Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

Ở lớp 7, ta đã biết đồng là kim loại dẫn điện tốt, chỉ kém có bạc, nhưng lại rẻ hơn bạc rất nhiều. Vì thế đồng thường được dùng làm dây dẫn để nối các thiết bị và dụng cụ trong các mạng điện. Vậy căn cứ vào đặc trưng nào để biết chính xác vật liệu này dẫn điện tốt hơn vật liệu kia? Để trả lời được các câu hỏi trên mời các em cùng nghiên cứu Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn  

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

  • Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn:
    • Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm đo điện trở với các dây dẫn có cùng chiều dài và cùng tiết diện nhưng làm bằng các vật liệu khác nhau.

2.2. Điện trở suất - Công thức điện trở

2.2.1. Điện trở suất 

  • Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn dược dặc trưng bởi một đại lượng là:điện trở suất của vật liệu 
  • Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện là 1m2
  • Điện trở suất được ký hiệu là \(\rho\) (đọc là rô)
  • Đơn vị của điện trở suất là \(\Omega m\) (đọc là ôm mét)

Bảng 1

  • Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.

2.2.2. Công thức điện trở

  • Điện trở của dây dẫn tỉ lệ với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện  của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn:

                                                     \(R=\rho .\frac{l}{S}\)

  • Trong đó:
    • \(\rho\): điện trở suất (\(\Omega m\))
    • l: chiều dài dây dẫn (m)
    • S: tiết diện dây dẫn (m2)

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1.

Một sợi dây đồng dài 100m có tiết diện là 2mm2. Tính điện trở của sợi dây đồng này, biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8Ω.m.
 

Hướng dẫn giải:

Điện trở của sợi dây đồng là:
 \(R=\rho .\frac{l}{S}=1,7.10^{-8}.\frac{100}{2.10^{-6}}\)  = 0,85 Ω

Bài 2.

Một cuộn dây dẫn bằng đồng với khối lượng của dây dẫn là 0,5kg và dây dẫn có tiết diện 1mm2.
a. Tính chiều dài dây dẫn, biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3.
b. Tính điện trở của cuộn dây này, biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8Ω.m.

Hướng dẫn giải:

a. Chiều dài dây dẫn là:
\(l= \frac{V}{S} = \frac{m}{D.S} = \frac{0,5}{8900.10^{-6}}\) ≈ 56,18 m
b. Điện trở cuộn dây là:
\(R=\rho .\frac{l}{S} = 1,7.10^{-8}.\frac{56,18}{10^{-6}}\)  = 0,955 Ω ≈ 1 Ω

4. Luyện tập Bài 9 Vật lý 9

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:

  • Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

  • Điện trở suất và công thức điện trở

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 5- Câu 11: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về điện trở suất

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 9.2 trang 24 SBT Vật lý 9

Bài tập 9.3 trang 24 SBT Vật lý 9

Bài tập 9.4 trang 24 SBT Vật lý 9

Bài tập 9.5 trang 24 SBT Vật lý 9

Bài tập 9.6 trang 25 SBT Vật lý 9

Bài tập 9.7 trang 25 SBT Vật lý 9

Bài tập 9.8 trang 25 SBT Vật lý 9

Bài tập 9.9 trang 25 SBT Vật lý 9

Bài tập 9.10 trang 26 SBT Vật lý 9

Bài tập 9.11 trang 26 SBT Vật lý 9

Bài tập 9.12 trang 26 SBT Vật lý 9

Bài tập 9.13 trang 26 SBT Vật lý 9

5. Hỏi đáp Bài 9 Chương 1 Vật lý 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?