Dòng điện chạy qua vật dẫn tường gây ra tác dụng nhiệt. Nhiệt lượng này tỏa ra khi đó phụ thuộc vào các yếu tố nào? Tại sao với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng lên tới nhiệt độ cao, còn dây nối bóng đèn hầu như không nóng lên? Để trả lời được các câu hỏi trên mời các em cùng nghiên cứu Bài 16: Định luật Jun - Len-Xơ
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng
2.1.1. Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng
- Ví dụ: Bóng đèn sợi đốt, quạt,…
2.1.2. Toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng
- Ví dụ: bàn là, bếp điện
2.2. Định luật Jun – Len-xơ
2.2.1. Hệ thức của định luật
Q=I2Rt
2.2.2. Phát biểu:
- Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỷ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua
Lưu ý:
- Mối quan hệ giữa đơn vị Jun (J) và đơn vị calo (cal)
- 1 Jun = 0,24 cal và 1 cal = 4,18 Jun.
- Ngoài ra đơn vị Q còn tính theo kcal: 1 kcal = 1000 cal
- Vậy, nếu Q tính bằng cal thì công thức của định luật là: Q = 0,24. I2.R.t
Bài tập minh họa
Bài 1:
Thời gian đun sôi 1,5 lít nước của một ấm điện là 10 phút. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây nung của ấm là 220V. Tính điện trở của dây nung này, biết rằng nếu kể cả nhiệt lượng hao phí để đun sôi 1 lít nước thì cần nhiệt lượng là 420000J.
Hướng dẫn giải:
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 1,5 lít nước là:
Q=420000.1,5=630000J
Theo công thức tính nhiệt lượng tỏa ra của ấm ta có:
Q=I2Rt hay\(Q = {{U^2} \over R}.t\), suy ra: \(R = {{U^2}.t \over Q}= {{220^2}.10.60 \over 630000}\)= 46,1Ω
Bài 2:
Hướng dẫn giải:
4. Luyện tập Bài 16 Vật lý 9
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Định luật Jun - Len-Xơ cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
- Trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng
- Định luật Jun – Len-xơ
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Định luật Jun - Lenxo cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Cơ năng.
- B. Năng lượng ánh sáng.
- C. Hóa năng
- D. Nhiệt năng
-
Câu 2:
Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng?
Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:
- A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn với thời gian dòng điện chạy qua.
- B. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.
- C. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn.
- D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua.
-
- A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.
- B. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi.
- C. Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.
- D. Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn.
- A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.
Câu 4- Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Định luật Jun - Len-Xơ
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Định luật Jun - Lenxo để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 16-17.3 trang 42 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.4 trang 42 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.5 trang 42 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.6 trang 43 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.7 trang 43 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.8 trang 43 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.9 trang 43 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.10 trang 43 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.11 trang 43 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.12 trang 44 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.13 trang 44 SBT Vật lý 9
Bài tập 16-17.14 trang 44 SBT Vật lý 9
5. Hỏi đáp Bài 16 Chương 1 Vật lý 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!