Qua bài học giúp các em xác định được công suất của các dụng cụ điện: bóng đèn, quạt điện bằng Vôn kế và ampe kế. Mắc được mạch điện theo sơ đồ b15.1 để xác định công suất của đèn.
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Tóm tắt lý thuyết
2.1.1. Công suất P của một dụng cụ điện hoặc của một đoạn mạch liên hệ với hiệu điện thế U và cường độ dòng điện I bằng hệ thức nào?
2.1.2. Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ này như thế nào vào đoạn mạch cần đo?
- Đo hiệu điện thế bằng vôn kế. Mắc vôn kế song song với đoạn mạch cần đo hiệu điện thế, sao cho chốt (+) của vôn kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện, chốt (-) của vôn kế được mắc về phía cực (-) của nguồn điện.
2.1.3. Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ này như thế nào vào đoạn mạch cần đo?
- Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. Mắc ampe kế nối tiếp với đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện chạy qua nó, sao cho chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện, chốt (-) của ampe kế được mắc về phía cực (-) của nguồn điện.
2.2. Chuẩn bị
-
Một nguồn điện 6V.
-
Một công tắc.
-
Chín đoạn dây mỗi đoạn 30 cm
-
Một ampe kế có giới hạn đo 300mA (hoặc 500mA) và độ chia nhỏ nhất 10mA (hoặc 20mA)
-
Một vôn kế có giới hạn đo 5V (hoặc 6V) và có độ chia nhỏ nhất 0,1V
-
Một bóng đèn pin 2.5V- 0,3A
-
Chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu đã dặn dò ở tiết trước.
-
Một biến trở có điện trở lớn nhất 20 ôm và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất 2A
2.3. Nội dung thực hành
2.3.1. Xác định công suất của bóng đèn với các hiệu điện thế khác nhau:
-
B1: Mắc mạch điện như sơ đồ hình vẽ. Cho biến trở về giá trị lớn nhất.
-
B2: Đóng mạch điện, di chuyển con chạy để vôn kế chỉ hiệu điện thế hai đầu bóng đèn là U1 = 1V, ghi U1 và cường độ dòng điện I1 vào bảng báo cáo.
-
B3: Tăng dần lên sao cho U2 = 1.5V, U3 = 2V sau đó ghi các giá trị của U, I tương ứng vào bảng báo cáo.
-
B4: Tính công suất P của đèn trong mỗi lần đo.
-
B5: Nhận xét sự thay đổi của P khi U tăng hoặc giảm.
2.3.2. Nhận xét
-
Các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sai số trong kết quả thực hành trên:
-
Chốt cắm lỏng hoặc tiếp xúc điện không tốt.
-
Điện trở có trị số lớn.
-
Chưa điều chỉnh ampe kế và vôn kế về đúng vạch số 0.
-
Cách đặt mắt đọc chưa chính xác.
-
Dây dẫn và các thiết bị nóng và tỏa nhiệt ra môi trường.
-
-
Cách khắc phục :
-
Hiệu chỉnh ampe kế và vôn kế về vạch số 0.
-
Chỉnh lại chốt cắm, cạo sạch chỗ tiếp xúc điện.
-
Dùng điện trở có trị số nhỏ.
-
Đặt mắt đúng hướng vuông góc để đọc kết quả.
-
Làm xong thí nghiệm là ngắt khóa K liền.
-
Bài tập minh họa
Bài tập:
a. Công suất P của một dụng cụ điện hoặc của một đoạn mạch liên hệ với hiệu điện thế U và cường độ dòng điện I bằng hệ thức nào?
b. Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ này như thế nào vào đoạn mạch cần đo?
-
Đo hiệu điện thế bằng vôn kế. Mắc vôn kế song song với đoạn mạch cần đo hiệu điện thế, sao cho chốt (+) của vôn kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện, chốt (-) của vôn kế được mắc về phía cực (-) của nguồn điện.
c. Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ này như thế nào vào đoạn mạch cần đo?
- Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. Mắc ampe kế nối tiếp với đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện chạy qua nó, sao cho chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện, chốt (-) của ampe kế được mắc về phía cực (-) của nguồn điện.
4. Luyện tập Bài 15 Vật lý 9
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được :
- Xác định được công suất của các dụng cụ điện: bóng đèn, quạt điện bằng Vôn kế và ampe kế.
- Mắc được mạch điện theo sơ đồ b15.1 để xác định công suất của đèn.
5. Hỏi đáp Bài 15 Chương 1 Vật lý 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!