TRƯỜNG THPT BẢO LẠC | BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ SẮT – CROM – ĐỒNG MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
Câu 1: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe?
A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d8. D. [Ar]3d74s1.
Câu 2: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+?
A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d3.
Câu 3: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?
A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d3.
Câu 4: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là
A. CuSO4 và ZnCl2. B. CuSO4 và HCl. C. ZnCl2 và FeCl3. D. HCl và AlCl3.
Câu 5: Cặp kim loại nào sau đây thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội?
A. Mg, Fe B. Al, Ca. C. Al, Fe. D. Zn, Al
Câu 6: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là
A. NO2. B. N2O. C. NH3. D. N2.
Câu 7: Khi nung nóng Fe với chất nào sau đây thì tạo ra hợp chất sắt (II)
A. S B. Dung dịch HNO3
C. O2 D. Cl2
Câu 8: Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Fe sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự ( ion đặt trước sẽ bị khử trước).
A. Ag+, Pb2+,Cu2+ B. Cu2+,Ag+, Pb2+ C. Pb2+,Ag+, Cu2 D. Ag+, Cu2+, Pb2+
Câu 9: Cho các cặp oxi hoá khử sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Từ trái sang phải tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự Fe2+, Cu2+, Fe3+ và tính khử giảm dần theo thứ tự Fe, Cu, Fe2+. Điều khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Fe không tan được trong dung dịch CuCl2.
B. Cu có khả năng tan được trong dung dịch CuCl2.
C. Fe có khả năng tan được trong các dung dịch FeCl3 và CuCl2.
D. Cu có khả năng tan được trong dung dịch FeCl2.
Câu 10: Vai trò của Fe trong phản ứng Cu + 2Fe(NO3)3 = Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 là
A. chất bị oxi hoá. B. chất khử. C. chất bị khử. D. chất trao đổi.
Câu 11: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất?
A. Bột Mg dư, lọc. B. Bột Cu dư, lọc. C. Bột Al dư, lọc. D. Bột Fe dư, lọc.
Câu 12: Phản ứng Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NH4NO3 + H2O. Tổng các hệ số cân bằng của phản ứng là
A. 9 B. 20 C. 64 D. 58
Câu 13: Sắt kim loại bị oxi hoá trong dung dịch bởi ion kim loại nào dưới đây?
A. Fe3+. B. Al3+. C. Zn2+. D. Mg2+.
Câu 14: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5)
A. 2,8. B. 1,4. C. 5,6. D. 11,2.
Câu 15: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5)
A. 11,2. B. 0,56. C. 5,60. D. 1,12.
Câu 16: Chia m gam hỗn hợp Fe, Cu làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với axit HCl dư thì thu được 2,24 lit khí H2 (đktc).
Phần 1: Cho tác dụng với axit HNO3 loãng thì thu được 4,48 lit khí NO (đktc).
Thành phần % khối lượng kim loại Fe trong hỗn hợp là
A. 26,6%. B. 63,2%. C. 36,8%. D. Kết quả khác.
Câu 17. Bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ kim loại sắt tạo ra 32,5 gam FeCl3?
A. 21,3 gam B. 14,2 gam. C. 13,2 gam. D. 23,1 gam.
Câu 18: Đốt cháy 8,4 gam Fe trong bình chứa lưu huỳnh (phản ứng vừa đủ). Khối lượng muối thu được là
A. 12,0 gam B. 14,5 gam C. Kết quả khác. D. 13,2 gam
Câu 19: Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là:
A. Mg. B. Zn. C. Fe. D. Al.
Câu 20: Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí (ở đktc). Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được m gam một chất rắn. Giá trị m là
A. 1,4 gam. B. 4,2 gam. C . 2,3 gam. D. 3,2 gam.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương ôn tập vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 50: Cho 11,36 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dd HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dd X. Cô cạn dd X thu được m g muối khan. Giá trị m là:
A. 38,72 gam B. 35,50 gam C. 49,09 gam D. 34,36 gam
Câu 51: Dung dịch A chứa 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,15 mol HCl có khả năng hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu kim loại ? (Biết NO là sản phẩm khử duy nhất )
A. 2,88 gam B. 3,92 gam C. 3,2 gam D. 5,12 gam
Câu 52: Cho 5,76g kim loại Cu tan trong 8ml dd HNO3 2M, sau khi phản ứng xong chỉ thu được khí NO (s/p khử duy nhất). Tiếp tục cho vào dd thu được một lượng dư dd axit H2SO4 lại thấy giải phóng khí NO (s/p khử duy nhất). Tổng thể tích khí NO (đktc) thoát ra là?
A. 0,464lit B. 0,646lit C. 0,3584lit D. 3,0446lit
Câu 53: Cho 2,56g kim loại Cu tác dụng với 40ml dd HNO3 2M chỉ thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Phản ứng xảy ra xong cho thêm dd H2SO4 loãng vào lại thấy tiếp tục có khí NO duy nhất thoát ra. Thể tích dd H2SO4 0,5M tối thiểu thêm vào để Cu tan hết là?
Câu 54: Cho 3,2g bột Cu t/d với 100ml dd h/hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi p/ứng xảy ra h/toàn thu được V lit khí NO( s/p khử duy nhất) ở đktc. Giá trị của V là:
A. 0,756 lit B. 0,672 lit C. 0,448 lit D 1,792 lit
Câu 55: Thực hiện 2 thí nghiệm: TN 1: Cho 3,84g Cu phản ứng với 80ml dd HNO3 1M thoát ra V1 lit khí NO. TN 2: Cho 3,84g Cu phản ứng với 80ml dd có chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V2 lit NO( Các khí đo ở cùng điều kiện). Quan hệ giữa V1 và V2 là :
A. V2 = 1,5V1 B. V2 = 2V1 C. V2 = 2,5V1 D. V2 = V1
Câu 56: Thực hiện 2 thí nghiệm: TN 1: Cho 6,4g Cu phản ứng với 120ml dd HNO3 1M thoát ra V1 lit khí NO. TN 2: Cho 6,4g Cu phản ứng với 120ml dd có chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V2 lit NO( Các khí đo ở cùng điều kiện). Quan hệ giữa V1 và V2 là :
A. V2 = 1,5V1 B. V1 = 2V2 C. V2 = 2V1 D. V2 = V1
Câu 57: Cho 1,92g Cu vào 100ml dd hỗn hợp có chứa KNO3 0,16M và H2SO4 0,4M, thấy sinh ra một chất khí có tỷ khối hơi so với H2 là 15 và dd A. Thể tích khí thoát ra và dd NaOH 0,5M tối thiểu cần dùng để kết tủa hết ion Cu2+ trong dd A là
A. 120 ml B. 135 ml C. 128 ml D. 200 ml
Câu 58: Cho 19,2g Cu vào 500ml dd NaNO3 1M sau đó thêm vào 500ml dd HCl 2M. Kết thúc phản ứng thu được dd X và x lit khí NO duy nhất(đktc). Phải thêm bao nhiêu V(ml) dd NaOH 1M vào dd X để kết tủa hết ion Cu2+
a. Giá trị x là:
A. 3,36lit B. 5,6lit C. 2,24lit D. 4,48lit
b. Giá trị V là :
A. 800ml B. 600ml C. 400ml D. 120ml
Câu 58: Dung dịch A có chứa 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,15 mol HCl có khả năng hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu kim loại( Biết NO là sản phẩm khử duy nhất)
A. 2,88g B. 3,92g C. 3,2g D. 6,4g
Câu 58: Cho 4,48g Fe vào 400ml dd HNO3 1M, đến khi p/ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sp khử duy nhất) và dd X. Dd X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là:
A. 1,92g B. 3,2g C. 3,52g D. 3,84g
Câu 59: Cho 5,6g Fe vào 100ml dd hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 1,5M. Sau khi kết thúc phản ứng lọc bỏ phần chất rắn không tan, thêm tiếp dd HCl dư vào thì sau khi phản ứng xong thu được V lit khí NO duy nhất đktc thoát. Giá trị của V là:
A. 0,75lit B. 1,49lit C. 1,12lit D. 3,36lit
Câu 60: Cho 8,4g Fe vào cốc đựng 200ml dd Cu(NO3)2 0,75M. Kết thúc phản ứng lọc bỏ chất rắn không tan, thêm tiếp vào cốc dd HCl dư. Hỏi sau khi phản ứng xong thể tích khí NO (đktc) thu được là bao nhiêu (biết nó là sản phẩm khử duy nhất.)
A. 1,12lit B. 0,112 lit C. 0,896lit D. 3,36lit
Câu 61 : Nguyên tố X có Z = 26 . Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
A. ô số 26, chu kì 4 nhóm VIIIA. B. ô số 26 chu kì 4, nhóm IIA.
C. ô số 26, chu kì 3, nhóm VIIIB. D. ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 62: Tính chất vật lí nào sau đây không phải tính chất của sắt ?
A. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn B. Kim loại nặng, khó nóng chảy
C. Dẫn điện và dẫn nhiệt D. Có tính nhiễm từ
Câu 63: Hoà tan Fe vào dd AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?
A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3
C. Fe(NO2)2, Fe(NO3)3, AgNO3 D. Fe(NO3)3 , AgNO3
Câu 64: X3+ có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d5. Cấu hình electron của X là
A. 1s22s22p63s23p64s23d3 B. 1s22s22p63s23p63d5
C. 1s22s22p63s23p63d6 D. 2s22s22p63s23p63d64s2
Câu 65: Cấu hình electron của X2+ là
A. 1s22s22p63s23p64s23d3 B. 1s22s22p63s23p63d5
C. 1s22s22p63s23p63d6. D. 2s22s22p63s23p63d64s2.
Câu 66 : Hoà tan Fe vào dd AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?
A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3
C. Fe(NO2)2, Fe(NO3)3, AgNO3 D. Fe(NO3)3 , AgNO3
Câu 67: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?
A. Pirit sắt FeS2. B. Hematit đỏ Fe2O3. C. Manhetit Fe3O4 D. Xiđerit FeCO3.
Câu 68: Có dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Người ta có thể dùng một hoá chất để loại bỏ được tạp chất là:
A. Fe dư. B. Zn dư. C. Cu dư. D. Al dư.
Câu 69: Trường hợp không đúng giữa tên quặng sắt và hợp chất sắt chính có trong quặng sắt là
A. hematit nâu chứa Fe2O3. B. manhetit chứa Fe3O4.
C. xiderit chứa FeCO3. D. pirit chứa FeS2.
Câu 70: Phản ứng nào sau đây tạo ra được Fe(NO3)3?
A. Fe + HNO3 đặc, nguội B. Fe + Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)2 + Cl2 D. Fe + Fe(NO3)2
Câu 71: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A. kim loại Ag. B. kim loại Cu. C. kim loại Mg. D. kim loại Ba.
Câu 72: Nguyên tắc luyện thép từ gang là:
A. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.
B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.
D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.
Câu 73: Phản ứng tạo xỉ trong lò cao là
A. CaCO3 → CaO + CO2. B. CaO + SiO2 → CaSiO3.
C. CaO + CO2 → CaCO3. D. CaSiO3 → CaO + SiO2.
Câu 74: Câu nào đúng khi nói về: Gang?
A. Là hợp kim của Fe có từ 6 - 10% C và một ít S, Mn, P, Si.
B. Là hợp kim của Fe có từ 2% - 5% C và một ít S, Mn, P, Si.
C. Là hợp kim của Fe có từ 0,01% - 2% C và một ít S, Mn, P, Si.
D. Là hợp kim của Fe có từ 6% - 10% C và một lượng rất ít S, Mn, P, Si.
Câu 75: Thứ tự CO khử các oxít sắt trong lò cao sản xuất gang là
A. Fe2O3 → Fe3O4 → FeO → Fe C. Fe3O4 → Fe2O3 → FeO → Fe
B. Fe2O3 → FeO → Fe3O4 → Fe D. Fe3O4 → FeO → Fe2O3 → Fe
Câu 76: Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với Cl2 tạo ra muối Y. Phần 2 cho tác dụng với dd HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng với muối Y lại thu được muối Z. Vậy X là kim loại nào sau đây?
A. Mg B. Al C. Zn D. Fe
Câu 77: Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng ,phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư.Dung dịch thu được sau phản ứng là
A. Fe(NO3)2 . B. Fe(NO3)3, HNO3.
C. Fe(NO3)3 . D. Fe(NO3)2 ,Fe(NO3)3 .
Câu 78: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là:
A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2 D. AgNO3 và Mg(NO3)2
Câu 79: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và IV. B. II, III và IV. C. I, II và III. D. I, III và IV
Câu 80: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Crom - Sắt - Đồng môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Bảo Lạc. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số nội dung cùng chuyên mục tại đây:
- 40 Bài tập vận dụng crom và hợp chất của crom
- Bài tập trắc nghiệm Chương Crom - Sắt - Đồng
- Đề kiểm tra Chương Crom - Săt - Đồng môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.