. D. quân Mĩ và quân đồng minh.
Câu 16. Trong 21 năm kháng chiến chống Mĩ, chiến thắng nào dưới đây của quân và dân ta không tạo ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến?
A. Đồng khởi (1959-1960).
B. Ấp Bắc (1/963).
C. Mậu thân (1968).
D. Tiến công chiến lược (1972).
Câu 17. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) là
A. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. cùng với miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. đấu tranh vũ trang đánh bại chính quyền ngụy.
D. đấu tranh vũ trang để chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, Diệm.
Câu 18. Phong trào “Đồng khởi” bùng nổ đầu tiên ở
A. duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
D. Bến Tre.
Câu 19. Nhiệm vụ quan trọng nhất của miền Bắc Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) là
A. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với miền Nam.
B. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. chống lại âm mưu chia cắt đất nước của Mĩ – Diệm.
D. đấu tranh vũ trang để chống lại Mĩ, Diệm.
Câu 20. Thắng lợi nào của quân và dân ta đã đánh dấu “cách mạng miền Nam Việt Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công”?
A. Phong trào Đồng khởi (1959-1960)
B. Chiến thắng Ấp Bắc (1/963).
C. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân (1968).
D. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).
Câu 21. Một biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “ xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) là
A. tiến hành “bình định”.
B. lập “ ấp chiến lược”.
C. lập “vành đai trắng”.
D. “bình định” và “tìm diệt”.
Câu 22. Từ năm 1965 - 1968, miền Bắc Việt Nam đồng thời thực hiện những nhiệm vụ và nghĩa vụ gì?
A. Tiến hành cải cách ruộng đất và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.
B. Xây dựng CNXH và chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
C. Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
D. Xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại và chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Câu 23. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian diễn ra:
1. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho); 2. Phong trào “Đồng Khởi”; 3. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa); 4. Chính quyền Ngô Đình Diệm bị sụp đổ.
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 4, 2, 3.
C. 2, 1, 4, 3. D. 1, 3, 2, 4.
Câu 24. Chiến thắng mở đầu vang dội của quân dân ta trên mặt trận quân sự trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
A. phong trào “Đồng khởi”
B. chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
C. chiến thắng Vạn Tường ( Quảng Ngãi).
D. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).
Câu 25. Nhân tố trực tiếp đưa đến sự bùng nổ phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam là
A. chính quyền Mĩ-Diệm phá hiệp định Giơnevơ 1954, thực hiện chính sách “ tố cộng”, “diệt cộng”
B. Nghị quyết của Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959), về đường lối cách mạng miền Nam.
C. do Mĩ - Diệm khủng bố, đàn áp phong trào“phong trào hòa bình”của nhân dân Sài Gòn – Chợ. Lớn.
D. do Mĩ - Diệm đề ra luật 10/59, đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 50. Chiến thắng Phước Long (6/1/1975) của quân dân Việt Nam cho thấy
A. sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của ta, sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài Gòn, thấy khả năng can thiệp của Mĩ rất hạn chế.
B. sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của ta những Mĩ có thể sẽ tăng cường can thiệp bằng quân sự vào miền Nam bất cứ lúc nào.
C. Mĩ không còn khả năng để tăng cường can thiệp bằng quân sự ở chiến trường miền Nam Việt.
D. lực lượng của ta có phần suy yếu, quân đội Sài Gòn mạnh hơn do được sự hỗ trợ quân sự của Mĩ.
Câu 51. Nhân tố quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954-1975)?
A. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao Động Việt Nam.
B. Truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân.
C. Hậu phương miền Bắc chi viện, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của miền Nam.
D. Sự đoàn kết, phối hợp chiến đấu của ba dân tộc ở Đông Dương và sự giúp đỡ của các nước XHCN.
Câu 52. Nhiệm vụ cách mạng của cả nước ta sau năm 1954 là
A. đấu tranh đòi thực hiện Hiệp định Giơnevơ, tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
B. tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam.
D. tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới hoàn thành thống nhất nước nhà.
Câu 53. Sau chiến thắng Phước Long, Bộ Chính trị đã bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam như thế nào?
A. Giải phóng hoàn toàn miền Nam vào đầu năm 1975.
B. Tiến hành tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam trong năm 1976.
C. Nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976.
D. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Câu 54. Để lấy cớ leo thang chiến tranh phá hoại ra miền Bắc (lần thứ nhất), đế quốc Mĩ đã làm gì?
A. Ném bom đánh phá một số nơi ở miền Bắc.
B. Dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để thuyết phục Quốc hội Mĩ.
C. Trả đũa việc quân ta tấn công tấn công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku.
D. Trả đũa việc ta bắn cảnh cáo tàu chiến Mĩ xâm phạm vùng biển Miền Bắc.
Câu 55. Thực hiện “chiến lược chiến tranh cục bộ”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở Miền Nam và
A. mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.
B. mở rộng chiến tranh xâm lược Lào và Campuchia.
C. đưa quân Mĩ và quân các nước đồng minh vào miền Nam.
D. đưa vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Miền Nam.
Câu 56: Điểm khác nhau giữa “chiến lược chiến tranh đặc biệt” và “chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh” là gì?
A. Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ
B. Có sự phối hợp đáng kể của lực lượng chiến đấu Mĩ
C. Sử dụng lực lượng chủ yếu là nguỵ quân
D. Dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.
Câu 57. Sau năm 1954, âm mưu của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam là
A. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
B. biến miền Nam Việt Nam thành thị trường của Mỹ.
C. biến miền Nam Việt Nam thành “ sân sau" của Mỹ.
D. biến miền Nam Việt Nam thành
Câu 58: Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là
A. “dùng người Việt đánh người Việt”.
B. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
C. dùng người Mỹ để tiến hành chiến tranh.
D. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
Câu 59. “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng
A. quân viễn chinh Mỹ.
B. quân đội Sài Gòn do Mỹ trang bị và chỉ huy.
C. quân đội Sài Gòn kêt hợp với quân Mỹ, trong đó quân Mỹ là chính.
D. quân đội Sài Gòn kết hợp với quân Mỹ, trong đó quân đội Sài Gòn là chính.
Câu 60. Biện pháp chủ yếu để thực hiện “Chiến tranh cục bộ” là
A. “bình định”, “tìm diệt”.
B. mở những cuộc tiến công lớn về quân sự.
C. dồn dân lập “ấp chiến lược”.
D. tăng viện trợ quân sự, tăng cố vấn Mỹ.
Câu 61. Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hậu phương miền Bắc có vai trò quan trọng nào sau đây?
A. Đáp ứng yêu cầu của nhân dân Miền Nam.
B. Đáp ứng yêu cầu chiến đấu của nhân dân Miền Nam.
C. Đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhân dân Miền Nam.
D. Đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc kháng chiến ở chiến ở cả hai miền.
Câu 62. Ý nào sau đây không chứng tỏ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của nhân dân ta đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ?
A. Ta đã đánh thẳng vào các sào huyệt của quân Mĩ ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.
B. Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh.
C. Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D. Mĩ đến bàn Hội nghị Pari để đàm phán với ta.
Câu 63. Đặc điểm nổi bật của nước ta sau 1954 là
A. Mỹ can thiệp vào miền Nam. C. đất nước bị chia cắt thành hai miền.
B. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. D. Pháp đã rút khỏi nước ta.
Câu 64. Ngyên nhân sâu xa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là
A. mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với Mỹ-Diệm gay gắt hơn bao giờ hết.
B. lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh.
C. Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) quyết định dùng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm.
D. chính quyền Mỹ-Diệm đã suy yếu.
Câu 65. Tác động to lớn của phong trào “Đồng khởi”(1959-1960) là
A. làm sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
B. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
C. hệ thống “ấp chiến lược” sụp đổ, nhiều vùng nông thôn đươc giải phóng.
D. Mặt Trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Viêt Nam ra đời.
Bài 66. Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng những lực lượng chủ yếu nào?
A. Không quân và lục quân.
B. Không quân và bộ binh.
C. Không quan và hải quân.
D. Không quân và pháo binh.
Câu 67: Sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết, Mỹ đã có hành động gì ở miền Nam ?
A. Đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam.
B. Dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.
C. Đưa quân các nước đồng minh của Mỹ vào miền Nam.
D. Xây dựng hệ thống “Ấp chiến lược”, đẩy mạnh bình định miền Nam.
Câu 68. Sau năm 1954, âm mưu của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam là
A. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
B. biến miền Nam Việt Nam thành thị trường tiêu thụ của Mỹ.
C. biến miền Nam Việt Nam thành “sân sau" của Mỹ.
D. biến miền Nam Việt Nam thành đồng minh quan trọng nhất của Mĩ.
Câu 69: Mĩ quyết định tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” trong hoàn cảnh
A. sau khi thất bại trong “Chiến tranh một phía”.
B. sau khi thất bại trong “Chiến tranh đặc biệt”.
C. sau khi thất bại từ phong trào “Đồng khởi”.
D. sau khi thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc
Câu 70. Trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, lực lượng quân đội Mĩ có vai trò
A. tham gia chiến đấu cùng với quân đội Sài Gòn.
B. quân độ Mĩ là chủ yếu.
C. phối hợp hoả lực, không quân.
D. cố vấn và chỉ huy.
Câu 71. Ý nào sau đây không phải là mục đích chính của Mĩ khi đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân lần thứ nhất?
A. Phá tiềm lực kinh tế quốc phòng và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
B. Phá nền kinh tế nông nghiệp ở miền Bắc.
C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào MN.
D. Uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta.
Câu 72. Cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc có vai trò
A. quyết định đối với sự nghiệp cách mạng cả nước.
B. quyết định nhất đối với sư nghiệp cách mạng cả nước.
C. quyết định trực tiếp đối với sư nghiệp cách mạng cả nước.
D. là hậu phương cách mang cả nước.
Câu 73. Đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò
A. quyết định.
B.quyết định nhất.
C. quyết định trực tiếp.
D. là tiền tuyến lớn.
Câu 74. Biện pháp chủ yếu để thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” là
A. “bình định”, “tìm diệt”.
B. mở những cuộc tiến công lớn về quân sự.
C. dồn dân lập “ấp chiến lược”.
D. tăng viện trợ quân sự, tăng cố vấn Mỹ.
Câu 75. “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản, gắn với chiến thắng
A. Ấp Bắc (1-1963)
B. Bình Giã (12-1964).
C. Vạn Tường (8-1965).
D. Ba Gia (5-1965), Đồng Xoài (6-1965).
Câu 76. “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản hoàn toàn, gắn với chiến thắng
A. Ấp Bắc (1-1963)
B. Bình Giã (12-1964).
C. Vạn Tường (8-1965).
D. Ba Gia (5-1965), Đồng Xoài (6-1965).
Câu 77. Chiến dịch nào đã mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?
A. Chiến dịch Phước Long
B. Chiến dịch Tây Nguyên
C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 78. Chiến thắng nào của ta đã tạo thế và lực để chuyển sang Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam?
A. Chiến thắng Phước Long.
B. Chiến thắng Tây Nguyên.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
Câu 79. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” là tinh thần và khí thế của ta trong Chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Tây nguyên.
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 80. Thái độ của quân đội Sài Gòn sau khi mất Phước Long (6/1/1975) là
A. phản ứng mạnh.
B. không phản ứng gì.
C. phản ứng yếu ớt và bất lực.
D. phản ứng mang tính chất thăm dò.
D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh.
Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 80 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !