BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ, TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC MÔN HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG
Câu 1: Cho phản ứng: C6H5-CH=CH2 + KMnO4 → C6H5-COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O
Tổng hệ số (nguyên, tối giản) tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng trên là:
A. 27 B. 31 C. 24 D. 34
Câu 2: Cho các phản ứng:
(a) Sn + HCl (loãng) →
(b) FeS + H2SO4 (loãng) →
(c) MnO2 + HCl (đặc) →
(d) Cu + H2SO4 (đặc) →
(e) Al + H2SO4 (loãng) →
(g) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 →
Số phản ứng mà H+ của axit đóng vai trò oxi hóa là:
A. 3 B. 6 C. 2 D. 5
Câu 3: Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) → 2SO3 (k) ; DH < 0
Cho các biện pháp : (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (2), (3), (4), (6) B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (4), (5) D. (2), (3), (5)
Câu 4:Cho phương trình hoá học: FeSO4 + KMnO4 + KHSO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Tổng hệ số ( số nguyên tố, tối giản) của các chất có trong phương trình phản ứng là:
A. 48 B. 52 C. 54 D. 40
Câu 5:Cho phương trình hoá học: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O (Biết tỉ lệ thể tích N2O: NO = 1 : 3). Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là
A. 64 B. 66 C. 60 D. 62
Câu 6: Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k) ⇔ 2HI (k) ; DH > 0.
Cân bằng không bị chuyển dịch khi
A. giảm áp suất chung của hệ.
B. giảm nồng độ HI.
C. tăng nhiệt độ của hệ.
D. tăng nồng độ H2.
Câu 7: Cho dãy các chất và ion : Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, Na+, Fe2+, Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 8
Câu 8:Cho phản ứng: KMnO4 + HCl → Cl2 + KCl + MnCl2 + H2O. Tỉ lệ giữa số phân tử HCl đóng vai trò chất khử và số phân tử HCl đóng vai trò môi trường trong phản ứng trên là:
A. 5 : 3 B. 3 : 5 C. 5 : 8 D. 3 : 1
Câu 9: Cho phản ứng: 3H2(khí) + Fe2O3 (rắn) ⇔ 2Fe + 3H2O (hơi) Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Thêm Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
B. Nghiền nhỏ Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
C. Thêm H2 vào hệ cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
D. Tăng áp suất cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
Câu 10: Phản ứng nào sau đây không thuộc phản ứng tự oxi hoá khử ?
A. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
B. 4KClO3 → KCl + 3KClO4
C. 2Na2O2+ 2H2O → 4NaOH + O2
D. Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O
Câu11:Cho phản ứng sau: CH3CHO + KMnO4 + H2SO4 ⇔ CH3COOH + K2SO4 + MnSO4 + H2O. Tổng hệ số cảu các chất có trong phương trình phản ứng trên là (hệ số của các chất là các số nguyên tối giản)
A. 22 B. 21 C. 18 D. 19
Câu 12: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng Fe3O4 + HNO3 ⇔ Fe(NO3)3 + NO + H2O là
A. 55 B. 20. C. 25. D. 50.
Câu 13: Trong phản ứng: Al + HNO3 ⇔ Al(NO3)3 + N2 + H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 8. B. 6. C. 36. D. 3.
Câu 14: Cho các chất và ion sau: Zn; Cl2; FeO; Fe2O3; SO2; Mn2+; Fe2+; Cu2+; Ag+, F2, N2. Số lượng chất và ion có thể đóng vai trò vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá là:
A. 9. B. 8. C. 10. D. 6.
Câu 15: Trong phản ứng Fe3O4 + H2SO4đặc ⇔ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O thì H2SO4 đóng vai trò
A. là chất oxi hóa. B. là chất khử.
C. là chất oxi hóa và môi trường. D. là chất khử và môi trường.
Câu 16: Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là.
A. 8. B. 6. C. 5. D. 7.
Câu 50: Cho các cân bằng hóa học sau:
(a) H2 (k) + I2 (k) ⇔ 2HI (k).
(b) 2NO2 (k) ⇔ N2O4 (k).
(c) 3H2 (k) + N2 (k) ⇔ 2NH3 (k).
(d) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇔ 2SO3 (k).
Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào ở trên không bị chuyển dịch?
A. (a). B. (c). C. (b). D. (d).
Câu 51: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng:
(a) bông khô.
(b) bông có tẩm nước.
(c) bông có tẩm nước vôi.
(d) bông có tẩm giấm ăn.
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là: oxit axit pư vs dd Bazo
A. (d) B. (c) C. (a) D. (b)
Câu 52: Cho phương trình phản ứng aAl +bHNO3 ⇔ cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 3 B. 2 : 3 C. 2 : 5 D. 1 : 4
Câu 53: Cho phương trình phản ứng:
Tỷ lệ a:b là
A. 3:2 B 2:3 C. 1:6 D. 6:1
Câu 54: Cho phản ứng: FeO + HNO3 ⇔ Fe(NO3)3 + NO + H2O.
Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là
A. 6. B. 10. C. 8. D. 4.
Câu 55: Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y ⇔ Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là
A. 4,0.10-4 mol/(l.s).
B. 7,5.10-4 mol/(l.s).
C. 1,0.10-4 mol/(l.s).
D. 5,0.10-4 mol/(l.s).
Câu 56: Cho phương trình hóa học của phản ứng :
Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?
A. là chất khử, là chất oxi hóa B. là chất khử, là chất oxi hóa
C. là chất oxi hóa, là chất khử D. là chất khử, là chất oxi hóa
Câu 57: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?
A. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
B. CaO + CO2 → CaCO3
C. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
D. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.
Câu 58: Cho ba mẫu đã vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng : mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào 3 cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng ?
A. t1 = t2 = t3. B. t1 < t2 < t3. C. t2 < t1 < t3 D. t3 < t2 < t1.
Câu 59: Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín :
CO (k) + H2O (k) CO2 (k) + H2 (k);
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi :
A. cho chất xúc tác vào hệ. B. thêm khí H2 vào hệ.
C. tăng áp suất chung của hệ. D. giảm nhiệt độ của hệ.
Câu 60: Cho phản ứng: SO2 + 2KMnO4 + H2O ⇔ K2SO4 + MnSO4 + H2SO4.
Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, khi hệ số của KMnO4 là 2 thì hệ số của SO2 là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 7.
Câu 60: Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?
A. Ozon trơ về mặt hóa học . B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.
C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh. D. Ozon không tác dụng được với nước .
.....
Trên đây là trích dẫn nội dung Bài tập trắc nghiệm chuyên đề phản ứng oxi hóa - khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học môn Hóa 12 năm 2020 Trường THPT Đoàn Thượng, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!