BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ PEPTIT VÀ PROTEIN MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT TRIỆU PHONG
I. LÝ THUYẾT
1. Xác định cấu tạo của peptit dựa vào phản ứng thuỷ phân
Thông hiểu
Câu 1: Khi thủy phân hoàn toàn 1 polipeptit X, thu được các amino axit X, Y, Z, E, F. Khi thủy phân không hoàn toàn X, thu được các đi và tripeptit XE, ZY, EZ, YF, EZY. Thứ tự của của các amino axit tạo thành polipeptit X là
A. X-Z-Y-E-F. B. X-E-Y-Z-F. C. X-Z-Y-E-F. D. X-E-Z-Y-F.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit (X) thu được 3 mol Gly; 1 mol Ala; 1 mol Phe. Khi thủy phân không hoàn toàn (X) thu được hỗn hợp gồm Ala-Gly; Gly-Ala và không thấy tạo ra Phe-Gly. CTCT của pentapeptit là
A. Phe-Gly-Gly-Ala-Gly. B. Gly-Gly-Ala-Phe-Gly.
C. Gly-Gly-Ala-Gly-Phe. D. Ala-Gly-Phe-Gly-Gly.
Câu 3: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit mà thành phần có chứa phenyl alanin (Phe) ?
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 4: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các a-amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo của X là
A. Val-Phe-Gly-Ala. B. Gly-Ala-Phe-Val. C. Gly-Ala-Val-Phe. D. Ala-Val-Phe-Gly.
2. Phát biểu đúng, sai
Thông hiểu
Câu 1: Cho các nhận định sau:
a) Peptit là hợp chất được hình thành từ 2 đến 50 gốc a-amino axit.
b) Tất cả các peptit đều pứ màu biure.
c) Từ 3 a-amino axit chỉ có thể tạo ra 3 tripeptit khác nhau.
d) Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân hoàn toàn peptit không tham gia được phản ứng màu biure.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 2: Phát biểu đúng là:
A. Enzim amilaza xúc tác cho pứ thủy phân xenlulozơ thành mantozơ.
B. Khi cho dd lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm.
C. Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ thu được hh các α-amino axit.
D. Axit nucleic là polieste của axit photphoric và glucozơ.
Câu 3: Phát biểu không đúng là:
A. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.
B. Etylamin tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường tạo ra etanol.
C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài chục triệu.
D. Đipeptit Gly-Ala (mạch hở) có 2 liên kết peptit.
Câu 4: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
B. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị a-amino axit được gọi là liên kết peptit.
D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các a-amino axit.
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
a) Phân tử đipeptit có hai liên kết peptit.
b) Phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit.
c) Số liên kết peptit trong phân tử peptit mạch hở có n gốc a-amino axit là n - 1.
d) Có 3 a-amino axit khác nhau, có thể tạo ra 6 peptit khác nhau có đầy đủ các gốc a-amino axit đó.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Cho các nhận định sau: 1) Peptit có thể thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ; 2) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím; 3) Enzim có tác dụng xúc tác đặc hiệu đối với peptit: mỗi loại enzim chỉ xúc tác cho sự phân cắt một số liên kết peptit nhất định; 4) Thủy phân protein đến cùng sẽ thu được hỗn hợp gồm các a-amino axit;
5) Phân tử khối của một amino axit (gồm một nhóm NH2 và một nhóm COOH) luôn luôn là số lẻ; 6) Các amino axit tương đối dễ tan trong nước; 7) Dd amino axit không làm quỳ tím đổi màu.
Số nhận định sai là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
2. TOÁN TỔNG HỢP PEPTIT
Vận dụng cao
Câu 1: Khi đun nóng Ala thu được 1 số peptit trong đó có peptit A chứa 18,54% nitơ về khối lượng. Khối lượng phân tử của peptit A là
A. 231. B. 160. C. 373. D. 302.
Câu 2: Thực hiện tổng hợp tetrapeptit mạch hở từ 5,0 mol glyxin 4,0 mol alanin và 7,0 mol axit 2-aminobutanoic. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm của phản ứng chỉ có tetrapeptit. Khối lượng tetrapeptit thu được là
A. 1164 g. B. 1452 g. C. 1236 g. D. 1308 g.
3. ĐỐT CHÁY PEPTIT
Vận dụng cao
Câu 1: X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao nhiêu mol O2?
A. 2,025. B. 1,875. C. 2,8. D. 3,375.
Câu 2: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 45. B. 60. C. 30. D. 120.
Câu 3: Tripeptit mạch hở X và tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một α-amino axit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 95,6 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch này giảm
A. 81,9 gam. B. 89 gam. C. 91,9 gam. D. 89,1 gam.
Câu 4: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một α-amino axit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 120. B. 60. C. 30. D. 45.
Câu 5: X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit (tất cả đều mạch hở) được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm COOH và một nhóm NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao nhiêu mol O2 ?
A. 2,025. B. 1,875. C. 2,8. D. 3,375.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit X mạch hở (được tạo thành từ các amino axit chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) cần 58,8 lít O2 thu được 2,2 mol CO2 và 1,85 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X thuỷ phân hoàn toàn trong 500 ml dung dịch NaOH 2M thu được m gam chất rắn. Số liên kết peptit trong X và giá trị m lần lượt là
A. 8 và 92,9 gam. B. 9 và 96,9 gam. C. 9 và 92,9 gam. D. 8 và 96,9 gam.
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Bài tập chuyên đề Peptit - Protein môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Triệu Phong. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !