TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG | BÀI TẬP ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2019-2020 |
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
CHƯƠNG 1: Sự điện li.
I. MỨC ĐỘ BIẾT:
Câu 1: Tại sao dd của các dd axit, bazơ, muối dẫn điện được ?
A. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron.
B. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.
C. Do axit, bazơ, muối có khả năng phân li ra ion trong dd.
D. Do phân tử của chúng dẫn được điện.
Câu 2: Trong số các chất sau: H2S, Cl2, H2SO3, NaHCO3, C6H12O6, Ca(OH)2, HF, NaClO, C6H6. Số chất điện li là
A. 6. B. 7. C. 8. D.9.
Câu 3: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Câu 4: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. Những ion nào tồn tại trong dd. B. Nồng độ những ion nào trong dd lớn nhất.
C. Bản chất của phản ứng trong dd các chất điện li. D. Không tồn tại phân tử trong dd các chất điện li.
Câu 5: Trong các chất sau, chất nào không phải là chất điện li ?
A. NaHCO3. B. H2SO4. C. KOH. D. C2H5OH.
Câu 6: Muối nào cho dưới đây là muối axit ?
A. Na2CO3. B. CH3COONa. C. Na2SO4. D. Na2HPO4.
Câu 7: Dãy gồm các chất điện li mạnh là
A. NaOH, H2SO4, CuSO4, H2O. B. NaCl, AgNO3, Ba(OH)2, CH3COOH.
C. CH3COONa, KOH, HClO4, Al2(SO4)3. D. Fe(NO3)3, Ca(OH)2, HNO3, H2CO3.
Câu 8: Trong các chất sau, chất nào là chất điện li yếu:
A. HCl. B. NaOH. C. NaCl. D. CH3COOH.
Câu 9: Hiđroxit nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính ?
A. KOH. B. Al(OH)3. C. Mg(OH)2. D. Ba(OH)2.
Câu 10: Dd HCl 10-2M có pH bằng:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
II. MỨC ĐỘ HIỂU:
Câu 11: Trong 100 ml dd H2SO4 0,2M thì số mol của ion H+ và SO42- lần lượt là
A. 0,02 và 0,01. B. 0,04 và 0,02. C. 0,02 và 0,02. D. 0,2 và 0,4.
Câu 12: Đối với dd axit mạnh HNO3 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,1M. B. [H+] < [NO3-]. C. [H+] > [NO3-]. D. [H+] < 0,1M.
Câu 13: Một dd có [OH-] = 5.10-4M thì môi trường của dd này là
A. axit. B. kiềm. C. không xác định được. D. trung tính.
Câu 14: Trong dd HCl 0,010M, tích số ion của nước là
A. [H+].[OH-] > 1,0.10-14. B. [H+].[OH-] = 1,0.10-14. C. [H+].[OH-] < 1,0.10-14. D. không xác định được.
Câu 15: Một dd (A) chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,05 mol Ca2+; 0,15 mol HCO3- và x mol Cl- . Giá trị của x là
A. 0,15. B. 0,35. C. 0,2. D. 0,3.
III. . MỨC ĐỘ VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO:
Câu 16: Trộn 100 ml dd HNO3 0,1M với 100 ml dd H2SO4 0,05M thu được dd A. Thể tích dd NaOH 0,1M cần dùng để trung hoà dd là
A. 0,2 lít. B. 0,02 lít. C. 0,1 lít. D. 0,15 lít.
Câu 27: Một dd Y chứa: 0,01mol K+; 0,02mol NO3-; 0,02mol Na+; 0,005mol SO42-. Cô cạn dd Y thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 25,7g. B. 2,57g. C. 5,14g. D. 51,4g.
Câu 18: Cho 10ml dd HCl có pH = 3. Thêm vào đó x ml nước cất khuấy đều, thu được dd có pH = 4. Hỏi x bằng bao nhiêu ?
A. 10ml. B. 90ml. C. 100ml. D. 40ml.
CHƯƠNG 2: Nitơ, photpho.
I. MỨC ĐỘ BIẾT:
Câu 1. Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA:
A. ns2np5 B. ns2np3 C. ns2np2 D. ns2np4
Câu 2. Khí Nitơ tương đối trơ ở to thường là do:
A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ .
B. Nguyên tử Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm Nitơ .
C. Trong phân tử N2 ,mỗi nguyên tử Nitơ còn một cặp e chưa tham gia tạo liên kết.
D. Trong nguyên tử N2 có liên kết ba bền.
Câu 3. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng?
A. NH4Cl → NH3 + HCl B. NH4HCO3 → NH3 + H20 + CO2
C. NH4NO3 → NH3 + HNO3 D. NH4NO2 → N2 + 2 H2O
Câu 4. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là :
A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
C. Giấy quỳ mất màu. D. Giấy quỳ không chuyển màu.
Câu 5. Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác, nhờ phản ứng với dd kiềm mạnh, đun nóng vì :
A. muối nóng chảy ở nhiệt độ không xác định B. thoát ra chất khí có màu nâu đỏ
C. thoát ra chất khí không màu, có mùi khai D. thoát ra chất khí không màu, không mùi
Câu 6. Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là:
A. LiN3 và Al3N. B. Li2N3 và Al2N3. C. Li3N và AlN. D. Li3N2 và Al3N2
Câu 7. Tính chất hóa học của NH3 là:
A. tính bazơ mạnh, tính khử. B. tính bazơ yếu, tính oxi hóa.
C. tính khử, tính bazơ yếu. D. tính bazơ mạnh, tính oxi hóa.
Câu 8. Dd axit H3PO4 có chứa các ion nào ? ( không kể H+ và OH- của nước ):
A. H+, PO43- B. H+, H2PO4-, PO43- C. H+, HPO42-, PO43- D. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-
Câu 9. Chọn công thức đúng của apatit:
A. Ca3(PO4)2 B. Ca(PO3)2 C. 3Ca3(PO4)2.CaF2 D. CaP2O7
Câu 10: Cho các phản ứng sau: N2 + O2 → 2NO và N2 + 3H2 → 2NH3. Trong hai phản ứng trên thì nitơ
A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính khử.
C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 11: Các tính chất hoá học của HNO3 là
A. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh. B. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ.
C. tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh. D. tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân huỷ.
Câu 12: Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?
A. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3. B. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3.
C. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2. D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.
Câu 13: Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng
A. phân đạm. B. phân kali. C. phân lân. D. phân vi lượng.
Câu 14: Thành phần chính của supephotphat đơn gồm
A. Ca(H2PO4)2. B. Ca(H2PO4)2, CaSO4. C. CaHPO4, CaSO4. D. CaHPO4.
II. MỨC ĐỘ HIỂU:
Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Khí X (+ H2O) → dung dịch X (+ H2SO4) → Y (+ NaOH đặc) → X (+ HNO3) → Z (to)→ T
Công thức của X, Y, Z, T tương ứng là
A. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO3. B. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO2.
C. NH3, (NH4)2SO4, NH4NO3, N2O. D. NH3, N2, NH4NO3, N2O.
Câu 16: Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt các dd (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4. Hóa chất đó là:
A. BaCl2. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. AgNO3.
Câu 17: Axit nitric đặc nguội có thể tác dụng được với dãy chất nào sau đây:
A. Al, Al2O3, Mg, Na2CO3. B. Cu, Al2O3, Zn(OH)2, CaCO3.
C. Fe, CuO, Zn, Fe(OH)3. D. S, ZnO, Mg, Au.
Câu 18: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dd HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện
A. khói màu trắng. B. khói màu tím. C. khói màu nâu. D. khói màu vàng.
Câu 19: Có thể dùng dãy chất nào sau đây để làm khô khí amoniac?
A. CaCl2 khan, P2O5, CuSO4 khan. B. H2SO4 đặc, CaO khan, P2O5.
C. NaOH rắn, Na, CaO khan. D. CaCl2 khan, CaO khan, NaOH rắn.
III. . MỨC ĐỘ VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO
Câu 20: Cho 150 ml dd KOH 1M tác dụng với 200 ml dd H3PO4 0,5M. Sau phản ứng, trong dd chứa các muối
A. KH2PO4 và K2HPO4. B. KH2PO4 và K3PO4.
C. K2HPO4 và K3PO4. D. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4.
Câu 21: Thực hiện phản ứng giữa N2 và H2 (tỉ lệ mol 1:4) trong bình kín có xúc tác , thu được hỗn hợp có áp suất giảm 10% so với ban đầu(cùng điều kiện) .Hiệu suất phản ứng là
A. 25% B. 50% C. 75% D. 60%
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dd HNO3, thấy tạo ra 44,8 lít hỗn hợp ba khí NO, N2, N2O (tỉ lệ mol: \({n_{NO}}:{n_{{N_2}}}:{n_{{N_2}O}} = 1:2:2\)) Thể tích dung dịch HNO3 1M cần dùng (lít) là:
A. 1,92. B. 19,2. C. 19. D. 1,931.
CHƯƠNG 3: Cacbon silic.
I. MỨC ĐỘ BIẾT:
Câu 1: Cấu hình ngoài cùng của các nguyên tố nhóm cacbon (nhóm IVA) là
A. ns2 np4 B. ns2 np2 C. ns2 nd3 C. ns2 np3
Câu 2: Trong các phản ứng hóa học Cacbon thể hiện tính gì:
A. Tính khử B. Tính oxi hóa
C. Vừa khử vừa oxi hóa D. Không thể hiện tính khử và oxi hóa.
Câu 3: Cacbon phản ứng với dãy nào sau đây:
A. Na2O, NaOH và HCl B. Al, HNO3 và KClO3
C. Ba(OH)2, Na2CO3 và CaCO3 D. NH4Cl, KOH và AgNO3
Câu 4: Khí CO2 không thể dập tắt đám cháy chất nào sau đây:
A. Mgiê B. Cacbon C. Phôtpho D. Mêtan
Câu 5: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bị bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính ?
A. SO2 B. NO C. CO2 D. NO2
Câu 6: Thủy tinh lỏng là dd đậm đặc của hỗn hợp:
A. Na2CO3 và K2CO3. B. Na2CO3 và CaCO3. C. Na2SiO3 và K2SiO3. D. Na2SiO3 và CaSiO3.
II. MỨC ĐỘ HIỂU:
Câu 7: Hãy chọn phát biểu đúng
(1) H2SiO3 là chất kết tủa (2) SiO2 tan trong dd Axit sunfuric
(3) SiO2 tan được trong Axit flohiđric (4) SiO2 tan được trong kiềm hoặc cacbonat kiềm nóng chảy
A. (2),(3),(4) B. (1),(2),(3) C. (1),(3),(4) D. (1),(2),(4)
Câu 8: Cho các phản ứng dưới đây:
(1) CO2 và dd Na2SiO3. (2) SiO2 và dd Na2CO3. (3) HCl và dd NaHCO3. (4) SiO2 vào dd HF.
(5) Si vào khí quyển F2. (6) Cho Si vào dd NaOH. Số phản ứng tạo chất khí là:
A. 5. B. 6. C. 2. D.3.
III. . MỨC ĐỘ VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO
Câu 9: Cho 4,48lít (đktc) CO2 từ từ qua bình đựng dd chứa 0,15mol Ca(OH)2. Khối lượng dd tăng hay giảm sau phản ứng.
A. Tăng 8,8g B. Tăng 10g C. Giảm 1,2g D. Giảm 1,9g
Câu 10: Sục V ml CO2 (đktc) vào 2 lít dd Ca(OH)2 0,001 M thấy xuất hiện 0,1 gam kết tủa trắng, lọc kết tủa rồi đem đun nóng dd thu được 0,1 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là
A. 0,672 B. 0,0672 C. 67,2 D. 6,72
Câu 11: Khử hoàn toàn 17,6gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là
A. 5,6 gam B. 6,72 gam C. 16,0 gam D. 11,2 gam.
CHƯƠNG 4: Đại cương về hữu cơ.
I. MỨC ĐỘ BIẾT:
Câu 1: Cho các chất: C2H2, CHF3, CH5N, Al4C3, HCN, CH3COONa, (NH2)2CO, CO, (NH4)2CO3, CaC2 C2H5OH. Có bao nhiêu chất hữu cơ ?
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 2: So với các chất vô cơ, các chất hữu cơ thường có:
A. Độ tan trong nước lớn hơn. B. Độ bền nhiệt cao hơn.
C. Khả năng tham gia phản ứng với tốc độ nhanh hơn. D. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
Câu 3: Đặc tính nào là chung cho phần lớn các chất hữu cơ ?
A. Dd có tính dẫn điện tốt. B. Liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion.
C. Có nhiệt độ sôi thấp. D. Ít tan trong bezen.
Câu 4: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn ?
A. CH4. B. C2H4. C. C6H6. D. CH3COOH.
Câu 5: Chất nào trong các chất dưới đây là đồng phân của CH3COOCH3.
A. CH3CH2OCH3. B. CH3CH2COOH. C. CH3COCH3. D. CH3CH2CH2OH.
Câu 6: Cho các chất: CH4, C2H6, C2H2, C12H6, C6H12, C6H6, C4H10, C6H8, C20H42, C20H36, C20H30. Có nhiều nhất là bao nhiêu chất đồng đẳng của nhau ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7. Liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon trong hợp chất hữu cơ là do các liên kết nào sau đây tạo nên?
A. 3 liên kết s. B. 3 liên kết p.
C. 2 liên kết s và 1 liên kết p. D. 1 liên kết s và 2 liên kết p.
....
Trên đây là phần trích dẫn đề và đáp án Bài tập ôn tập môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Phan Đình Phùng, để xem đầy đủ đáp án các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt, đạt kết quả cao!