Bài tập tự luận ôn tập chủ đề: Địa lý các ngành kinh tế - Địa lý dân cư môn Địa lý lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh có đáp án

CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ - ĐỊA LÍ DÂN CƯ

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Câu 1: Cơ cấu ngành KT nước ta chuyển dịch theo hướng nào? Tại sao?

  • Cơ cấu ngành KT chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH:
    • Tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư
    • Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm
  • Trong nội bộ các ngành cũng chuyển dịch
    • Nông – lâm – ngư: giảm tỉ trọng nông, lâm nghiệp, tăng ngư nghiệp.
  • Trong nông nghiệp: giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng chăn nuôi.
    • Công nghiệp: CN chế biến tăng tỉ trọng, CN khai thác giảm tỉ trọng.
    • Dịch vụ: nhiều loại dịch vụ mới ra đời: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ…
  • Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với xu hướng CNH, HĐH, để đáp ứng với nền kinh tế thị trường và để hòa nhập với thế giới

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN

Câu 2: Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì? Chúng ta đã khai thác có hiệu quả nền NN nhiệt đới như thế nào?

Các điều kiện thuận lợi và khó khăn của nền NN nhiệt đới nước ta

  • Thuận lợi: Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới có nhiều TNTN thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
    • Khí hậu: nóng ẩm, gió mùa có lượng nhiệt và lượng ẩm cao
    • Đất đai: có 2 loại chủ yếu là đất phù sa và đất phe ra lít thuận lợi cho nhiều loại cây trồng.
    • Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, nhiều phù sa

=> Các ĐKTN đều tạo thuận lợi cho nền NN nhiệt đới phát triển, canh tác đa dạng

  • Khó khăn:
    • Thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán, thời tiết bất thường, sâu bệnh….
    • Đất đai bị bạc màu, bào mòn, rửa trôi, thu hẹp => nông nghiệp bấp bênh
  • Nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới:
    • Tập đoàn cây con đa dạng, phân bố ngày càng hợp lí
    • Cơ cấu mùa vụ thay đổi, năng suất tăng cao
    • Nông nghiệp gắn chặt với CN chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm
    • Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng nhiều và có chất lượng, mở rộng thị trường, có sức cạnh tranh.

Câu 3: Hãy phân biệt những nét khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa?

  • Đặc điểm nền nông nghiệp cổ truyền:
    • Sản xuất nhỏ, thủ công, năng suất lao động thấp
    • Sản phẩm ít, chỉ tự cung tự cấp
  • Đặc điểm nền nông nghiệp hàng hóa:
    • Sản xuất với quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc, vật tư, gắn liền với thâm canh, năng suất cao, sản lượng lớn
    • Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều lợi nhuận, đẩy mạnh xuất khẩu

Câu 4: Vai trò của sản xuất lương thực-thực phẩm? Tại sao nói việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp?

  • Vai trò:
    • Cung cấp lương thực cho nhân dân, thức ăn cho chăn nuôi
    • Cung nguyên liệu cho công nghiệp, là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng
    • Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta cực kì quan trọng, vì nước ta là nước đông dân
  • Việc đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, vì:
    • Là cơ sở nguyên liệu để phát triển chăn nuôi
    • Là cơ sở phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả
    • Thúc đẩy các dịch vụ nông nghiệp

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 5-8 của tài liệu Ôn tập chủ đề: Địa lý các ngành kinh tế - Địa lý dân cư môn Địa lý lớp 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

Câu 9: Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng và đang có sự chuyển dịch rõ rệt?

Cơ cấu ngành CN nước ta đa dạng:

  • Có 3 nhóm CN với 29 ngành CN: + CN khai thác: 4 ngành
    • CN chế biến: 23 ngành
    • CN sản xuất, phân phối điện, khi, nước: 2 ngành
  • Trong cơ cấu CN nổi lên một số ngành CN trọng điểm:
    • Là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hậu quả KT cao, thúc đẩy các ngành KT khác
    • Các ngành CN trọng điểm: năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, hóa chất …
  • Cơ cấu CN đang có sự chuyển dịch rõ rệt thích nghi với tình hình mới (lấy DC trong AL):
    • CN chế biến tăng dần và chiếm tỉ trọng giá trị lớn nhất
    • Nhóm CN khai thác và sản xuất, phân phối điện, khí, nước giảm dần

Câu 10: Chứng minh rằng công nghiệp nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ. Nguyên nhân của sự phân hóa đó?

Công nghiệp VN có sự phân hoá lãnh thổ rõ rệt: Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số vùng:

* Bắc bộ: CN tập trung cao nhất ở ĐB sông Hồng và vùng phụ cận

Có nhiều trung tâm lớn với các hướng chuyên môn hóa khác nhau, lan tỏa theo các tuyến giao thông quan trọng. Từ Hà Nội đi các hướng:

  • Hải Phòng – Hạ Long: Cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng
  • Đáp Cầu – Bắc Giang: vật liệu xây dựng, phân hóa học
  • Đông Anh – Thái Nguyên: cơ khí, luyện kim
  • Việt Trì – Lâm Thao: hóa chất, giấy
  • Hòa Bình – Sơn La: thủy điện
  • Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa: dệt, may, vật liệu xây dựng, điện

* Nam bộ: hình thành 1 dải công nghiệp

  • Nổi lên một số trung tâm lớn: tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần thơ…
  • Hướng chuyên môn hóa rất đa dạng, trong đó có một số ngành CN non trẻ, phát triển mạnh như dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí

* Dọc Duyên hải miền Trung: có một số trung tâm CN như: Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…

* Những khu vực còn lại CN phát triển kém, phân tán, rời rạc

Nguyên nhân:

  • Sự phân hóa lãnh thổ CN là kết quả của nhiều nhân tố: vị trí địa lí, TNTN, lực lượng lao động có trình độ, cơ sở hạ tầng.
  • Các vùng tập trung CN cao là vùng tập trung nhiều yếu tố thuận lợi trên
  • Miền núi và Tây Nguyên giàu TNTN nhưng thiếu cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động có tay nghề, nên CN chậm phát triển

Câu 11: Tại sao CN năng lượng lại là ngành CN trọng điểm của nước ta?

  • CN trọng điểm là: ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệuu quả KT cao, thúc đẩy các ngành KT khác
  • CN năng lượng là ngành có thế mạnh lâu dài:
    • Có cơ sở nguồn nhiên liệu phong phú, vững chắc: Có nhiều mỏ than (DC), Có các bể dầu khí lớn ở thềm lục địa (DC), Nguồn thủy năng lớn (khoảng 30 triệu kw, cho sản lượng điện tiềm tàng là 260 – 270 tỉ kwh. Lớn nhất là sông Hồng 37%, sau là sông Đồng Nai 19%)
    • Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế và phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân
  • Mang lại hiệu quả kinh tế cao: Hình thành mạng lưới các nhà máy điện rộng khắp trên cả nước(DC)
  • Nguồn năng lượng tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác (DC)

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 12-13 của tài liệu Ôn tập chủ đề: Địa lý các ngành kinh tế - Địa lý dân cư môn Địa lý lớp 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

Câu 14: Hãy nêu vai trò của GTVT và thông tin liên lạc đối với sự phát triển KT – XH nước ta?

  • GTVT và thông tin liên lạc là ngành sản xuất đặc biệt, vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính dịch vụ
  • GTVT và thông tin liên lạc tham gia hầu hết vào các khâu trong quá trình sản xuất, nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng
  • Tạo mối giao lưu, phân phối, điều khiển các hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân
  • Tạo mối liên hệ về mọi mặt giữa các vùng trong nước và nước ta với các nước trên thế giới.
  • Góp phần phát triển kinh tế, xã hội các vùng hẻo lánh, và an ninh quốc phòng

Câu 15: Trình bày tình hình phát triển ngành GTVT đường ô tô và đường biển ở nước ta?

Đường ô tô:

  • Mạng lưới đường ô tô dày đặc, phủ kín các vùng
  • Khối lượng vận chuyển tăng nhanh cả về vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, hành khách.
  • Hệ thống đường ô tô VN cũng đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực
  • Các tuyến đường chính:
    • 2 trục đường xuyên quốc gia: QL 1A và đường Hồ Chí Minh
    • Một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng Đ – T: 9, 24, 19, 25,26…

 Đường biển:

  • Bờ biển nước ta thuận lợi cho xây dựng cảng: có 73 cảng lớn nhỏ
  • Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa tăng
  • Các cảng biển đã và đang được xây dựng nâng cấp, bố trí hợp lí, hiện đại hóa nâng công suất
  • Tuyến quan trọng nhất Hải Phòng – tp HCM, dài 1500km
  • Các cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Liên Chiểu, Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu, Thị Vải…

Câu 16: Nêu những đặc điểm nổi bật của ngành viễn thông?

  • Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, kĩ thuật hiện đại
  • Mạng lưới viễn thông đa dạng: Mạng điện thoại; Mạng phi ĐT; Mạng truyền dẫn

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 17-18 của tài liệu Ôn tập chủ đề: Địa lý các ngành kinh tế - Địa lý dân cư môn Địa lý lớp 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

ĐỊA LÝ DÂN CƯ

Câu 19: Nêu đặc điểm dân số nước ta hiện nay và tác động của nó tới sự phát triển KT – XH?

Đặc điểm dân số:

  • Dân đông: năm 2006: 84,15 tr. người (thứ 2 ĐNA, thứ 13 thế giới)
  • Nhiều dân tộc: nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 86,2%
  • DS nước ta tăng nhanh, đặc biệt nửa sau của TK 20. Hiện nay do thực hiện chính sách dân số mức tăng đã giảm dần. Tuy nhiên do dân đông nên mỗi năm vẫn tăng hơn 1 triệu người, nên quy mô dân số vẫn lớn
  • Cơ cấu dân số trẻ, năm 2005: dưới tuổi lao động 27%, trong tuổi lao động 64%, quá tuổi lao động 9%

Tác động đến KT – XH

  • Mặt tích cực:
    • Dân đông, dân số trẻ => nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn
    • Dân có truyền thống đoàn kết, cần cù, thông minh sáng tạo và giàu lòng yêu nước
  • Mặt hạn chế:
    • Gây sức ép đối với nền KT, đời sống vật chất của dân còn thiếu thốn, còn đói nghèo
    • Sức ép đối với XH: vấn đề việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế… còn khó khăn => tệ nạn XH phát triển…
    • Gây sức ép với tài nguyên MT: TNTN nhanh chóng cạn kiệt, MT bị ô nhiễm
  • Biện pháp: thực hiện nghiêm chính sách dân số bằng các biện pháp
    • Thực hiện tốt luật hôn nhân gia đình
    • Thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch
    • Tuyên truyền, giáo dục, xử phạt về vấn đề DS

Câu 20: Vì sao nước ta phải phân bố lại dân cư ? Biện pháp thực hiện?

Vì dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí

Mật độ dân số trung bình cả nước: 254 ng/km2, nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng:

  • Giữa đồng bằng và miền núi:
    • Đồng bằng diện tích khoảng 25%, dân số chiếm 75% => mật độ rất cao, nhất là ĐBSHồng
    • Miền núi: diện tích 75%, dân số chỉ 25% => mật độ thấp, nhất là Tây Bắc, Tây Nguyên

-> Sự bất hợp lý trên gây khó khăn đến sử dụng lao động ở ĐB và khai thác tài nguyên ở miền núi.

  • Giữa thành thị và nông thôn:
    • Dân nông thôn chiếm đại bộ phận (73,1%), xu hướng giảm.
    • Dân thành thị chiếm tỉ lệ thấp (26,9%), có tăng nhưng chậm

-> Cho thấy công nghiệp chưa phát triển mạnh, đô thị hóa còn chậm

  • Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động
  • Tiếp tục thực hiện nghiêm chính sách KHHGĐ và pháp luật về dân số
  • Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp, thúc đẩy sự phân bố dân cư và lao động giữa các vùng
  • Quy hoạch và có chính sách phù hợp đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị
  • Có chương trình, chính sách và giải pháp xuất khẩu lao động, nâng cao đời sống, chất lượng người LĐ
  • Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi

Câu 21: Phân tích những mặt mạnh và mặt còn hạn chế của nguồn lao động VN?

  • Mặt mạnh:
    • Nguồn lao động dồi dào, 2006: 42,53 tr. người (chiếm 51,2%), mỗi năm tăng > 1 tr.ng
    • Cần cù, thông minh, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất nông – lâm – ngư
    • Chất lượng người lao động ngày càng được nâng cao.
  • Hạn chế: Lực lượng lao động có trình độ còn ít, thiếu công nhân lành nghề và lao động có trình độ cao.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 22-24 của tài liệu Ôn tập chủ đề: Địa lý các ngành kinh tế - Địa lý dân cư môn Địa lý lớp 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bài tập tự luận ôn tập chủ đề: Địa lý các ngành kinh tế - Địa lý dân cư môn Địa lý lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?