CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 HỌC KÌ II NĂM 2019 – 2020
I. LÍ THUYẾT
Câu 1. Đặc điểm nào không phải là ưu điểm của nguồn lao động nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào, tăng khá nhanh.
B. Khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật.
C. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
D. Tỉ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật còn ít.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây đúng với nền nông nghiệp nước ta hiện nay?
A. Là nền nông nghiệp tự cấp, tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền.
B. Là nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại.
C. Tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa.
D. Chuyển nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hiện đại.
Câu 3. Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là do
A. thời tiết và khí hậu thất thường. B. thiếu giống cây trồng và vật nuôi.
C. thiếu đất canh tác cho cây trồng. D. thiếu lực lượng lao động.
Câu 4. Đặc điểm không phải của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là
A. sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp và công nghệ mới.
B. gắn bó chặc chẽ với công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp.
C. phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời
D. mục đích chính là tạo ra được nhiều lợi nhuận.
Câu 5. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta hiện nay là
A. thị trường có nhiều biến động. B. công nghiệp chế biến chưa phát triển.
C. giống cây trồng còn hạn chế. D. thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất.
Câu 6. Ý nào dưới đây không phải là các xu hướng trong quá trình phát triển ngành chăn nuôi nước ta hiện nay?
A. Chú trọng sản xuất theo lối cổ truyền.
B. Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá.
C. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
D. Tăng tỉ trọng sản phẩm không qua giết thịt.
Câu 7. Các vùng trồng cây ăn quả hàng đầu nước ta là
A. Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.
B. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
C. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng.
D. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 8. Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta
A. nhằm đảm bảo lương thực cho hơn 90 triệu dân.
B. là cơ sở để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.
C. góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến.
D. góp phần cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi, tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Câu 9. Cây công nghiệp lâu năm của nước ta chủ yếu là
A. cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, mía. | B. cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, lạc. |
C. cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, dừa. | D. cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, thuốc lá. |
Câu 10: Yếu tố tự nhiên nào quan trọng nhất dẫn đến sự khác nhau về phân bố cây chè và cao su ở nước ta?
A. Khí hậu. | B. Địa hình. | C. Đất đai. | D. Nguồn nước. |
Câu 11. Yếu tố tự nhiên nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta?
A. Sạt lở bờ biển và thuỷ triều. B. Động đất và sương mù ngoài biển.
C. Thuỷ triều đỏ và gió mùa Tây Nam. D. Bão và gió mùa Đông Bắc.
Câu 12. Ý không đúng về thuận lợi tự nhiên để phát triển ngành đánh bắt hải sản nước ta
A. Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn
B. Nguồn lợi hải sản khá phong phú
C. Trữ lượng hải sản lớn, ngoài cá, tôm, nhuyễn thể thì còn có các đặc sản
D. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 13. ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta không phải do
A. Có dải đất phù sa ngọt ven sông màu mỡ, diện tích lớn B. Trình độ thâm canh cao
C. Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nguồn nước dồi dao D. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời
Câu 14. Kinh tế trang trại của nước ta phát triển từ
A. Nông trường quốc doanh B. Kinh tế hộ gia đình C. Hợp tác xã D. Đồn điền
Câu 15. Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có
A. 2 nhóm với 28 ngành. B. 3 nhóm với 29 ngành.
C. 3 nhóm với 30 ngành. D. 5 nhóm với 31 ngành.
Câu 16. Cơ cấu ngành CN nước ta chuyển dịch nhằm
A. Thích nghi với tình hình mới để có hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới
B. Thích nghi với tình hình mới và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
C. Để thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới
D. Để thực hiện quá trình công nghiệp hóa và phát triển nền kinh tế thị trường
Câu 17: Ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển CN là do
A. Sự thiếu đồng bộ của các nhân tố, nhất là giao thông vận tải
B. Sự thiếu đồng bộ của các nhân tố, nhất là tài nguyên thiên
C. Sự thiếu đồng bộ của các nhân tố, nhất là nguồn lao động
D. Sự thiếu đồng bộ của các nhân tố, nhất là thị trường
Câu 18. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là
A. bể trầm tích Trung Bộ và sông Hồng B. bể trầm tích sông Hồng và Nam Côn Sơn
C. bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. D. bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.
Câu 19. Khó khăn lớn nhất của việc phát triển thuỷ điện nước ta là
A. sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.
B. miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu.
C. sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều.
D. sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.
Câu 20. Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta hiện nay là
A. có thị trường xuất khẩu rộng mở.
B. có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.
C. có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú.
D. có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước.
Câu 21. Nhà máy điện nào sau đây không chạy bằng than?
A. Uông Bí. B. Na Dương. C. Thủ Đức. D. Ninh Bình.
Câu 22. Công nghiệp năng lượng gồm các phân ngành
A. khai thác nguyên, nhiên liệu và công nghiệp điện lực.
B. khai thác nguyên, nhiên liệu và nhiệt điện.
C. khai thác than, dầu khí và nhiệt điện.
D. khai thác than, dầu khí và thủy điện.
Câu 23. Tiềm năng về thủy điện của nước ta tập trung chủ yếu ở
A. hệ thống sông Thái Bình B. hệ thống sông Hồng
C. hệ thống sông Đồng Nai D. hệ thống sông Mê Kong
Câu 24. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi của
A. Bắc Trung Bộ, Tây Bắc. B. Tây Bắc, Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
Câu 25. Các cảng biển nước sâu của nước ta kể theo thứ tự từ Bắc vào Nam là
A. Vũng Áng, Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Cái Lân.
B. Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
C. Nghi Sơn, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
D. Cái Lân, Vũng Áng, Nghi Sơn, Dung Quất, Chân Mây.
Câu 26. Từ Bắc vào Nam, đường quốc lộ 1A đi qua lần lượt các tỉnh thành
A. Hà Nam, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Cần Thơ, An Giang.
B. Bắc Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Cần Thơ.
C. Hà Tĩnh, Hà Nam, Bắc Giang, Đồng Nai, An Giang.
D. Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đồng Nai.
Câu 27. Tuyến giao thông vận tải quan trọng nhất ở nước ta hiện nay là
A. đường sắt Thống Nhất. B. quốc lộ 1A.
C. đường biển. D. tuyến Bắc - Nam.
Câu 28.Ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh
A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
B. Thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng của dải dất phía tây đất nước
C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của Tây Nguyên
D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của dải dất phía tây đất nước
Câu 29. Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ra là
A. Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long
B. Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
C. Phố cổ Hội An, Huế
D. Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Câu 30. Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu của nước ta?
A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
B. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu)
C. Hàng thủ công nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
D. Hàng nông – lâm - thủy sản
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu 46 Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ôn tập HK2 môn Địa lí 12 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !