SỞ GD&ĐT CÀ MAU TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG | KIỂM TRA HK1 NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN HOÁ HỌC 11 Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 18 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận) |
ĐỀ 132
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)
Câu 1: Trong các chất sau: NaCl, Al2(SO4)3, Na2SO4, CH3COOH. Theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là
A. NaCl. B. Al2(SO4)3. C. Na2SO4. D. CH3COOH.
Câu 2: Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất: NH3, NO2, HNO3 lần lượt là
A. -3, +2, +3. B. -3, +4, +3. C. +3, +4, +5. D. -3, +4, +5.
Câu 3: Chọn phát biểu đúng
A. H3PO4 là một axit mạnh.
B. H3PO4 là một axit có tính oxi hoá mạnh vì photpho có số oxi hoá cao nhất (+5).
C. trong dung dịch H3PO4 phân li theo 3 nấc.
D. H3PO4 là một axit có tính khử mạnh .
Câu 4: Thể tích nước cất cần dùng để pha 50 mililit dung dịch NaOH pH= 13 thành dung dịch NaOH mới có pH = 11 là
A. 50 mililit. B. 5000 mililit. C. 4950 mililit. D. 500 mililit.
Câu 5: Liên tiếp trong thời gian qua, nhiều vụ cháy đã xảy ra gây hậu quả nặng nề về tài sản và tính mạng con người, đều xuất phát từ những nguyên nhân rất đời thường mà chính chúng ta không lường trước được. Ngoài việc đề phòng các nguyên nhân gây cháy, các cơ quan và hộ gia đình cần phải trang bị dụng cụ chữa cháy đề phòng rủi ro. Trong đó, bình chửa cháy CO2 (hình bên) là một dụng cụ chữa cháy thông dụng.
Em hãy chọn phát biểu SAI.
A. Không dùng CO2 để chữa đám cháy kim loại Al, Mg.
B. Không được sơ suất để bình chữa cháy CO2 phun vào người, như thế sẽ gây ra bỏng lạnh.
C. Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng.
D. CO2 có tính khử yếu nên không cháy.
Câu 6: Cho phương trình hóa học biểu diễn phản ứng xảy ra trong dung dịch: MgCl2 + (X) NaCl + (Y). Chất (X) không thể là
A. NaOH. B. NaNO3. C. Na2CO3. D. Na3PO4.
Câu 7: Đề phòng nhiễm độc CO nguời ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là
A. CuO và MgO. B. CuO và Fe2O3.
C. than hoạt tính. D. CuO và MnO2.
Câu 8: Cho một ít quỳ tím vào một dung dịch có [OH-]=10-10 M. Màu của dung dịch thu được là
A. tím. B. xanh. C. không màu. D. đỏ.
Câu 9: Cho các hiđroxit: Ca(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3. Số hiđroxit lưỡng tính là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 10: Nung 22,3 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 27,1 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 6,72 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khối lượng HNO3 đã phản ứng là
A. 113,4 gam. B. 100,8 gam. C. 132,3 gam D. 88,2 gam.
Câu 11: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,3 mol HCl vào 1 lít dung dịch Na2CO3 0,2M. Thể tích khí CO2 thoát ra (ở đktc) là
A. 5,6 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 6,72 lít.
Câu 12: Cho phản ứng NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4. Vai trò của amoniac trong phản ứng trên là
A. Chất khử. B. Axit. C. Chất oxi hóa. D. Bazơ.
Câu 13: Cho các dung dịch: KCl, NH4Cl, (NH4)2SO4. Chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên?
A. Ba(OH)2. B. quỳ tím. C. phenolphtalein. D. NaOH.
Câu 14: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,185 gam. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,02 và 0,05. B. 0,03 và 0,02. C. 0,01 và 0,03. D. 0,05 và 0,01.
Câu 15: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,2M và HCl 0,2M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
A. 13,0. B. 1,0. C. 12,0. D. 2.0.
----(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
MÃ ĐỀ 209:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)
Câu 1: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,685 gam. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,03 và 0,02. B. 0,01 và 0,03. C. 0,05 và 0,01. D. 0,02 và 0,05.
Câu 2: Cho các hiđroxit: Pb(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2, Al(OH)3. Số hiđroxit lưỡng tính là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 3: Cho 35,84 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 14,336 lít khí NO (duy nhất, đktc). Kim loại M là
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu.
Câu 4: Số oxh của nitơ trong các hợp chất: NO, NH4Cl, Mg3N2 lần lượt là
A. +4, +3, -3. B. +2, -3, +3. C. +3, -3, +2. D. +2, -3, -3.
Câu 5: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
A. 1,0. B. 13,0. C. 12,0. D. 2.0.
Câu 6: Hiện tượng xảy ra khi cho bột Cu vào dung dịch HNO3 đặc là
A. tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu, mùi khai, khí này làm xanh giấy quỳ ẩm.
B. tạo kết tủa màu xanh và khí không màu.
C. tạo dung dịch có màu xanh và khí màu nâu đỏ.
D. tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu, khí này hoá nâu trong không khí.
Câu 7: Trong các chất sau: NH4Cl, K2SO4, LiOH, HCOOH. Theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là
A. LiOH. B. HCOOH. C. K2SO4. D. NH4Cl.
Câu 8: Thể tích nước cất cần dùng để pha 100 mililit dung dịch H2SO4 pH= 1 thành dung dịch NaOH mới có pH = 2 là
A. 1100 mililit. B. 100 mililit. C. 1000 mililit. D. 900 mililit.
Câu 9: Cho các dung dịch: MgCl2, NH4Cl, Al2(SO4)3. Chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên?
A. phenolphtalein. B. quỳ tím. C. NaOH. D. AgNO3.
Câu 10: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,2 mol HCl vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,3M và NaHCO3 0,2M. Thể tích khí CO2 thoát ra (ở đktc) là
A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 5,6 lít. D. 1,12 lít.
Câu 11: Chọn phát biểu SAI.
A. Amoniac là một bazơ.
B. Phản ứng tổng hợp Amoniac từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch .
C. Amoniac là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
D. Đốt cháy Amoniac không có xúc tác thu được N2 và H2O.
Câu 12: Cho một ít Phenolphtalein vào một dung dịch có [H+]=10-9 M. Màu của dung dịch thu được là
A. hồng. B. xanh. C. tím. D. không màu.
Câu 13: Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế… là do nó có khả năng
A. khử các khí độc. B. hấp phụ các khí độc.
C. hấp thụ các khí độc. D. phản ứng với khí độc.
Câu 14: Nung 4,46 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 5,42 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,28. B. 0,32. C. 0,36. D. 0,24.
Câu 15: Thuốc muối Nabica (hình bên) có tác dụng chữa đau dạ dày do thừa axit.
Thành phần chính trong thuốc muối Nabica là
A. Na2CO3.
B. (NH4)2CO3.
C. NH4HCO3.
D. NaHCO3.
----(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
MÃ ĐỀ 357
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)
Câu 1: Chọn phát biểu đúng
A. H3PO4 là một axit có tính khử mạnh .
B. H3PO4 là một axit mạnh.
C. trong dung dịch H3PO4 phân li theo 3 nấc.
D. H3PO4 là một axit có tính oxi hoá mạnh vì photpho có số oxi hoá cao nhất (+5).
Câu 2: Nung 22,3 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 27,1 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 6,72 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khối lượng HNO3 đã phản ứng là
A. 113,4 gam. B. 88,2 gam. C. 132,3 gam D. 100,8 gam.
Câu 3 Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,3 mol HCl vào 1 lít dung dịch Na2CO3 0,2M. Thể tích khí CO2 thoát ra (ở đktc) là
A. 6,72 lít. B. 5,6 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít.
Câu 4: Cho phương trình hóa học biểu diễn phản ứng xảy ra trong dung dịch: MgCl2 + (X) NaCl + (Y). Chất (X) không thể là
A. NaOH. B. Na3PO4. C. Na2CO3. D. NaNO3.
Câu 5: Cho 35,84 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 25,088 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Kim loại M là
A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Al.
Câu 6: Hiện tượng xảy ra khi cho Cu vào dung dịch HNO3 loãng là
A. tạo kết tủa màu xanh và khí không màu.
B. tạo dung dịch có màu xanh và khí màu nâu đỏ.
C. tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu, mùi khai, khí này làm xanh giấy quỳ ẩm.
D. tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu, khí này hoá nâu trong không khí.
Câu 7: Cho các hiđroxit: Ca(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3. Số hiđroxit lưỡng tính là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 8: Cho phản ứng NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4. Vai trò của amoniac trong phản ứng trên là
A. Axit. B. Bazơ. C. Chất oxi hóa. D. Chất khử.
Câu 9: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. CH3COOH. B. HI. C. H2S. D. HF.
Câu 10: Trong các chất sau: NaCl, Al2(SO4)3, Na2SO4, CH3COOH. Theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là
A. CH3COOH. B. Al2(SO4)3. C. NaCl. D. Na2SO4.
Câu 11: Thể tích nước cất cần dùng để pha 50 mililit dung dịch NaOH pH= 13 thành dung dịch NaOH mới có pH = 11 là
A. 50 mililit. B. 5000 mililit. C. 500 mililit. D. 4950 mililit.
Câu 12: Cho các dung dịch: KCl, NH4Cl, (NH4)2SO4. Chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên?
A. Ba(OH)2. B. quỳ tím. C. NaOH. D. phenolphtalein.
Câu 13: Đề phòng nhiễm độc CO nguời ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là
A. CuO và MnO2. B. CuO và MgO.
C. than hoạt tính. D. CuO và Fe2O3.
Câu 14: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,2M và HCl 0,2M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
A. 2.0. B. 12,0. C. 13,0. D. 1,0.
Câu 15: Liên tiếp trong thời gian qua, nhiều vụ cháy đã xảy ra gây hậu quả nặng nề về tài sản và tính mạng con người, đều xuất phát từ những nguyên nhân rất đời thường mà chính chúng ta không lường trước được. Ngoài việc đề phòng các nguyên nhân gây cháy, các cơ quan và hộ gia đình cần phải trang bị dụng cụ chữa cháy đề phòng rủi ro. Trong đó, bình chửa cháy CO2 (hình bên) là một dụng cụ chữa cháy thông dụng.
Em hãy chọn phát biểu SAI.
A. Không dùng CO2 để chữa đám cháy kim loại Al, Mg.
B. Không được sơ suất để bình chữa cháy CO2 phun vào người, như thế sẽ gây ra bỏng lạnh.
C. CO2 có tính khử yếu nên không cháy.
D. Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng.
----(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
MÃ ĐỀ 485
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)
Câu 1: Cho phản ứng 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O. Vai trò của amoniac trong phản ứng trên là
A. Axit. B. Bazơ. C. Chất oxi hóa. D. Chất khử.
Câu 2: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,2 mol HCl vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,3M và NaHCO3 0,2M. Thể tích khí CO2 thoát ra (ở đktc) là
A. 1,12 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 5,6 lít.
Câu 3: Cho một ít Phenolphtalein vào một dung dịch có [H+]=10-9 M. Màu của dung dịch thu được là
A. tím. B. hồng. C. không màu. D. xanh.
Câu 4: Cho các hiđroxit: Pb(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2, Al(OH)3. Số hiđroxit lưỡng tính là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 5: Số oxh của nitơ trong các hợp chất: NO, NH4Cl, Mg3N2 lần lượt là
A. +4, +3, -3. B. +2, -3, -3. C. +3, -3, +2. D. +2, -3, +3.
Câu 6: Thuốc muối Nabica (hình bên) có tác dụng chữa đau dạ dày do thừa axit.
Thành phần chính trong thuốc muối Nabica là
A. (NH4)2CO3.
B. NH4HCO3.
C. NaHCO3.
D. Na2CO3.
Câu 7: Thể tích nước cất cần dùng để pha 100 mililit dung dịch H2SO4 pH= 1 thành dung dịch NaOH mới có pH = 2 là
A. 1100 mililit. B. 100 mililit. C. 900 mililit. D. 1000 mililit.
Câu 8: Chọn phát biểu SAI.
A. Phản ứng tổng hợp Amoniac từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch .
B. Đốt cháy Amoniac không có xúc tác thu được N2 và H2O.
C. Amoniac là một bazơ.
D. Amoniac là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
Câu 9: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
A. 12,0. B. 2.0. C. 1,0. D. 13,0.
Câu 10: Cho phương trình hóa học biểu diễn phản ứng xảy ra trong dung dịch: MgCl2 + (X) NaCl + (Y). Chất (Y) không thể là
A. MgCO3. B. Mg3(PO4)2. C. MgSO4. D. Mg(OH)2.
Câu 11: Trong các chất sau: NH4Cl, K2SO4, LiOH, HCOOH. Theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là
A. NH4Cl. B. HCOOH. C. LiOH. D. K2SO4.
Câu 12: Cho các dung dịch: MgCl2, NH4Cl, Al2(SO4)3. Chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên?
A. phenolphtalein. B. quỳ tím. C. NaOH. D. AgNO3.
Câu 13: Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế… là do nó có khả năng
A. hấp thụ các khí độc. B. khử các khí độc.
C. phản ứng với khí độc. D. hấp phụ các khí độc.
Câu 14: Nung 4,46 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 5,42 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,32. B. 0,36. C. 0,24. D. 0,28.
Câu 15: Hiện tượng xảy ra khi cho bột Cu vào dung dịch HNO3 đặc là
A. tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu, khí này hoá nâu trong không khí.
B. tạo kết tủa màu xanh và khí không màu.
C. tạo dung dịch có màu xanh và khí màu nâu đỏ.
D. tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu, mùi khai, khí này làm xanh giấy quỳ ẩm.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1
Phần đáp án câu trắc nghiệm:
| 209 | 132 | 485 | 357 |
1 | B | D | D | C |
2 | B | D | A | A |
3 | C | C | B | C |
4 | D | C | D | D |
5 | B | D | B | A |
6 | C | B | C | D |
7 | A | C | C | A |
8 | D | D | D | B |
9 | C | B | D | B |
10 | D | A | C | A |
11 | C | B | C | D |
12 | A | D | C | A |
13 | B | A | D | C |
14 | C | D | B | D |
15 | D | B | C | C |
16 | C | C | C | C |
17 | D | D | B | A |
18 | A | B | D | D |
...
Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 có đáp án môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Phan Đình Phùng. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính.
Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!