Các dạng bài tập tổng hợp về Amin môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Cửa Tùng

CÁC DẠNG BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ AMIN MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT CỦA TÙNG

 

1. TOÁN XÁC ĐỊNH CTPT CỦA AMIN DỰA VÀO % KHỐI LƯỢNG CỦA NITƠ, CACBON, HIĐRO

l Vận dụng cơ bản

Câu 1: Amin đơn chức có 19,178% nitơ về khối lượng. CTPT của amin là

A. C4H5N.                          B. C4H7N.                     C. C4H11N.                    D. C4H9N.

Câu 2: Chất A (C, H, N) chứa 15,05%N về khối lượng. A tác dụng với dd HCl tạo muối. CTPT của A là

A. CH3NH2.                       B. C6H5NH2.                 C. C2H5NH2.                 D. C3H7NH2.

Câu 3: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là

A. 1.                                    B. 3.                               C. 4.                               D. 2.

Câu 4: Một amin đơn chức có chứa 31,111%N về khối lượng. Công thức phân tử và số đồng phân của amin lần lượt là:

A. C3H9N; 4.                      B. C4H11N; 8.                C. CH5N; 1.                   D. C2H7N; 2.

Câu 5: Một amin A thuộc cùng dãy đồng đẳng với metylamin có hàm lượng cacbon trong phân tử bằng 68,97%. CTPT của A là

A. C3H9N.                          B. C5H13N.                    C. C4H11N.                    D. C2H7N.

2. ĐỐT CHÁY AMIN VÀ HỖN HỢP CÁC AMIN

Vận dụng cơ bản

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức X, thu được 16,8 lít CO2; 2,8 lít N2 (đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C2H7N.                          B. C3H7N.                     C. C4H9N.                     D. C3H9N.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin (CH3NH2), sinh ra 2,24 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là

A. 4,65.                               B. 1,55.                          C. 6,2.                            D. 3,1.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một amin no, mạch hở, đơn chức X thu được 6,72 lít CO2. Công thức phân tử của X là

A. C2H5N.                          B. C2H7N.                     C. C3H9N.                     D. C3H7N.

Câu 4: Đốt cháy 2 amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp nhau thu được 2,24 lít CO2 và 3,6g nước. CTPT của 2 amin lần lượt là:

A. C2H7N và C3H9N.                                                B. C3H9N và C4H11N.

C. CH5N và C2H7N.                                                 D. C4H11N và C5H13N.

Câu 5: Khi đốt cháy 4,5 gam một amin đơn chức giải phóng 1,12 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của amin đó là

A. CH5N.                           B. C2H7N.                     C. C3H9N.                     D. C3H7N.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, mạch hở, đơn chức X cần 10,08 lít O2 (đktc). Công thức phân tử của X là

A. C4H11N.                         B. CH5N.                       C. C3H9N.                     D. C5H13N.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metylamin (CH3NH2), thu được sản phẩm có chứa V lít khí N2 (đktc). Giá trị của V là

A. 1,12.                               B. 4,48.                          C. 2,24                           .          D. 3,36.

Vận dụng cao

Câu 1: 13,35g hh T gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp, tác dụng vừa đủ với dd HCl thấy tạo ra 22,475g muối. Nếu đốt cháy 13,35g hh T thì sản phẩm cháy có : = a : b (tỉ lệ tối giản). Tổng a + b có giá trị là

A. 63.                                  B. 65.                             C. 67.                             D. 69.

Câu 2: Đốt cháy hh X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp thu được CO2 và hơi H2O có tỉ lệ \({V_{C{O_2}}}:{V_{{H_2}O}}\) = 7/13. Nếu cho 24,9 gam hh X tác dụng với dd HCl vừa đủ thu được bao nhiêu gam muối?

A. 43,15.                             B. 39,5.                          C. 46,8.                          D. 52,275.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng O2 vừa đủ tạo ra 8V lít hh gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Amin X là

A. CH3-CH2-NH-CH3.                                             B. CH2=CH-NH-CH3.

C. CH3-CH2-CH2-NH2.                                            D. CH2=CH-CH2-NH2.

Câu 4: Hh khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hh X bằng một  lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn  hợp Y gồm  khí và hơi  nước. Nếu cho Y đi qua dd axit H2SO4 đặc (dư) thì còn lại 350 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều  kiện). CTPT của  hai hiđrocacbon là:

A. C2H4 và C3H6.               B. C3H8 và C4H10.         C. C3H6 và C4H8.          D. C2H6 và C3H8.

Câu 5: Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là

A. etylamin.                        B. propylamin.               C. butylamin.                 D. etylmetylamin.

3. BÀI TOÁN SỬ DỤNG PP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG HOẶC BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG TRONG PHẢN ỨNG CỦA AMIN VỚI AXIT

Vận dụng cơ bản

Câu 1: Trung hoà 50 ml dung dịch metylamin cần 30 ml dung dịch HCl 0,1M. Giả sử thể tích không thay đổi. Nồng độ mol của metylamin trong dung dịch là

A. 0,01M.                           B. 0,04M.                       C. 0,05M.                       D. 0,06M.

Câu 2: Cho 0,1 mol anilin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối phenylamoni clorua thu được là

A. 12,950 gam.                   B. 19,425 gam.              C. 25,900 gam.              D. 6,475 gam.

Câu 3: Để trung hoà 20 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 22,5% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

A. C2H7N.                          B. CH5N.                       C. C3H5N.                     D. C3H7N.

Câu 4: Trung hoà 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

A. CH5N.                           B. C3H9N.                     C. C3H7N.                     D. C2H5N.

Câu 5: Cho 3,04 gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl được 5,96 gam muối. Thể tích N2 (đktc) sinh ra khi đốt hết hỗn hợp X là

A. 0,224 lít.                        B. 0,896 lít.                    C. 0,672 lít.                    D. 0,448 lít.

Câu 6: Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là

A. 18,6 gam.                       B. 37,2 gam.                  C. 9,3 gam.                    D. 27,9 gam.

Vận dụng cao

Câu 1: Trung hoà hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là

A. CH3CH2CH2NH2.                                                B. H2NCH2CH2CH2CH2NH2.

C. H2NCH2CH2NH2.                                                D. H2NCH2CH2CH2NH2.

Câu 2: Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là

A. 0,58 gam.                       B. 0,31 gam.                  C. 0,45 gam.                  D. 0,38 gam.

Câu 3: Cho 0,14 mol một amin đơn chức tác dụng với dd chứa 0,1 mol H2SO4. Sau đó cô cạn dd thu được 14,14 gam hh 2 muối. % khối lượng mỗi muối trong hh muối là

A. 67,35% và 32,65%.                                              B. 44,90% và 55,10%.

C. 54,74% và 45,26%.                                              D. 53,06% và 46,94%.

Câu 4: Cho 20 hh 3 amin đơn chức no, đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với dd HCl 1M vừa đủ, sau đó cô cạn dd thu được 31,68 gam hh muối. Biết tỉ lệ mol của các amin theo thứ tự từ amin nhỏ đến amin lớn là 1:10:5 thì ba amin có CTPT là

A. C3H7NH2, C4H9NH2, C5H11NH2.                        B. CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2.

C. C4H9NH2, C5H11NH2, C6H13NH2.                       D. C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2.

4. TOÁN MUỐI NITRAT AMIN - CACBONAT AMIN - SUNFAT AMIN – ĐIAZONI

Vận dụng cao

Câu 1: Chất hữu cơ A có CTPT là C2H7O2N. Cho 7,7 gam A tác dụng với 200 ml dd NaOH 1M thu được dd X và khí Y, tỉ khối của Y so với H2 lớn hơn 10. Cô cạn dd X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 18,45.                             B. 10,8.                          C. 12,2.                          D. 14,6.

Câu 2: Cho 0,1 mol chất X (CH6O3N2) tác dụng với dd chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và dd Y. Cô cạn dd Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 15.                                  B. 5,7.                            C. 21,8.                          D. 12,5.

Câu 3: Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công  thức phân  tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dd NaOH, đun nóng thu được khí Y và dd Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. CTCT thu gọn của X là

A. HCOONH2(CH3)2.                                              B. HCOONH3CH2CH3.

C. CH3CH2COONH4.                                              D. CH3COONH3CH3.

Câu 4: Cho 0,1 mol chất X có công thức là C2H12O4N2S tác dụng với dd chứa 0,35 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dd Y. Cô cạn dd Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 5,7.                                 B. 12,5.                          C. 15.                             D. 20,2.

Câu 5: Cho 18,6 gam C3H12O3N2 phản ứng hoàn toàn với 400 ml dd NaOH 1M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 19,9.                               B. 15,9.                          C. 26,3.                          D. 21,9

Câu 6: Muối C6H5N Cl(phenylđiazoni clorua) được sinh ra khi cho C6H5NH2 (anilin) tác dụng với NaNO2 trong dd HCl ở nhiệt độ thấp (0-50C). Để điều chế được 14,05 gam C6H5N Cl–  (với hiệu suất 100%), lượng C6H5NH2 và NaNO2 cần dùng vừa đủ là:

A. 0,1 mol và 0,2 mol.        B. 0,1 mol và 0,4 mol.   C. 0,1 mol và 0,1 mol.   D. 0,1 mol và 0,3 mol.

Câu 7: Cho 9,1 gam hh X gồm bốn chất hữu cơ có cùng CTPT C3H9NO2 tác dụng hoàn toàn với 200 gam dd NaOH 40%, đun nóng, thu được dd Y và hh Z (đktc) gồm bốn khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 19. Cô cạn dd Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 8,9.                                 B. 16,5.                          C. 85,4.                          D. 83,5.

...

Trên đây là nội dung Các dạng bài tập tổng hợp về Amin môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Cửa Tùng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?