BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT GIA LỘC
Câu 1. Muối Fe2+ làm mất màu dung dịch KMnO4 ở môi trường axit cho ra ion Fe3+ còn ion Fe3+ tác dụng với I- cho ra I2 và Fe2+. Sắp xếp các chất oxi hóa Fe3+ ,I2 , MnO4- theo thứ tự độ mạnh tăng dần :
A. Fe3+ < I2 < MnO4-
B. I2 < Fe3+ < MnO4-
C. I2 < MnO4- < Fe3+
D. MnO4- < Fe3+ < I2
Câu 2. Cho 2,7 gam Al và 4,68 gam K vào lượng nước dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A. Cho từ từ V ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch A thu được 6,24 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 180 ml
B. 140 ml
C. 120 ml
D. 80 ml
Câu 3. Cho 500 ml dung dịch HNO3 nồng độ a M loãng vào một cốc thủy tinh có đựng 11,2 gam Fe và 9,6 gam Cu. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra (ở đktc) và còn lại 3,2 gam chất rắn không tan. Giá trị của a là:
A. 1,6M
B. 2,133M
C. 0,4M
D. 0,533M
Câu 4. Tiến hành điện phân dung dịch, điện cực trơ 200 ml dung dịch A gồm Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 1M với cường độ dòng điện 3,86 A. Sau một thời gian thì dừng điện phân. Sau phản ứng thu được 25,44 gam kim loại ở catot. Thời gian điện phân là
A. 8000 giây
B. 9407 giây
C. 6500 giây
D. 5000 giây
Câu 5. Dãy nào sau đây được xếp các kim loại theo chiều tăng dần tính khử :
A. Pb, Ni, Sn, Zn
B. Pb, Sn, Ni, Zn
C. Zn, Ni, Sn, Pb
D. Ni, Zn, Pb, Sn
Câu 6 : Điện phân 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,4M với điện cực trơ và có màng ngăn đến khi ở catot có 9,6 gam kim loại thoát ra thì dừng lại. Dung dịch sau điện phân có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam Fe. (Biết sản phẩm khử HNO3 là NO duy nhất).
A. 3,26 gam.
B. 5,6 gam
C. 4,9 gam
D. 8,4 gam.
Câu 7 : Cho các nguyên tố : X (Z=19); Y (Z = 13); M (Z = 17); N (Z = 9); T (Z =11). Thứ tự tăng dần tính kim loại của các nguyên tố
A. X
B. N
C. X
D. N
Câu 8 : Oxit của X tan trong nước tạo ra dung dịch làm đỏ quỳ tím. Oxit của Y phản ứng với nước tạo ra dung dịch làm xanh quỳ tím. Oxit của Z tác dụng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm. X, Y, Z là các nguyên tố cùng chu kỳ, thứ tự sắp xếp theo theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử của chúng là
A. Z, Y, X.
B. X, Y, Z.
C. Y, Z, X.
D. X, Z, Y.
Câu9 : Tiến hành các thí nghiệm sau :
- Thí nghiệm 1 : Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng
- Thí nghiệm 2 : Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm
- Thí nghiệm 3 : Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3
- Thí nghiệm 4 : Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch AgNO3
- Thí nghiệm 5 : Cho lá kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 10: Trong dãy điện hóa của kim loại, vị trí một số cặp oxi hóa-khử được sắp xếp như sau : Al3+/Al , Fe2+/ Fe , Ni2+/Ni , Fe3+/Fe2+ , Ag+/Ag. Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Kim loại sắt phản ứng được với dung dịch muối Fe(NO3)3.
B. Phản ứng giữa dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2 luôn xãy ra.
C. Các kim loại Al, Fe, Ni, Ag đều phản ứng được với dung dịch muối sắt (III).
D. Nhôm đẩy được sắt ra khỏi muối sắt (III).
Câu 11 : Nhúng một lá Mn vào dung dịch chứa Zn2+ thấy một lớp Zn phủ ngoài lá Mn; mặt khác ion Co2+ có thể oxi hóa Zn thành Zn2+ và ion H+ có thể oxy hóa Co thành Co2+. Căn cứ vào kết quả thực nghiệm trên người ta xếp các cặp oxi hóa - khử theo chiều giảm dần tính oxi hóa của các cation như sau :
A. Mn2+/Mn; Zn2+/Zn; Co2+/Co; 2H+/H2
B. 2H+/H2; Zn2+/Zn; Co2+/Co; Mn2+/Mn
C. 2H+/H2; Co2+/Co; Zn2+/Zn; Mn2+/Mn.
D. 2H+/H2; Co2+/Co; Mn2+/Mn; Zn2+/Zn
Câu 12 : Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng hỗn hợp Al2O3 ; FeO, CuO; MgO sau phản ứng hoàn toàn chất rắn còn lại trong ống sứ là
A. MgO; Al; Fe; Cu
B. Al2O3 ; MgO ; Fe; Cu
C. Fe ;Cu
D. Al; Cu; Fe; Mg
Câu 13: Nhúng thanh Fe vào 200 ml dung dịch chứa CuSO4 0,2M và Fe2(SO4)3 0,1M. Hãy cho biết sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng thanh Fe thay đổi như thế nào?
A. Tăng 0,32 gam
B. Tăng 2,56 gam
C. Giảm 0,8 gam
D. Giảm 1,6 gam.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm 0,04 mol Fe và 0,12/n mol kim loại R (hóa trị n không đổi, không tan trong nước và đứng trước hiđro trong dãy điện hoá). Cho X vào dung dịch AgNO3 dư. Tính khối lượng Ag thu được?
A. 21,6 gam
B. 25,92 gam
C. 28,08 gam
D. 29,52 gam
Câu 15: Để một vật làm bằng hợp kim Zn,Cu trong môi trường không khí ẩm( hơi nước có hoà tan O2) xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá. Tại cực âm xảy ra quá trình nào sau đây?
A. Quá trình khử Zn
B. Quá trình oxi hoá Zn
C. Quá trình khử O2
D. Quá trình oxi hoá O2
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 40 : Dãy sắp xếp các cặp oxi hóa khử : Fe2+/Fe (1), Zn2+/Zn (2), Cu2+/Cu (3), Ag+/Ag (4), Fe3+/Fe2+ (5) theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hoá và giảm dần tính khử của dạng khử là
A. (1), (3), (2), (4), (5)
B. (3), (1), (2) , (4), (5)
C. (4), (5), (2), (3), (1)
D . (2), (1), (3), (5), (4)
Câu 41: Khi vật bằng gang, thép bị ăn mòn điện hoá trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây đúng ?
A. Tinh thể sắt là cực dương, xảy ra quá trình khử.
B. Tinh thể sắt là cực âm, xảy ra quá trình oxi hoá.
C. Tinh thể cacbon là cực dương, xảy ra quá trình oxi hoá.
D. Tinh thể cacbon là cực âm, xảy ra quá trình oxi hoá.
Câu 42 : Trong các cặp OXH/K Zn2+/Zn, Cu2+/Cu, Ag+/ Ag, Ni2+/Ni thì pin điện hoá có suất điện động lớn nhất là pin điện hoá được tạo bởi hai cặp OXH/K
A. Zn2+/Zn và Cu2+/Cu
B. Cu2+/Cu và Ag+/ Ag
C. Zn2+/Zn và Ag+/ Ag.
D. Zn2+/Zn và Ni2+/Ni
Câu 43: Trong quá trình sản xuất nhôm trong công nghiệp, khoáng chất criolit (Na3AlF6) được sử dụng không với mục đích là
A. tạo thành hỗn hợp có khả năng dẫn điện tốt hơn so với ban đầu.
B. tạo ra lớp bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi sự oxi hoá của oxi không khí.
C. tạo ra lớp bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn
D.tạo thành hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với ban đầu.
Câu 44: Khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NaNO3, Fe(NO3)2 ta thu được chất rắn là
A. FeO, NaNO2
B. Fe2O3, Na
C. Fe3O4, Na2O
D. Fe2O3, NaNO2
Câu 45: Trong các kim loại Mg, Al, Cu, Ag thì chỉ có kim loại sau đây là đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối sắt (III) :
A. Mg.
B. Mg và Al.
C. Al và Cu.
D. Mg và Ag.
Câu 46: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+.
Cặp chất không phản ứng với nhau là
A. Cu và dung dịch FeCl3.
B. Fe và dung dịch CuCl2.
C. Fe và dung dịch FeCl3.
D. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2.
Câu 47: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A. kim loại Cu.
B. kim loại Mg.
C. kim loại Ag.
D. kim loại Ba.
Câu 48: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 49: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
A. Na.
B. K.
C. Ba.
D. Fe.
Câu 50: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.
B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.
D. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Đại cương về kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Gia Lộc. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.