TRƯỜNG THPT TIÊN LÃNG | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. C2H5CHO B. C2H6 C. CH3COOH D. CH3CHO
Câu 2: Khi đốt ankan trong khí clo sinh ra sản phẩm gồm muội đen và một chất khí làm đỏ giấy quỳ tím ẩm. Sản phẩm đó là
A. CO2, HCl B. C, CO2 C. C, HCl D. CO2, H2O
Câu 3: Ankin X chứa 11,11% H về khối lượng. Vậy Ankin A là
A. Etin B. Propin C. Pentin D. Butin
Câu 4: Công thức tổng quát của ancol no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n-1OH B. CnH2n+1OH C. CnH2n-2OH D. CnH2n+2O
Câu 5: Cho 23 kg gam toluen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 đặc, dư( xúc tác H2SO4 đặc). Giả sử toàn bộ toluen chuyển thành 2,4,6-trinitrotoluen( TNT).Khối lượng TNT thu được la
A. 26,75 kg B. 57,65 kg C. 56,75 kg D. 46,25 kg
Câu 6: Công thức chung của Ankin là
A. CnH2n (n>=2) B. CnH2n-2 (n>=2) C. CnH2n-2 (n>=3) D. CnH2n+2 (n>=1)
Câu 7: Có bao nhiêu Ankin ứng với công thức phân tử C5H8 ?
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 8: Số đồng phân của hiđrocacbon thơm có CTPT C8H10 là:
A. 5 B. 7 C. 6 D. 4
Câu 9: Phản ứng đặc trưng của Ankan là
A. Oxi hóa B. Cộng C. Tách D. Thế
Câu 10: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công công phân tử C6H14 ?
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Câu 11: Ancol nào tách nước thu được sản phẩm chính là 3- metyl but -1-en?
A. 3- metyl butan- 1- ol
B. 2- metyl butan- 2- ol
C. 2- metyl butan- 1- ol
D. 3- metyl butan- 2- ol
Câu 12: Đốt cháy anđehit A thu được số mol CO2 = số mol H2O. A là
A. Anđehit đơn chức, không no, mạch hở B. Anđehit no, đa chức, mạch hở
C. Anđehit no, đơn chức, mạch hở D. Anđehit no, đơn chức, mạch vòng
Câu 13: Trung hòa 9 gam một axit no,đơn chức, mạch hở X bằng lượng NaOH vừa đủ thu được 12,3 gam muối. Công thức của X là
A. HCOOH B. C3H7COOH C. C2H5COOH D. CH3COOH
Câu 14: Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là
A. Không gây hại cho sức khỏe
B. Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại
C. Gây hại cho sức khỏe
D. Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe
Câu 15: Có bao nhiêu đồng phân mạch hở anđehit ứng với công thức C4H8O?
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Cho 100 ml NaOH 2M phản ứng hết với 150 ml H3PO4 1M thu được sản phẩm là
A. NaH2PO4 và Na2HPO4. B. NaH2PO4.
C. Na2HPO4. D. Na2HPO4 và Na3PO4.
Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,775. B. 9,850. C. 19,700. D. 29,550.
Câu 3: Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính?
A. Zn(OH)2 B. Ba(OH)2 C. Al(OH)3 D. Cr(OH)3
Câu 4: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng
A. NO2 và H2O. B. KNO3 rắn và H2SO4đặc.
C. NaNO2 và H2SO4 đ. D. NaNO3 và HCl.
Câu 5: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây?
A. SiO2 + Mg → 2MgO + Si. B. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2.
C. SiO2 + 2MaOH → Na2SiO3 + CO2. D. SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O.
Câu 6: Magie photphua có công thức là
A. Mg3P2. B. Mg3(PO4)3. C. Mg2P3. D. Mg2P2O7.
Câu 7: Trong các chất sau, chất nào dùng làm bột nở trong chế biến thực phẩm?
A. (NH4)2SO4 B. NH4HCO3 C. NH4Cl D. NH4NO3
Câu 8: Vì sao các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện?
A. Do phân tử của chúng dẫn được điện.
B. Do axit, bazơ, muối có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.
C. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron.
D. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.
Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
A. 2Fe(NO3)3 + 2KI → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3.
B. Fe(NO3)3 +3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3.
C. Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
D. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.
Câu 10: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào sau đây?
A. C + H2O → CO + H2. B. C + 2CuO → 2Cu + CO2.
C. C + O2 → CO2. D. 3C + 4Al → Al4C3.
Câu 11: Cho dung dịch KOH dư vào 100 ml dd (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra (đktc) là
A. 1,12 lít B. 0,112 lít C. 4,48 lít D. 2,24 lít
Câu 12: Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA?
A. ns2np5 . B. ns2np3. C. ns2np2. D. ns2np4
Câu 13: Khi nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 thu được những sản phẩm nào sau đây?
A. Ag, NO,O2. B. Ag, NO2, O2. C. Ag2O, NO, O2 D. Ag2O, NO2, O2.
Câu 14: Hợp chất X có CTĐGN là CH3O. Biết tỷ khối X so với hidro là 31, CTPT của X là
A. C3H9O3. B. CH3O. C. C2H6O. D. C2H6O2.
Câu 15: Phản ứng: Cu + HNO3loãng → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Hệ số các chất tham gia phản ứng và sản phẩm phản ứng (sau khi cân bằng phương trình) lần lượt là
A. 3; 8; 2; 3; 4. B. 3; 3; 8; 2; 4. C. 3; 8; 3; 2; 4. D. 3; 8; 3; 4; 2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Trong các hiđrocacbon sau: C2H6, C4H8, C4H10, C5H12, hiđrocacbon nào là ankan có 3 đồng phân mạch cacbon ?
A. C2H6 B. C5H12 C. C4H8 D. C4H8
Câu 2: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?
A. Phản ứng cộng của HX vào Anken bất đối xứng.
B. Phản ứng cộng của HX vào Anken đối xứng.
C. Phản ứng trùng hợp của Anken.
D. Phản ứng cộng của Br2 với Anken đối xứng.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 hiđrocacbon thu được 17,6 gam CO2 và 14,4 gam H2O. Gía trị của m là
A. 32 gam B. 6,4 gam C. 16 gam D. 12,8 gam
Câu 4: Hai chất CH3 – CH2 – OH và CH3 – O – CH3 khác nhau về
A. Số nguyên tử B. Công thức phân tử
C. Tổng số liên kết cộng hóa trị D. Công thức cấu tạo
Câu 5: Ankin X chứa 11,11% H về khối lượng. Vậy Ankin A là
A. Butin B. Etin C. Propin D. Pentin
Câu 6: Phản ứng đặc trưng của Anken là
A. Cộng B. Thế C. Oxi hóa D. Tách
Câu 7: Để nhận biết But-1-in và But-2-in người ta dùng ?
A. KMnO4 B. AgNO3/ NH3 C. Br2 D. Oxy
Câu 8: Để phân biệt hai chất propan và propen dùng phản ứng nào sau đây:
A. Phản ứng cộng với hiđro B. Phản ứng đốt cháy
C. Phản ứng cộng với dung dịch brom D. Phản ứng trùng hợp
Câu 9: Phản ứng đặc trưng của Ankan là
A. Oxi hóa B. Cộng C. Thế D. Tách
Câu 10: Một hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon khi cháy tạo ra số mol CO2 > số mol H2O. Hai hiđrocacbon đó là
A. Ankan - Anken B. Anken – Anken C. Ankin – Ankin D. Ankan – Ankan
Câu 11: Anken X có công thúc cấu tạo: CH3 -CH2 -C(CH3) = CH -CH3. Tên của X là
A. _ B. 3- metylpent- 2- en C. Isohexan D. 3- metylpent- 3- en
Câu 12: Một ankan X có tỉ khối hơi so với không khí là 2. CTPT của X là
A. C5H12 B. C6H14 C. C3H8 D. C4H10
Câu 13: Thành phần chính của khí thiên nhiên là
A. Metan B. Butan C. Propan D. Etan
Câu 14: Để làm sạch Etilen có lẫn Axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch KMnO4 dư B. AgNO3/NH3
C. Dung dịch brom dư D. Dung dịch AgNO3/NH3
Câu 15: Có bao nhiêu Ankin ứng với công thức phân tử C5H8 ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Ancol có CTCT : (CH3)3-C-OH có tên là gì?
A. 1,1- đimetyletan-1-ol B. 2-metylpropan-2-ol C. 1,1-đimetyletanol D. Iso-butan-2-ol
Câu 2: Số đồng phân ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức C3H7OH là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 3: Cho 18,8g hỗn hợp gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng hoàn toàn với natri sinh ra 5,6 lit H2 (đktc). CTPT hai ancol là
A. C3H7OH, C4H9OH B. CH3OH, C2H5OH C. C2H5OH, C3H7OH D. C4H9OH, C5H11OH
Câu 4: Nhúng quỳ tím vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol thấy hiện tượng gì?
A. Quỳ tím không đổi màu B. Quỳ tím hóa xanh
C. Quỳ tím hóa hồng D. Quỳ tím hóa đỏ
Câu 5: Khối lượng axit picric tạo thành khi cho 9,4 gam phenol tác dụng hết với dung dịch HNO3 là
A. 22.9g B. 24g C. 23,9g D. 29,2g
Câu 6: Số đồng phân ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức C4H9OH là:
A. 6 B. 5 C. 4 D. 7
Câu 7: Điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây bằng phương pháp sinh hóa?
A. Tinh bột B. Anđehit axetic C. Etylclorua D. Etilen
Câu 8: Thuốc thử để phân biệt các chất sau : glixerol, etanol, phenol là
A. Dung dịch brom, quỳ tím B. Dung dịch brom, Cu(OH)2
C. Cu(OH)2, dung dịch NaOH D. Na, dung dịch brom
Câu 9: Bậc của ancol là
A. Số cacbon có trong phân tử ancol B. Bậc của cacbon liên kết với nhóm OH
C. Bậc cacbon lớn nhất trong phân tử D. Số nhóm chức có trong phân tử
Câu 10: Bậc ancol 2-metylbutan-2-ol là
A. Bậc 2 B. Bậc 1 C. Bậc 3 D. Bậc 4
Câu 11: Một chai đựng ancol etylic có nhãn ghi 25o có nghĩa là
A. Cứ 75 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất
B. Cứ 100 gam nước thì có 25 gam ancol nguyên chất
C. Cứ 100ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất
D. Cứ 100 gam nước thì có 25 ml ancol nguyên chất
Câu 12: Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là
A. Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe
B. Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại
C. Gây hại cho sức khỏe
D. Không gây hại cho sức khỏe
Câu 13: Cho 3,7g một ancol X no, đơn chức, mạch hở tác dụng với Na dư thu được 0,56 lit khí thoát ra (đktc). CTPT của X là
A. C3H10O B. C4H8O C. C4H10O D. C2H6O
Câu 14: Phản ứng benzen tác dụng với clo tạo C6H6Cl6 xảy ra trong điều kiện?
A. Có dung môi CCl4 B. Có ánh sang khuyếch tán
C. Có bột Fe xút tác D. Có dung môi nước
Câu 15: Tính chất nào sau đây không phải của ankyl benzen?
A. Không màu sắc B. Không mùi vị
C. Không tan trong nước D. Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5:
Câu 1: Cho dung dịch chứa 0,15 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối
A. Na2HPO4 và Na3PO4. B. NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4.
C. NaH2PO4 và Na3PO4. D. NaH2PO4 vàNa2HPO4.
Câu 2: Photpho có những số oxi hóa nào sau đây?
A. +1, +2, +3, +4. B. 0, 1, 2, 3, 4, 5.
C. -3, 0, +3, +5. D. -3, 0, +1, +2, +3,+4,+5.
Câu 3: Dãy kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội?
A. Fe, Cr, Al. B. Ag, Pt, Au. C. Zn, Pb, Mn. D. Cu, Ag, Pb.
Câu 4: Khí nitơ tương đối trơ ở t0 thường là do
A. trong phân tử N2, mỗi nguyên tử Nitơ còn một cặp e chưa tham gia tạo liên kết.
B. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ .
C. nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ .
D. trong phân tử N2 có liên kết ba bền.
Câu 5: Hai khoáng vật chính của photpho là
A. photphorit và đolomit. B. apatit và photphorit.
C. photphorit và cacnalit. D. apatit và đolomit.
Câu 6: Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của
A. K2O B. P2O5 C. KCl. D. K.
Câu 7: Tính chất hóa học của NH3 là
A. tính khử, tính bazơ yếu. B. tính bazơ mạnh, tính oxi hóa.
C. tính bazơ yếu, tính oxi hóa. D. tính bazơ mạnh, tính khử.
Câu 8: Phản ứng: Cu + HNO3loãng → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Hệ số các chất tham gia phản ứng và sản phẩm phản ứng lần lượt là
A. 3, 8, 3, 2, 4. B. 3, 8, 2, 3, 4. C. 3, 8, 3, 4, 2. D. 3, 3, 8, 2, 4.
Câu 9: Nung 4,46 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 5,42 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,24 B. 0,28 C. 0,32 D. 0,36
Câu 10: Nhỏ từ từ dd NH3 đến dư vào dd CuSO4 và lắc đều dung dịch. Quan sát thấy
A. có kết tủa màu xanh lam tạo thành.
B. có dd màu xanh thẫm tạo thành.
C. có kết tủa xanh lam, có khí nâu đỏ thoát ra .
D. lúc đầu có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch có màu xanh thẫm.
Câu 11: Câu trả lời nào dưới đây không đúng khi nói về axit photphoric?
A. Axit photphoric có tính oxi hóa rất mạnh.
B. Axit photphoric làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
C. Axit photphoric là axit ba nấc.
D. Axit photphoric là axit có độ mạnh trung bình.
Câu 12: Thành phần chính của supephotphat đơn là
A. CaHPO4 và CaSO4. B. CaHPO4.
C. Ca(H2PO4)2. D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
Câu 13: Cho 6,4g Cu tác dụng với 120ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M (loãng) thì thu được bao nhiêu lít khí NO (đktc)?
A. 0,896 lít. B. 14,933 lít. C. 0,67 lít . D. 1,344 lit .
Câu 14: Trong các hợp chất của nitơ thường có những số OXH nào sau đây?
A. 0, +2, +3, +4, +5, +6. B. +1, +2, +3, +4, +5, +6.
C. -3, +1, +2, +3, +4, +5. D. 0, +1, +2, +3, +4, +5.
Câu 15: Trong các chất sau, chất nào dùng làm bột nở trong chế biến thực phẩm?
A. NH4NO3 B. (NH4)2SO4 C. NH4Cl D. NH4HCO3
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 6:
Câu 1: Cho 4 dung dich NH4NO3, (NH4)2SO4, KNO3, H2SO4. Chỉ dùng Ba(OH)2, có thể nhận biết được những dung dịch nào?
A. Dd (NH4)2SO4 và dd H2SO4. B. Cả 4 dd.
C. Dd H2SO4. D. Dd (NH4)2SO4 và dd NH4NO3
Câu 2: Các chất nào vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. Pb(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2 B. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3
C. Na2SO4, HNO3, Al2O3 D. Pb(OH)2, ZnO, Fe2O3
Câu 3: Trong các phản ứng sau
1) Zn + CuSO4 → Cu↓ + ZnSO4. 2) AgNO3 + KBr → AgBr↓ + KNO3.
3) Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O. 4) Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2.
Phản ứng nào là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li?
A. 1,4. B. 3,4. C. 1,2. D. 2,3.
Câu 4: Dung dịch X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. a + b = c + d B. a + 2b = c + d C. a + 2b = - c – 2d D. a + 2b = c + 2d
Câu 5: Nồng độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2 có pH = 12 là:
A. 0,005 M B. 0,050 M C. 0,010 M D. 0,100 M
Câu 6: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. HCl B. Ba(OH)2 C. C6H12O6 ( glucozơ ) D. MgCl2
Câu 7: Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
A. Na+, Fe3+, H+, NO3- B. NH4+ , Na+, HCO3-, OH-
C. Ba2+, NH4+, NO3-, SO42- D. Cu2+, K+, OH-, NO3-
Câu 8: Ở các vùng đất phèn có tính chua người ta bón vôi để làm gì?
A. Tăng khoáng chất cho đất. B. Giảm pH của đất.
C. Tăng pH của đất. D. Để môi trường đất ổn định.
Câu 9: Cho dung dịch axit axetic (CH3COOH) vào nước thì trong dung dịch có những phần tử nào?
A. CH3COOH, CH3COO-, H+ B. H+, CH3COO-
C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O D. H+, CH3COO-, H2O
Câu 10: Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh?
A. H2SO4, NaOH, Ag3PO4, HF B. HNO3, H2SO4, KOH, NaCl
C. Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl D. HBr, Na2S, Mg(OH)2, Na2CO3
Câu 11: Dung dịch X có [OH-] = 10-3M. Vậy dung dich X có pH là
A. pH = 12 B. pH = 8 C. pH = 3 D. pH = 11
Câu 12: Trong các chất sau, chất nào là chất điện li yếu?
A. NaOH. B. NaCl. C. H2O. D. HCl.
Câu 13: Đánh giá nào sau đây đúng về pH của dd 0,1M ?
A. pH < 1 B. 1 < pH < 7 C. pH > 1 D. pH = 1
Câu 14: Phương trình ion rút gọn Cu2+ + 2OH-→ Cu(OH)2 tương ứng với phản ứng nào sau đây?
A. CuSO4 + Ba(OH)2 → B. CuS + H2S →
C. Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → D. CuCO3 + KOH→
Câu 15: Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết ở , của CH3COOH là 1,75. và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở là
A. 1,00 B. 4,24 C. 2,88 D. 4,76
---(Để xem nội dung phần còn lại của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập và chọn chức năng tải về máy)---
Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 6 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãnh, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!