Bài tập trắc nghiệm chương Cacbohidrat môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Bến Quan

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG CACBOHIĐRAT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT BẾN QUAN

 

I - LÝ THUYẾT

1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

Nhận biết

Câu 1: Để chứng minh glucozơ có nhóm chức anđehit, có thể dùng một

trong ba phản ứng hoá học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào

không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ ?

A. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3.                     B. Oxi hoá glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng.

C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim.                 D. Khử glucozơ bằng H2/Ni, t°.

Câu 2: Giữa glucozơ và saccarozơ có đặc điểm giống nhau là

A. đều là đisaccarit.

B. Đều là hợp chất cacbohiđrat.

C. đều bị oxi hoá bởi dung dịch AgNO3/NH3 cho ra bạc.

D. Đều phản ứng được với Cu(OH)2, tạo kết tủa đỏ gạch.

Câu 3: Chất thuộc loại đisaccarit là

A. xenlulozơ.                      B. glucozơ.                    C. fructozơ.                   D. saccarozơ.

Câu 4: Những phản ứng hoá học nào chứng minh rằng glucozơ là hợp chất tạp chức ?

A. Phản ứng tráng bạc và phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2.

B. Phản ứng tráng bạc và phản ứng lên men rượu.

C. Phản ứng tạo phức với Cu(OH)2 và phản ứng lên mên rượu.

D. Phản ứng lên men rượu và phản ứng thủy phân.

Câu 5: Những phản ứng hoá học nào chứng minh rằng phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl ?

A. Phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2.

B. Phản ứng tráng bạc và phản ứng lên men rượu.

C. Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 khi đun nóng và phản ứng lên mên rượu.

D. Phản ứng lên men rượu và phản ứng thủy phân.

Câu 6: Gluxit (cacbohiđrat) là những hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức chung là

A. Cn(H2O)n.                      B. CxHyOz.                    C. Cn(H2O)m.                 D. R(OH)x(CHO)y.

Câu 7: Khi nghiên cứu cacbohiđrat X, ta nhận thấy:

- X không tráng bạc, có một đồng phân.

- X thuỷ phân trong nước được hai sản phẩm.

X là

A. Fructozơ.                       B. Tinh bột.                   C. Saccarozơ.                 D. Mantozơ.

Câu 8: Saccarozơ và mantozơ là:

A. Gốc glucozơ.                 B. Monosaccarit.            C. Polisaccarit.               D. Đồng phân.

Câu 9: Glucozơ và fructozơ là

A. đisaccarit.                       B. đồng đẳng.                C. anđehit và xeton.       D. đồng phân.

Câu 10: Hai chất đồng phân của nhau là

A. fructozơ và glucozơ.                                            B. fructozơ và mantozơ.

C. glucozơ và mantozơ.                                            D. saccarozơ và glucozơ.

Câu 11: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. AgNO3/NH3, đun nóng.                                       B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

C. kim loại Na.                                                         D. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.

Câu 12: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ ?

A. [C6H7O3(OH)3]n            B. [C6H7O2(OH)3]n.      C. [C6H8O2(OH)3]n.      D. [C6H5O2(OH)3]n.

Câu 13: Phản ứng hoá học nào chứng minh rằng glucozơ có chứa 5 nhóm hiđroxyl trong phân tử?

A. Phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2.

B. Phản ứng tráng bạc và phản ứng lên men rượu.

C. Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 khi đun nóng và phản ứng lên mên rượu.

D. Phản ứng với anhiđrit axit tạo este có 5 gốc axit trong phân tử.

Câu 14: Glucozơ là một hợp chất:

A. đisaccarit.                       B. đơn chức.                  C. đa chức.                     D. monosaccarit.

Câu 15: Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có

A. nhóm chức ancol.                                                 B. nhóm chức xeton.

C. nhóm chức axit.                                                    D. nhóm chức anđehit.

Câu 16: Tinh bột và xenlulozơ là

A. polisaccarit.                    B. đồng đẳng.                C. đisaccarit.                  D. monosaccarit.

Thông hiểu

Câu 1: Đặc điểm khác nhau giữa glucozơ và fructozơ là:

A. Vị trí nhóm cacbonyl.                                           B. Tỉ lệ nguyên tử các nguyên tố.

C. Thành phần nguyên tố.                                        D. Số nhóm chức -OH.

Câu 2: Các công thức mạch vòng của phân tử α-Glu và β-Glu khác nhau ở chổ:

A. Vị trí tương đối của nhóm hiđroxyl ở nguyên tử C1 trên mặt phẳng vòng của phân tử.

B. Vị trí nhóm OH.

C. Vị trí nhóm anđehit trong mạch cacbon.

D. Khả năng pứ.

2. TÍNH CHẤT

 Nhận biết

Câu 1: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng bạc là

A. 3.                                    B. 2.                               C. 4.                               D. 5.

Câu 2: Glucozơ và fructozơ

A. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

B. đều có nhóm chức CHO trong phân tử.

C. là hai dạng thù hình của cùng một chất.

D. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.

Câu 3: Chất không phản ứng với AgNO3/NH3, đun nóng tạo thành Ag là

A. C6H12O6 (glucozơ).                                              B. CH3COOH.

C. HCOOH.                                                              D. HCHO.

Câu 4: Khi thủy phân saccarozơ thì thu được sản phẩm là

A. ancol etylic.                                                          B. glucozơ và fructozơ.

C. fructozơ.                                                               D. glucozơ.

Câu 5: Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là

A. tinh bột.                         B. xenlulozơ.                 C. saccarozơ.                 D. protein.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

2. SACCAROZƠ, MANTOZƠ

l Vận dụng cơ bản

Câu 1: Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 34,2 gam saccarozơ rồi tiến hành phản ứng tráng bạc. Tính lượng Ag tạo thành sau phản ứng, biết hiệu suất mỗi quá trình là 80% ?

A. 43,90.                             B. 56,34.                        C. 27,648.                      D. 54,40.

Câu 2: Hoà tan 6,12 gam hh Glu và Sac vào nước thu được 100ml dd X. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng Sac trong hh ban đầu là

A. 2,16 gam.                       B. 3,24 gam.                  C. 3,42 gam.                  D. 2,7 gam.

Câu 3: Muốn có 2610 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn toàn là

A. 4468 gam.                      B. 4995 gam.                 C. 4595 gam.                 D. 4959 gam.

Câu 4: Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam Sac trong môi trường axit, thu được dd X. Cho toàn bộ dd X pứ hết với lượng dư dd AgNO3/NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 43,20.                             B. 4,32.                          C. 2,16.                          D. 21,60.

m Vận dụng cao

Câu 1: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 6,480.                             B. 9,504.                        C. 8,208.                        D. 7,776.

Câu 2: Thủy phân hoàn toàn một lượng mantozơ, sau đó cho toàn bộ lượng glucozơ thu được lên men thành ancol etylic thì thu được 100 ml rượu 46o. Khối lượng riêng của ancol là 0,8 gam/ml. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 vào dung dịch NaOH dư thu được muối có khối lượng là:

A. 212 gam.                        B. 42,4 gam.                   C. 169,6 gam.                 D. 84,8 gam.

Câu 3: Cho 8,55 gam saccarozơ (C12H22O11) vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít hỗn hợp khi X gồm các khí CO2 và SO2. Giá trị của V là

A. 26,88 lít.                        B. 10,08 lít.                    C. 20,16 lít.                    D. 13,44 lít.

3. TINH BỘT, XENLULOZƠ

l Vận dụng cơ bản

Câu 1: Từ 1,0 kg mùn cưa có 40% xenlulozơ (còn lại là tạp chất trơ) có thể thu được bao nhiêu kg glucozơ (hiệu suất phản ứng thủy phân bằng 90%) ?

A. 0,4.                                 B. 0,3.                            C. 0,6.                            D. 0,5.

Câu 2: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là

A. 250 gam.                        B. 300 gam.                   C. 360 gam.                   D. 270 gam.

Câu 3: Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 48.600.000 đvC. Số gốc glucozơ có trong phân tử xenlulozơ là

A. 300.000.                         B. 250.0000.                  C. 350.000.                    D. 270.000.

Câu 4: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là

A. 25,46.                             B. 29,70.                        C. 26,73.                        D. 33,00.

Câu 5: Từ 1 tấn tinh bột chứa 20% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 80% ?

A. 710.                                B. 71.                             C. 666.                           D. 1777.

 Vận dụng cao

Câu 1: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa nữa. Giá trị của m là

A. 550.                                B. 810.                           C. 650.                           D. 750.

Câu 2: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trinitrat từ xenlulzơ và axit nitric hiệu suất 90% thì thể tích HNO3 96%, D = 1,52 g/ml) cần dùng là bao nhiêu lít ?

A. 14,390.                           B. 24,390.                      C. 15,000.                      D. 1,439.

Câu 3: Thể tích dd HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5g/ml) cần dùng để tác dụng với Xen tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %)

A. 49 lít.                             B. 55 lít.                         C. 70 lít.                         D. 81 lít.

Câu 4: Cho m gam TB lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dd Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dd X. Đun kĩ dd X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 750.                                B. 650.                           C. 550.                           D. 810.

Câu 5: Khối lượng của TB cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 460 là (biết hiệu suất của quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) KB 2008

A. 4,5kg.                             B. 5,4kg.                        C. 5,0kg.                        D. 6,0 kg.

Câu 6: Cho Xen pứ với anhiđric axetic (CH3CO)2O ở điều kiện thích hợp thu được 6,6 gam axit axetic và 11,1 gam hh X gồm xen triaxetat và xen điaxetat. % khối lượng xen triaxetat và xen điaxetat lần lượt là:

A. 77,84%, 22,16%.           B. 60%, 40%.                 C. 77%, 23%.                 D. 70%, 30%.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm chương Cacbohidrat môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Bến Quan. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu sau:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?