Bộ 200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kì môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Hướng Hóa

BỘ 200 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA

 

Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là

A. C2H5NH2.                    B. C3H7NH2.                    C. CH3NH2.                          D. C4H9NH2.

Bài 2. Trong một bình kín chứa hỗn hợp A gồm hiđrocacbon X và H2 với Ni. Nung nóng bình một thời gian ta thu được một khí B duy nhất. Đốt cháy B thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Biết V­A = 3VB. Công thức của X là

A. C3H4.                           B. C3H8.                           C. C­2H.                             D. C­2H4

Bài 3. Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức A với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được m2 gam chất hữu cơ B. Tỉ khối hơi của B so với A bằng 1,4375. Hiệu suất của phản ứng đạt 100%. Công thức phân tử của A là

A. CH3OH.                       B. C­2H5OH.                     C. C3H7OH.                        D. C­4H9OH.

Bài 4. Cho 100 ml dung dịch aminoaxit A 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 100 ml dung dịch aminoaxit trên tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,5M. Biết A có tỉ khối hơi so với H2 bằng 52. Công thức phân tử của A là

A. (H2N)2C2H3COOH.                                                                        

B. H2NC2H3(COOH)­2.

C. (H2N)2C2H2(COOH)­2.                                                                     

D. H2NC3H5(COOH)2.

Bài 5. 17,7 gam một ankyl amin cho tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức của ankyl amin là

A. CH5N.                          B. C4H9NH2.                     C. C3H9N.                          D. C2H5NH2.

Bài 6. Đốt cháy 7,3 gam một axit no, mạch hở được 0,3 mol CO2 và 0,25 mol H2O đã cho công thức phân tử

A. CH3COOH.                  B. COOH-COOH.               C. C2H5-COOH.                D. C4H8(COOH)2.

Bài 7. Hóa hơi hoàn toàn một axit hữu co A được một thể tích hơi bằng thể tích hiđro thu được khi cũng cho lượng axit như trên tác dụng hết với natri (đo ở cùng điều kiện). Mặt khác trung hòa 9 gam A cần 100 gam dung dịch NaOH 8%. A là

A. CH3COOH.                                                                                                       

B. HOOC-COOH.

C. CH2(COOH)2.                                                                                                     

D. C3H7COOH.

Bài 8. Đốt cháy 14,4 gam chất hữu cơ A được 28,6 gam CO2; 4,5 gam H2O và 5,3 gam Na2CO3. Biết phân tử A chứa 2 nguyên tử oxi. A có công thức phân tử

A. C3H5O2Na.                   B. C4H7O2Na.                      C. C4H5O2Na.                        D. C7H5O2Na.

Bài 9. X là một aminoaxit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là

A. H2N-CH2-COOH.                                                     

B. CH3-CH(NH2)-COOH.

C. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH.                                      

D. C3H7-CH(NH2)-COOH.

Bài 10. X là một a-aminoaxit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 15,1 gam X tác dụng với HCl dư thu được 18,75 gam muối. Công thức cấu tạo của X là

A. H2N-CH2-COOH.                                                                                

 B. CH3CH(NH2)-CH2-COOH

C. C3H7-CH(NH2)-COOH.                                                                       

D. C6H5-CH(NH2)-COOH.

Bài 11. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, đơn chức phải dùng hết 10,08 lít khí oxi (đktc). Công thức của amin đó là

A. C2H5NH2.                       B. CH3NH2.                C. C4H9NH2.                         D. C3H7NH2

Bài 12. Đốt cháy a mol anđehit A tạo ra 2a mol CO2. Mặt khác a mol A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 4a mol Ag. A là

A. anđehit chưa no.           B. HCHO.                         C. CHO-CHO.                     D. CH2=CH-CHO

Bài 13. Trung hòa hoàn toàn 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được 2,46 gam muối khan. Axit nói trên là

A. HCOOH.                       B. CH3COOH.                  C. CH2=CH-COOH.               D. C2H5COOH.

Bài 14. Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một axit cacboxylic mạch thẳng thu được 0,2 mol CO2 và 0,1mol H2O. Công thức phân tử của axit đó là

A. C2H4O2.                        B. C3H4O4.                          C. C4H4O4.                           D. C6H6O6.

Bài 15. Cho 3,548 lít hơi hỗn hợp X (ở 0oC, 1,25 atm) gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp vào dung dịch nước brom dư thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 10,5 gam. Công thức phân tử của 2 anken là

A. C3H6 và C4H8.B. C2H4 và C3H6.C. C4H8 và C5H10.D. C5H10 và C6H12­.

Bài 16. Cho hiđrocacbon X có công thức phân tử C7H8. Cho 4,6 gam X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 15,3 gam kết tủa. X có tối đa bao nhiêu công thức cấu tạo?

A. 3.                                    B. 4.                             C. 5.                                               D. 6.

Bài 17. Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm glixerin và ancol đơn chức X vào Na dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Lượng H2 do X sinh ra bằng 1/3 lượng H2 do glixerin sinh ra. X có công thức là

A. C3H7OH.                      B. C2H5OH.                      C. C3H5OH.                           D. C4H9OH.

Bài 18. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 rượu kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2 (ở đktc) và 7,65 gam H2O. Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng hết với Na thì thu được 2,8 lít H2 (ở đktc). Công thức của 2 rượu là

A. C2H5OH và C3H7OH. 

B. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3.

C. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.                      

D. C3H6(OH)2 và C4H8(OH)2.

Bài 19. Cho 2,32 gam một anđehit tham gia phản ứng tráng gương hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (trong NH3) dư thu được 17,28 gam Ag. Vậy thể tích khí H2 (ở đktct) tối đa cần dùng để phản ứng hết với 2,9 gam X là

A. 1,12 lít.                         B. 3,36 lít.                         C. 2,24 lít.                           D. 6,72 lít.

Bài 20. Một este X mạch hở tạo bởi ancol no đơn chức và axit không no (có một nối đôi C=C) đơn chức. Đốt cháy a mol X thu được 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,05 gam nước. Giá trị của a là

A. 0,025 mol.                    B. 0,05 mol.                     C. 0,06 mol.                      D. 0,075 mol

Bài 21. Xà phòng hóa 10 gam este X công thức phân tử là C5H8O2 bằng 75 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 11,4 gam chất rắn khan. Tên gọi của X là

A. etylacrylat.                    B. vinylpropyonat.             C. metylmetacrylat.                 D. anlylaxetat.

Bài 22. Cho 100 ml dung dịch aminoaxit X nồng độ 0,3M phản ứng vừa đủ với 48 ml dung dịch NaOH 1,25M, sau đó cô cạn thì thu được 5,31 gam muối khan. X có công thức nào sau đây?

A. H2N-CH(COOH)2.         B. H2N-C2H4-COOH.        C. (H2N)2CH-COOH.        D. H2N-C2H3(COOH)2.

Bài 23. Đốt cháy hoàn toàn 2,22 gam một hợp chất hữu cơ X thu được 5,28 gam CO2 và 2,7 gam H2O. X phản ứng được với Na, không phản ứng với dung dịch NaOH. Tìm Công thức phân tử của X và cho biết tất cả các đồng phân cùng nhóm chức và khác nhóm chức của X ứng với công thức trên?

A. C3H8O, có 4 đồng phân.                                           B. C4H10O và  6 đồng phân.

C. C2H4(OH)2, không có đồng phân.                             D. C4H10­­O có 7 đồng phân.

Bài 24. Cho 1,02 gam hỗn hợp 2 anđehit X, Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng no, đơn chức tác dụng với Ag2O  trong NH3 dư thu đựơc 4,32 gam Ag. X, Y có CTPT là

A. C2H5CHO và C3H7CHO.    

B. CH3CHO và C2H5CHO.    

C. HCHO và CH3CHO.      

D. kết quả khác.

Bài 25. Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp 2 axit no,đơn chức vào H2O rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hoàn toàn với Ag2O/NH3 dư cho 21,6 gam Ag. Phần hai trung hòa hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch NaOH 1M. CTPT của 2 axit là

A. HCOOH và C2H5COOH.                                      B. HCOOH và CH3COOH.

C. HCOOH và C3H7COOH.                                      D. HCOOH và C2H3COOH.

Bài 26. Đốt cháy hoàn toàn 1,1 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Cho 4,4 gam X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1M thì tạo ra 4,8 gam muối. X có CTPT là

A. C2H5COOCH3.            B. CH3COOC2H5.               C. C2H5COOH.                   D. CH3COOCH3

Bài 27. Cho 15,2 gam một rượu no A tác dụng Na dư, thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc), A có thể hòa tan được Cu(OH)2. Vậy công thức cấu tạo phù hợp của A là

A. CH2OH-CH2-CH2OH.                                              B. CH2OH-CHOH-CH3.

C. CH2OH-CHOH-CH2OH.                                          D. CH2OH-CH2OH.

Bài 28. Để trung hòa 1 lít dung dịch axit hữu cơ X cần 0,5lít dung dịch NaOH 1M, cô cạn thu được 47 gam. muối khan. Mặt khác khi cho 1 lít dung dịch axit trên tác dụng với nước Br2 làm mất màu hoàn toàn 80g Br2. Công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. CH2=CH-COOH.                                                      B.CH2=CH-CH2-COOH

C.CH3-CH=CH-COOH                                                  D.CH3-CH2-COOH.

Bài 29. X và Y là 2 đồng phân, phân tử gồm C, H, O mỗi chất chỉ chứa một nhóm chức và đều có phản ứng với xút. Lấy 12,9 gam hỗn hợp M của X và Y cho tác dụng vừa đủ với 75 ml dd NaOH 2 M. Công thức PT của X và Y là;

A. C3H6O2                       B. C4H6O2                      C. C5H10O2                   D. C6H12O2

Bài 30. Cho 8 gam hỗn hợp 2 anđêhit mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit fomic tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 32,4 gam Ag. CTPT của 2 anđêhit đó là:

 A. CH3CHO và C2H5CHO                                          B. HCHO và CH3CHO

C. C2H5CHO và C3H7CHO                                        D. A, B, C đều sai

----(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

Bài 180. Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được lượng muối khan là

A. 31,45 gam.                 B. 33,99 gam                  C. 19,025 gam.               D. 56,3 gam

Bài 181. Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ dung dịch HCl cần V lít dung dịch HCl 2M.Tính V.

A. 400 ml                         B. 200ml                        C. 800 ml                         D. Giá trị khác.

Bài 182. Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư sau phản ứng còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m

A. 31,04 gam                  B. 40,10 gam                         C. 43,84 gam               D. 46,16 gam

Bài 183. Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và 0,328 m gam chất rắn không tan. Dung dịch X làm mất màu vừa hết 48ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị của m là

A. 40 gam                        B. 43,2 gam                          C. 56 gam                     D. 48 gam

Bài 184. Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít H2(ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là

A. 3,92 lít.                         B. 1,68 lít                             C. 2,80 lít                        D. 4,48 lít

Bài 185. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B thuộc phân nhóm chính nhóm II, ở 2 chu kỳ liên tiếp. Cho 1,76 gam X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là

A. 6,02 gam.                      B. 3,98 gam.                        C. 5,68 gam.                    D. 5,99 gam.

Bài 186. Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%  thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là

A. 101,68 gam.                  B. 88,20 gam.                      C. 101,48 gam.                    D. 97,80 gam.

Bài 187. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hiđro là 9. Thành phần % theo số mol của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu lần lượt là

A. 40% và 60%.                  B. 50% và 50%.                   C. 35% và 65%.                    D. 45% và 55%.

Bài 188. Cho 3,87 gam Mg và Al vào 200ml dung dịch X gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch B và 4,368 lít H2 ở đktc. Phần trăm khối lượng của Mg và Al trong hỗn hợp lần lượt là

A. 72,09% và 27,91%.     

B. 62,79% và 37,21%.    

C. 27,91% và 72,09%.       

D. 37,21% và 62,79%.

Bài 189. Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được m gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ dung dịch HCl cần 400 ml dung dịch HCl 2M (không có H2 bay ra). Tính khối lượng m.

A. 46,4 gam                            B. 44,6 gam                      C. 52,8 gam                   D. 58,2 gam

Bài 190. Cho 20 gam hỗn hợp một số  muối cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 10,33 gam                         B. 20,66 gam                    C. 25,32 gam                  D. 30 gam

Bài 191. Cho 23,8 gam hỗn hợp hai  muối cacbonat của hai kim loại A, B tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch A. Dẫn toàn bộ CO2 vào dd nước vôi trong dư thì thu được 20 gam kết tủa. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 26 gam                              B. 30 gam                           C. 23 gam                     D. 27 gam

Bài 192. Cho m gam hỗn hợp hai  muối cacbonat của hai kim loại A, B tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 26 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 23,8 gam                         B. 25,2 gam                          C. 23,8 gam                   D. 27,4 gam

Bài 193. Hoà tan hoàn toàn 3,34 gam  hỗn hợp hai muối cacbonat trung hòa của hai kim loại hóa trị II và III bằng dung dịch HCl dư thì thu được dung dịch A và 0,896 lít bay ra (đktc). Khối lượng muối có trong dung dịch A là

A. 31,8 gam                         B. 3,78 gam                          C. 4,15 gam                     D. 4,23 gam

Bài 194. Cho 11,5g hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít CO2(đktc). Khối lượng muối clorua tạo thành là?

A. 16,2g                                 B. 12,6g                             C. 13,2g                             D. 12,3g

Bài 195. Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp hai muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dung dịch HCl ta thu được dung dịch A và 0,672 lít khí bay ra ở đktc. Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 1,033 gam.                       B. 10,33 gam.                      C. 9,265 gam.                   D. 92,65 gam.

Bài 196. Hoà tan hoàn toàn 19,2 hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3 trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra V (lít) CO2 (đktc) và dung dịch có chứa 21,4 gam hỗn hợp muối. Xác định V.

A. V = 3,36 lít                         B. V = 3,92 lít                     C. V = 4,48 lít                     D.V = 5,6 lít

Bài 197. Hòa tan hết hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ vào nước, có 1,344 lít H2 (đktc) thoát ra và thu được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để trung hòa vừa đủ dung dịch X là:

A .12 ml                                 B. 120 ml                             C. 240 ml                            D. Tất cả đều sai

Bài 198. Hòa tan 2 kim loại Ba và Na vào nước được dd(A) và có 13,44 lít H2 bay ra (đktc). Thể tích dung dịch HCl 1M cần  để trung hòa hoàn toàn dd A là:

A.1,2lít                                    B.2,4lít                                   C.4,8lít                              D.0,5lít.

Bài 199. Khối lượng hỗn hợp A gồm K2O và BaO (tỉ lệ số mol 2 : 3) cần dùng để trung hòa hết 1,5 lít dung dịch hỗn hợp B gồm HCl 0,005M và H­2SO4 0,0025M  là

A. 0,0489 gam.                       B. 0,9705 gam.                     C. 0,7783 gam.                  D. 0,1604 gam.

Bài 200. Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,5 M vào 150 ml dung dịch Na2CO3 0,2 M thu được V lít khí CO2 ( đktc). Giá trị của V là:

A. 0,448                                  B. 0,336                               C. 0,224                              D. 0,56

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kì môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Hướng Hóa, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?