BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT TIỂU LA
KIM LOẠI KIỀM THỔ
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns2np1. B. ns1. C. ns2. D. ns2np2.
Câu 2: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 3: Trong các hợp chất, kim loại nhóm IIA có số oxi hóa là
A. +1. B. +3. C. +2. D. +4.
Câu 4: Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm kim loại kiềm thổ?
A. Natri. B. Bari. C. Nhôm. D. Kali.
Câu 5: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Na. B. Ca. C. Fe. D. Al.
Câu 6: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là
A. Sr, K. B. Be, Al. C. Ca, Ba. D. Na, Ba.
Câu 7: Các kim loại kiềm thổ
A. đều tan trong nước. B. đều có tính khử mạnh.
C. đều tác dụng với bazơ. D. có cùng kiểu mạng tinh thể.
Câu 8: Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là
A. Be. B. Ba. C. Zn. D. Fe.
Câu 9: Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường?
A. Ca. B. Fe. C. Cu. D. Ag.
Câu 10: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường thu được dung dịch có môi trường kiềm là
A. Na, Ba, K. B. Be, Na, Ca. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K.
Câu 11: Kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo một quy luật nhất định như kim loại kiềm là do
A. kiểu mạng tinh thể khác nhau. B. bán kính nguyên tử khác nhau.
C. lực liên kết kim loại yếu. D. bán kính ion khá lớn.
Câu 12: Mô tả nào dưới đây không phù hợp các nguyên tố nhóm IIA (kim loại kiềm thổ)?
A. Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2.
B. Tinh thể có cấu trúc lục phương.
C. Gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba.
D. Mức oxi hoá đặc trưng trong các hợp chất là +2.
Câu 13: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh.
B. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.
C. Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì.
D. Be, Mg, Ca, Sr, Ba đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nên gọi là kim loại kiềm thổ.
Câu 14: Nhận định đúng khi nói về nhóm kim loại kiềm thổ và các nhóm kim loại thuộc nhóm A nói chung là:
A. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng.
B. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm.
C. Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng.
D. Tính khử của kim loại không phụ thuộc vào bán kính ngưyên tử của kim loại.
Câu 15: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Mg trong công nghiệp là
A. điện phân dung dịch. B. nhiệt luyện.
C. thủy luyện. D. điện phân nóng chảy.
Câu 16: Mô tả ứng dụng của Mg nào dưới đây không đúng?
A. Dùng chế tạo hợp kim nhẹ cho công nghiệp sản xuất ôtô, máy bay.
B. Dùng chế tạo dây dẫn điện.
C. Dùng trong các quá trình tổng hợp hữu cơ.
D. Dùng để tạo chất chiếu sáng.
Câu 17: Khi cho kim loại Ca vào các chất dưới đây, trường hợp nào không có phản ứng của Ca với nước?
A. Dung dịch CuSO4 vừa đủ. B. Dung dịch HCl vừa đủ.
C. Dung dịch NaOH vừa đủ. D. Dung dịch Na2CO3.
Câu 18: Lần lượt cho một mẫu Ba và các dung dịch K2SO4, NaHCO3, HNO3 và NH4Cl. Số trường hợp xuất hiện kết tủa là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 19: Cho Ca vào dung dịch Na2CO3 sẽ xảy ra hiện tượng gì?
A. Ca khử Na+ thành Na, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.
B. Ca tác dụng với nước, đồng thời dung dịch đục do Ca(OH)2 ít tan.
C. Ca tan trong nước sủi bọt khí H2, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.
D. Ca khử Na+ thành Na, Na tác dụng với nước tạo H2 bay hơi, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng.
Câu 20: Cho Ba vào nước được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch Na2CO3 và dung dịch X rồi dẫn tiếp luồng khí CO2 vào đến dư. Hiện tượng nào đúng trong số các hiện tượng sau?
A. Sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa trắng rồi tan.
B. Bari tan, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan.
C. Bari tan, sủi bọt khí hiđro, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng.
D. Bari tan, sủi bọt khí hiđro, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan.
MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA CANXI
Câu 1: Thành phần chính của đá vôi là
A. CaCO3. B. BaCO3. C. MgCO3. D. FeCO3.
Câu 2: Oxit kim loại không tác dụng với nước là
A. CaO. B. BaO. C. MgO. D. K2O.
Câu 3: Ở nhiệt độ thường, dung dịch Ba(HCO3)2 loãng tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. KCl. B. KNO3. C. NaCl. D. Na2CO3.
Câu 4: Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra?
A. NaOH. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. H2SO4.
Câu 5: Chất nào sau đây tác dụng với Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?
A. NaCl. B. Ca(HCO3)2. C. KCl. D. KNO3.
Câu 6: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa là
A. Na2CO3. B. NaOH. C. NaCl. D. BaCl2.
Câu 7: Hợp chất Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch nào sau đây không sinh ra kết tủa?
A. Dung dịch Na2SO4. B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch Na2CO3. D. Dung dịch HCl.
Câu 8: Điều nào sai khi nói về CaCO3
A. Là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.
B. Không bị nhiệt phân hủy.
C. Bị nhiệt phân hủy tạo ra CaO và CO2.
D. Tan trong nước có chứa khí cacbonic.
Câu 9: Muối nào sau đây dễ bị phân hủy khi đun nóng?
A. Ca(HCO3)2. B. Na2SO4. C. CaCl2. D. NaCl.
Câu 10: Chất X phản ứng với HCl, chất X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa. Chất X là
A. NaCl. B. NaHCO3. C. K2SO4. D. Ca(NO3)2.
Câu 11: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có hiện tượng
A. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần. B. không có hiện tượng.
C. kết tủa trắng xuất hiện. D. bọt khí và kết tủa trắng.
Câu 12: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là
A. Ca(HCO3)2. B. BaCl2. C. CaCO3. D. AlCl3.
Câu 13: Phản ứng nào sau đây dùng để giải thích hiện tượng thạch tạo nhũ trong các hang động tự nhiên:
A. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.
B. CaO + CO2 → CaCO3.
C. Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2↑ + H2O.
D. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
Câu 14: Cho phương trình hóa học: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl. Phương trình hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phương trình hóa học trên?
A. Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH.
B. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
C. Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2CO2 + 2H2O.
D. BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O.
Câu 15: Cho biết phản ứng nào không xảy ra ở nhiệt độ thường?
A. Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 → Mg(OH)2 + 2CaCO3 + 2H2O.
B. Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O.
C. Ca(OH)2 + 2NH4Cl → CaCl2 + 2H2O + 2NH3.
D. CaCl2 + 2NaHCO3 → CaCO3 + NaCl + H2O + CO2.
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm ôn tập kim loại kiềm thổ và hợp chất môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Tiểu La. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục: