Bài tập chuyên đề Đại cương về Kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nam Tuấn

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NAM TUẤN

 

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG HTTH. CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI

1. Vị trí của kim loại:

- Nhóm IA (trừ H); nhóm IIA; nhóm IIIA (trừ B); 1 phần của nhóm IVA đến VIA.

- Nhóm IB đến VIIIB.

- Họ Lantan và Actini.

2. Cấu tạo của kim loại:

- Cấu tạo nguyên tử:

+ Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại điều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1,2  hoặc 3).

Ví dụ: Na[Ne]3s1, Mg[Ne]3s2,  Al[Ne] 3s23p1.

+ Trong cùng chu kì, nguyên tử  của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tử của nguyên tố phi kim.

Ví dụ:              11Na    12Mg    13Al     14Si      15P       16S       17Cl

      Bán kính: 0,157   0,136  0,125    0,117     0,11    0,104    0,099

3. Liên kết kim loại: Là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và các electron tự do.

II. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI. DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI

1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CHUNG: ở điều kiện thường các kim loại ở trạng thái rắn (trừ Hg) có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.

 Tóm lại tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các e tự do trong mạng tinh thể kim loại.

2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ RIÊNG:

Kim loại khác nhau có khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy và tính cứng khác nhau.

VD: - Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là: Os

- Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là: Li

- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là: W

- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là: Hg

- Kim loại có tính cứng lớn nhất là: Cr

- Kim loại có tính cứng nhỏ nhất là: Cs

3. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử.:

M → Mn+ + ne

- Tác dụng với phi kim:

VD: 2Fe + 3Cl2   2FeCl3 ;              

3Fe  +  2O2 →  Fe3O4 ;      

4Al  +  3O2  → 2Al2O3.               

 Fe  + S  → FeS;              

Hg   + S → HgS ;                               

2Mg  +  O2  → 2MgO.

Kim loại là chất khử (bị oxi hóa).      

Phi kim là chất oxi hóa (bị khử)            

Tác dụng với dung dịch axit:

+ Với dd HCl, H2SO4 loãng. Trừ các kim loại đứng sau hidro trong dãy điện hóa.

Fe + 2HCl   → FeCl2 + H2

2Al  + 3H2SO4 (l) → Al2(SO4) +  3H2

+ Với dd HNO3, H2SO4 đặc

VD:  3Cu  + 8HNO3 loãng  →  3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

Cu +  2H2SO4 đặc → CuSO4  + SO2 +  2H2O

Kim loại là chất khử (bị oxi hóa).       Axit là chất oxi hóa (bị khử)            

 * Chú ý: - Al, Fe, Cr, bị HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội làm thụ động hóa.

- Kim loại có nhiều số oxi hóa bị dung dịch HNO3, H2SO4 đặc oxi hóa đến số oxi hóa cao nhất.

- Tác dụng với nước:

Chỉ có các kim loại nhóm IAvà IIA, trừ Be,Mg) khử H2O ở nhiệt độ thường, các kim loại còn lại khử được H2O ở nhiệt độ cao hoặc không khử được.

VD: 2Na  + 2H2O →  2NaOH   +  H2

Kim loại là chất khử (bị oxi hóa).       Nước là chất oxi hóa (bị khử)            

- Tác dụng với dung dịch muối:

VD: Fe    +    CuSO4  →    FeSO4   +  Cu↓

     Fe chất khử (bị oxi hóa), Cu2+ chất oxh (bị khử)

4. DÃY ĐIỆN HOÁ KIM LOẠI

- Cặp oxi hóa khử của kim loại 

VD: Ag+  + 1e  → Ag;       

Cu+  + 2e  →  Cu;       

Fe2+  + 2e  → Fe

+ Nguyên tử kim loại đóng vai trò chất khử, các ion kim loại đóng vai trò chất oxi hóa.

+ Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa - khử của kim loại

 VD: Ag+ /Ag, Cu2+/Cu, Fe2+/Fe,...

- Dãy điện hóa của kim loại:

Tính oxi hóa của ion kim loại tăng, tính khử của kim loại giảm

-  So sánh tính chất cặp oxi hóa khử

  So sánh tính chất giữa các cặp oxi hóa khử: Ag+ /Ag và Cu2+/Cu, Zn2+/Zn, nhận thấy:

Tính oxh các ion: Ag+> Cu2+> Zn2+

Tính khử: Zn>Cu>Ag

-  Ý nghĩa dãy điện hóa

Cho phép dự đoán chiều phản ứng giữa 2 cặp oxh khử theo qui tắc α

Zn  +  Cu2+→ Zn2++ Cu  

Hg  +  2Ag+→ Hg2++ 2Ag

 chất oxh mạnh + chất khử mạnh  → chất oxh yếu  + chất khử yếu.

VD: phản ứng giữa 2 cặp Cu2+/Cu và Fe2+/Fe là:     

Fe  +  Cu2+ → Fe2+ + Cu

5. Hợp kim:

- KHÁI NIỆM: Hợp kim là vật liệu gồm một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

 VD: Thép, gang, inox, hợp kim đuyra,...

- TÍNH CHẤT: Hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự tính chất của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim, nhưng tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim lại khác nhiều tính chất các đơn chất.

+ Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn.

+ Hợp kim cứng và giòn hơn.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 25: Có dung dịch FeSO4 lẫn CuSO4. Phương pháp đơn giản nhất để loại tạp chất là

A. cho một lá đồng vào dung dịch                          B. cho một lá sắt vào dung dịch        

C. cho một lá nhôm vào dung dịch                         D. cho một lá bạc vào dung dịch        

Câu 26: Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các cách sau?

A. Điện phân dung dịch muối clorua bão hòa tương ứng có vách ngăn.            

B. Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao.

C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng.    

D. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng.

Câu 27: Trong quá trình điện phân ở catot xảy ra

A. quá trình khử                                                        B. cả quá trình oxi hoá và quá trình khử       

C. quá trình oxi hoá                                                   D. quá trình oxi hoá kim loại

Câu 28: Khi cho luồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm bao gồm

A. Al2O3, FeO, CuO, Mg                                            B. Al2O3, Fe, Cu, MgO          

C.Al, Fe, Cu, Mg                                                        D. Al, Fe, Cu, MgO

Câu 29: Nhận định nào đúng về quá trình xảy ra ở cực âm và cực dương khi điện phân dung dịch NaCl và điện phân NaCl nóng chảy?

A. Ở cực âm, điện phân dung dịch NaCl là quá trình khử nước, điện phân NaCl nóng chảy là quá trình khử ion Na+; ở cực dương đều có quá trình oxi hoá ion Cl-.

B. Ở cực âm đều là quá trình khử ion Na+; ở cực dương đều là quá trình oxi hoá ion Cl-.

C. Ở cực âm, điện phân dung dịch NaCl là quá trình khử ion Na+, điện phân NaCl nóng chảy là quá trình khử nước; ở cực dương đều là quá trình oxi hoá ion Cl-.

D. Ở cực âm đều là quá trình khử nước; ở cực dương đều là quá trình oxi hoá ion Cl-.

Câu 30: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.

Thí nghiệm 2: nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.

Thí nghiệm 3: nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.

Thí nghiệm 4: cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

A.3                              B.1                                          C.2                                          D.4     

Câu 31: Điều khẳng định nào sau đây KHÔNG đúng?

A. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hoá.

B. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.

C. Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ sẽ được bảo vệ.

D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây sát tận bên trong, để ngoài không khí ẩm thì thiếc sẽ ăn mòn điện hoá.

Câu 32: Điểm giống nhau giữa ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa là

A. đều xảy quá trình oxy hóa - khử.                                                  

B. đều có sự trao đổi electron nên phát sinh dòng điện.

C. đều bị oxi hóa bởi không khí         .                                              

D. đều chỉ xảy ra với kim loại nguyên chất.

Câu 33: Để tách riêng từng kim loại ra khỏi dung dịch chứa đồng thời muối AgNO3 và Pb(NO3)2, người ta dùng lần lượt các kim loại

A. Cu, Fe                     B. Pb, Fe                     C. Ag, Pb                                D. Zn, Cu

Câu 34: Nhúng một lá sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra cân nặng hơn so với ban đầu 0,2 g. Khối lượng đồng bám vào lá sắt là

A. 0,2gam                   B. 1,6gam                    C. 3,2gam                               D. 6,4gam

Câu 35: Hoà tan hoàn toàn 2,17 gam hỗn hợp 3 kim loại A, B, C trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là

A. 9,27.                       B. 5,72.                       C. 6,85.                                   D. 6,48.

Câu 36: Cho 7,8 gam K vào 192,4 gam nước thu được m gam dd và một lượng khí thoát ra. Giá trị m là

A. 198g                       B. 200,2g                    C. 200g                                   D. 203,6g

Câu 37: Ngâm một lá Zn trong dd có hòa tan 4,16 gam CdSO4. Phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng 2,35%. Khối lượng lá Zn trước phản ứng là

A. 40 g                        B. 60g                         C. 80g                                     D. 100g

Câu 38: Hoà tan hoàn toàn 7,5g hỗn hợp Mg và Al trong dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) thu được 7,84 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là

A. 76,1g                      B.14,1g                       C. 67,1g                                  D. 41,1g

Câu 39: Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng, lấy lá Fe ra rửa nhẹ, làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6g. Khối lượng Cu bám trên là Fe là bao nhiêu gam?

A.12,8g                       B.8,2g                         C.6,4g                                     D.9,6g

Câu 40: Điện phân 200ml dung dịch CuCl2 1M (điện cực trơ) thu được 0,05mol Cl2 . Ngâm một đinh sắt sạch vào dung dịch còn lại sau khi điện phân, khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra. Hỏi khối lượng đinh sắt tăng thêm bao nhiêu gam?

A.0,4                           B.3,2                           C.9,6                                     D.1,2

Câu 41: Điện phân 1 lít dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, dung dịch sau điện phân có pH=2. Coi thể tích dung dịch sau điện phân không thay đổi. Khối lượng Ag bám ở catot là

A. 2,16g                     B. 0,108g                     C.1,08g                                D. 0,54g

Câu 42: Điện phân nóng chảy 25,98g MIn thì thu được 12,6g iot. MIn có công thức phân tử là

A. KI                           B. CsI                           C. NaI                                  D. RbI

Câu 43: Một hợp kim tạo bởi Cu và Al có cấu tạo tinh thể hợp chất hóa học và có chứa 12,3% khối lượng nhôm. Công thức hóa học của hợp kim là

A. Cu3Al                      B. CuAl3                       C. Cu2Al3                             D. Cu3Al2

Câu 44: Hòa tan 6g hợp kim Cu-Ag trong dung dịch HNO3 tạo ra được 14,68g hỗn hợp muối Cu(NO­3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của hợp kim là

A. 50% Cu và 50% Ag                                                B. 64% Cu và 36% Ag                      

C. 36% Cu và 64% Ag                                                D. 60% Cu và 40% Ag

Câu 45: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 6,40.                                   B. 16,53.                     C. 12,00.                     D. 12,80.

Câu 46: Cho 5,6 gam Fe tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 21,1 gam muối và V lít NO2 (đktc). Giá trị của  V là

A. 3,36 lít                                B.  4,48 lít                    C. 5,6 lít                     D. 6,72 lít

Câu 47: Khi hoà tan hoàn toàn m gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO duy nhất. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn m gam M trong dung dịch HCl dư cũng thu được V lít khí, khối lượng muối Clorua thu được bằng 52,48% khối lượng muối Nitrat thu được ở trên. Các khí đo ở cùng điều kiện. Tên  M là

A. Mn                                      B. Cr                           C. Fe                           D. Al

Câu 48: Trộn 84 gam bột Fe với 32 gam bột S rồi đun nóng (không có không khí). Hoà tan chất rắn A sau khi nung bằng dung dịch HCl dư được d/dịch B và khí C. Đốt cháy khí C cần V lít oxi (đktc). Các p/ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 16,8 lít                                B.  39,2 lít                  C. 11,2 lít                      D. 33,6 lít

Câu 49: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?

A. 1,8.                                     B. 1,5.                         C. 1,2.                         D. 2,0.

Câu 50: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là

A. 90,27%.                             B. 85,30%.                  C. 82,20%.                  D. 12,67%.

Câu 51: Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 2a mol/l, thu được 45,2 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 7,84 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 0,25.                                 B. 0,30.                             C. 0,15.                     D. 0,20.

Câu 52: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 97,98.                               B. 106,38.                        C. 38,34.                       D. 34,08.

Câu 53: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là

A. NO và Mg.                        B. N2O và Al                   C. N2O và Fe.               D. NO2 và Al.

Câu 54: Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít H2(ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là          

A. 3,92 lít.                              B. 1,68 lít                        C. 2,80 lít                      D. 4,48 lít

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Bài tập chuyên đề Đại cương về Kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nam Tuấn. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?