Qua bài học giúp các em v ận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp, đoạn mạch mắc song song, đoạn mạch mắc hỗn hợp. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm P, Q bất kỳ trên mạch điện
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Tóm tắt lý thuyết
2.1.1. Phát biểu, viết hệ thức của định luật Ôm, cho biết tên, đơn vị của các đại lượng.
-
Phát biểu: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây, tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
-
Hệ thức R=\(U \over I\)
Trong đó:
- U : hiệu điện thế, đơn vị đo là (V)
- I :cường độ dòng điện, đơn vị đo là (A)
- R :điện trở, đơn vị đo là (Ω)
2.1.2. Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp
- Đối với đoạn mạch có n điện trở mắc nối tiếp:
- Cường độ dòng điện: IAB= I1 = …= In
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: UAB= U1 + U2 +…+ Un
- Rtd = R1+ R2
2.1.3. Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc song song
- Đối với đoạn mạch có n điện trở mắc song song:
- Cường độ dòng điện: IAB = I1 + I2 +…+ In.
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: UAB= U1 = U2=…=Un
- Điện trở tương đương: RAB=\( U_{AB} \over I_{AB}\)
2.2. Phương pháp giải:
Các bước giải bài tập Vật lí:
Bước 1: Tóm tắt các dự kiện:
- Đọc kỹ đề bài ( chữ không phải thuộc đề bài). Tìm hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ, có thể tóm tắt ngắn chính xác.
- Dùng ký hiệu tóm tắt đề bài cho gì? hỏi gì? Dùng hình vẽ để mô tả lại tình huống, minh họa nếu cần
Bước 2: Phân tích nội dung để làm sáng tỏ nội dung vật lý của các dự kiện đã cho và cái cần tìm, xác định phương hướng vạch ra kế hoạch giải: theo hướng phân tích đi lên
Bước 3: Lựa chọn cách giải cho phù hợp
Bước 4: Kiểm tra các kết quả và biện luận
Bài tập minh họa
Bài 1:
Hai điện trở R1 và R2 được mắc theo hai cách vào hai điểm M, N trong sơ đồ hình 6.1, trong đó hiệu điện thế U=6V. Trong cách mắc thứ nhất, ampe kế chỉ 0,4A. Trong cách mắc thứ hai, ampe kế chỉ 1,8A.
Hướng dẫn giải:
- I1 = 0,4 A khi R1 nối tiếp R2 nên R1 + R2 = \({U \over I_1} = {6\over0,4} \) = 15 (1)
- I2 = 1,8 A khi R1 song song R2 nên \({R_1R_2\over R_1 + R_2} = {U\over I_2} = {6\over1,8} = {10\over 3}\) (2)
Bài 2:
Hướng dẫn giải:
4. Luyện tập Bài 6 Vật lý 9
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Bài tập vận dụng định luật Ôm cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
- Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch
- Tính hiệu điện thế giữa hai điểm P, Q bất kỳ trên mạch điện
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 0,75r
- B. 3r
- C. 2,1r
- D. 10r
-
- A. 9Ω
- B. 5Ω
- C. 15Ω
- D. 4Ω
-
- A. 45V
- B. 60V
- C. 93V
- D. 150V.
Câu 4- Câu 8: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về định luật Ôm
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 6.3 trang 16 SBT Vật lý 9
Bài tập 6.4 trang 16 SBT Vật lý 9
Bài tập 6.5 trang 16 SBT Vật lý 9
Bài tập 6.6 trang 17 SBT Vật lý 9
Bài tập 6.7 trang 17 SBT Vật lý 9
Bài tập 6.8 trang 17 SBT Vật lý 9
Bài tập 6.9 trang 17 SBT Vật lý 9
Bài tập 6.10 trang 18 SBT Vật lý 9
Bài tập 6.11 trang 18 SBT Vật lý 9
Bài tập 6.12 trang 18 SBT Vật lý 9
Bài tập 6.13 trang 18 SBT Vật lý 9
Bài tập 6.14 trang 18 SBT Vật lý 9
5. Hỏi đáp Bài 6 Chương 1 Vật lý 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!