Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật

Sử dụng biến trở có thể làm cho một bóng đèn từ từ sáng dần lên hoặc từ từ tối dần đi Cũng nhờ biến trở mà ta có điều chỉnh tiếng của rađiô hay của tivi to dần lên hay nhỏ dần đi…Vậy biến trở có cấu tạo và hoạt động như thế nào? Để trả lời được các câu hỏi trên, mời các em cùng nghiên cứu  Bài 10: Điện trở- Điện trở dùng trong kỹ thuật

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Điện trở

  • Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

2.1.1. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở

  • Các loại biến trở:

    • Biến trở con chạy

    • bien trở con chạy
    • Biến trở tay  xoay
    • Biến trở than chiết áp
  • Ký hiệu biến trở:

2.1.2. Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện

  • Biến trở có thể được dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch khi thay đổi số điện trở của nó

2.2. Các điện trở dùng trong kỹ thuật

  • Thường dùng trong các mạch điện tử, trên mỗi điện trở có ghi thông số kĩ thuật và giá trị của điện trở

  • Có hai cách ghi trị số các điện trở:

    • Trị số được ghi ngay trên điện trở

    • Trên điện trở có sơn các vòng màu sắc biểu thị giá trị của điện trở

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1.

Cần làm một biến trở có điện trở lớn nhất là 30Ω bằng dây dẫn Nikêlin có điện trở suất 0,40.10-6Ω.m và tiết diện 0,5mm2. Tính chiều dài của dây dẫn.

Hướng dẫn giải:

Chiều dài dây dẫn là: \(R=\rho .\frac{l}{S} =30. \frac{0,5.10^{-6}}{0,4.10^{-6}}\) = 37,5 m

Bài 2.

Trên một biến trở con chạy có ghi 50Ω - 2,5A.
a. Hãy cho biết ý nghĩa của hai số ghi này.
b. Tính hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu cuộn dây của biến trở.
c. Biến trở được làm bằng dây hợp kim nicrom có điện trở suất 1,10.10-6Ω.m và chiều dài 50m. Tính tiết diện của dây dẫn dùng để làm biến trở.
 

Hướng dẫn giải:

a. Ý nghĩa của hai số ghi: 50 Ω là điện trở lớn nhất của biến trở; 2,5 A là cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được.
b. Hiệu điện thế lớn nhất là: Umax = ImaxRmax = 2,5.50 = 125V.
c. Tiết diện của dây dẫn là:
\(S=\rho .\frac{l}{R} = 1,1.10^{-5}.\frac{50}{50}=1,1.10^{-6}\)  m2 = 1,1 mm2.

4. Luyện tập Bài 10 Vật lý 9

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Điện trở- Điện trờ dùng trong kỹ thuật cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được: 

  • Cấu tạo và hoạt động của biến trở
  • Các điện trở dùng trong kỹ thuật

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 5- Câu 12: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về điện trở và biến trở

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 10.3 trang 27 SBT Vật lý 9

Bài tập 10.4 trang 27 SBT Vật lý 9

Bài tập 10.5 trang 28 SBT Vật lý 9

Bài tập 10.6 trang 28 SBT Vật lý 9

Bài tập 10.8 trang 27 SBT Vật lý 9

Bài tập 10.8 trang 29 SBT Vật lý 9

Bài tập 10.9 trang 29 SBT Vật lý 9

Bài tập 10.10 trang 29 SBT Vật lý 9

Bài tập 10.11 trang 29 SBT Vật lý 9

Bài tập 10.12 trang 30 SBT Vật lý 9

Bài tập 10.13 trang 30 SBT Vật lý 9

Bài tập 10.14 trang 30 SBT Vật lý 9

5. Hỏi đáp Bài 10 Chương 1 Vật lý 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?