BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ KIM LOẠI VÀ HỢP CHẤT TÁC DỤNG VỚI NƯỚC MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT BẠCH ĐẰNG
Câu 1: Cho m gam Na vào 1 lít dung dịch HCl 0,4M thu được dung dịch X và 3,36 lít khí (ở đktc). pH của X là
A. 7
B. 1
C. 13
D. 0,4
Câu 2: Cho 14,1 gam hỗn hợp G gồm: Na, K, Ca vào nước dư thu được dung dịch X và khí Y. Cô cạn X thu được 22,6 gam chất rắn khan. Y phản ứng tối đa với m gam hỗn hợp Z gồm: MgO và Fe3O4 theo tỉ lệ mol 1:1. Giá trị của m là
A. 17,0 gam
B. 13,6 gam
C. 34 gam
D. 27,2 gam
Câu 3: Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là
A. 2,33 gam.
B. 0,98 gam.
C. 3,31 gam.
D. 1,71 gam.
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
A. 13,70 gam.
B. 12,78 gam.
C. 18,46 gam.
D. 14,62 gam.
Câu 5: Cho m gam K vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M thu được dung dịch X, a gam chất rắn và 5,6 lít khí (ở đktc). Giá trị m, a lần lượt là
A. 19,5; 24,75
B. 15,6; 19,6
C. 15,6; 24,75
D. 19,5; 19,6
Câu 6: Cho m gam Ba vào 100 ml HNO3 2M thu được dung dịch X và 1,12 lít khí Y (ở đktc, N2O là sản phẩm khử duy nhất của N+5 nếu có). Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 15,07
B. 26,01
C. 26,1
D. 8,55
Câu 7: Cho m gam Ca vào 250 ml HCl 2M thu được dung dịch X. X hòa tan tối đa 9,75 gam Zn. Giá trị của m là
A. 4,0
B. 16,0
C. 7,0
D. 4,0 hoặc 16,0
Câu 8: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 16,4.
B. 29,9.
C. 24,5.
D. 19,1.
Câu 9: Chia m gam hỗn hợp G gồm: Na, Zn thành 2 phần bằng nhau.
- Cho phần 1 vào nước dư thu được 6,72 lít khí (ở đktc).
- Cho phần 2 vào dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí (ở đktc).
Giá trị của m là
A. 34,1
B. 39,8
C. 19,9
D. 68,2
Câu 10: Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Mg thành hai phần bằng nhau.
- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch H2SO4 (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).
Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Mg trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là:
A. 0,39; 0,54; 0,6.
B. 0,78; 1,08; 0,24.
C. 0,39; 0,54; 0,24.
D. 0,78; 0,54; 0,48.
Câu 11: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 10,8.
B. 5,4.
C. 7,8.
D. 43,2.
Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước, thu được 500 ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít khí H2 (ở đktc). Kim loại M là
A. Na.
B. Ca.
C. Ba.
D. K.
Câu 13: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A. 30ml.
B. 60ml.
C. 75ml.
D. 150ml.
Câu 14: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là
A. 1,71.
B. 1,59.
C. 1,95.
D. 1,17.
Câu 15: Cho m gam Ba vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M rồi pha loãng dung dịch thu được 10 lần, được dung dịch X có pH = 12. m là
A. 1,37 gam
B. 2,74 gam
C. 0,274 gam
D. 0,137 gam
Câu 16: Hỗn hợp A gồm Na, Al, Cu cho 12 gam A vào nước dư thu 2,24 lít khí (đktc), còn nếu cho vào dung dịch NaOH dư thu 3,92 lít khí (đktc). % Al trong hỗn hợp ban đầu ?
A. 59,O6%
B. 22,5%
C. 67,5 %
D. 96,25%
Câu17: Hòa tan hết 1,02 gam hỗn hợp gồm K, Na, Ca trong nước thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl có pH = 1. Tổng khối lượng ( gam ) muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
A. 15,22
B. 4,2
C. 2,44
D. 2,2
Câu 18 : Hoà tan hỗn hợp Ba và K theo tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1 vào H2O dư thu được dung dịch X và 2,24 lít khí ở đktc. Cho 3,36 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào dung dịch X thì khối lượng (gam) kết tủa tạo thành là
A. 15,76
B. 29,55
C. 19,7
D. 9,85
Câu 19 : Cho m gam Ba vào 1,5 lít ZnSO4 0,2M thu được 89,7 gam chất rắn và dung dịch X. Sục CO2 vào X thấy xuất hiện kết tủa. Giá trị của m là
A. 54,8
B. 37,015
C. 41,1
D. 47,95
Câu 20: Cho hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau vào 200 ml dung dịch chứa BaCl2 0,3M và Ba(HCO3)2 0,8M thu đợc 2,8 lít H2 (đktc)và m gam kết tủa. Xác định m.
A. 43,34 gam
B. 31,52 gam
C. 49,25 gam
D. 39,4 gam.
Câu 21: Một hỗn hợp A gồm Ba và Al. Cho m gam A tác dụng với nước dư, thu được 2,688 lít khí (đktc). Cũng m gam A trên cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 3,696 lít khí (đktc). Xác định m.
A. 4,36 gam
B. 6,54 gam
C. 5,64 gam
D. 7,92 gam
Câu 22 : Cho 18,3 gam hỗn hợp G gồm Na, Ba vào nước thu được dung dịch X và 4,48 lít khí (ở đktc). Sục 7,168 lít CO2 (ở đktc) vào X thu được a gam chất rắn. Giá trị của a là
A. 19,7
B. 39,4
C. 15,76
D. 31,52
Câu 23: Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là
A. kali và bari.
B. liti và beri.
C. natri và magie.
D. kali và canxi.
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là
A. Be và Mg.
B. Mg và Sr.
C. Be và Ca.
D. Mg và Ca.
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X trong suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 300 ml hoặc 700 ml thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 15,6 và 27,7.
B. 23,4 và 35,9.
C. 23,4 và 56,3.
D. 15,6 và 55,4.
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Bài tập chuyên đề kim loại và hợp chất tác dụng với nước môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Bạch Đằng. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục: