BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ: TIẾN HÓA SINH HỌC 12 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 416. Các yếu tố nào sau đây có thể góp phần vào quá trình tiến hóa của sinh vật?
A. Núi cao, sông dài hoặc biển cả làm cách ly các quần thể.
B. Các quần thể khác nhau sinh sản vào những thời điểm khác nhau trong năm.
C. Các quần thể khác nhau sống trong các sinh cảnh khác nhau.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 417. Theo học thuyết Đác-Uyn, loại biến dị nào có vai trò chính trong tiến hóa?
A. Biến dị hàng loạt B. Biến dị cá thể.
C. Biến dị tương quan. D. Biến dị tập nhiễm.
Câu 418. Tồn tại chính trong học thuyết tiến hóa của Đác-Uyn là:
A. chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
C. chưa hiểu rõ cơ chế tác động của sự thay đổi của ngoại cảnh.
D. chưa thành công trong giải thích cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
Câu 419. Nhân tố tiến hóa nào có tính định hướng?
A. Đột biến. B. Giao phối. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Cách ly.
Câu 420. Điều nào đúng trong sự hình thành loài theo quan niệm của sinh học hiện đại?
A. Loài mới được hình thành từ sự tích lũy một đột biến có lợi cho sinh vật.
B. Loài mới được hình thành từ các biến dị tổ hợp ở mỗi cá thể.
C. Loài mới được hình thành từ một hay một tập hợp quần thể tồn tại trong quá trình chọn lọc tự nhiên.
D. Loài mới được hình thành bởi sự phân ly tính trạng từ một loài ban đầu dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
Câu 421. Một loài mới có thể được hình thành sau 1 thế hệ:
A. từ sự cách ly địa lý.
B. ở một quần thể lớn phân bố trên một vùng địa lý rộng lớn.
C. nếu có sự thay đổi về số lượng NST để vựợt qua rào cản sinh học.
D. từ sự biến đổi tần số các alen của quần thể giao phối.
Câu 422. Trong quá trình tiến hóa, nhiều loài mới được hình thành từ một loài tổ tiên ban đầu như các loài chim họa mi ở quần đảo Galapagos mà Đác-Uyn đã quan sát được, đó là:
A. sự phân ly tính trạng và thích nghi. B. sự cách ly địa lý.
C. sự tiến hóa từ từ. D. sự đồng qui tính trạng.
Câu 423. Hiện tượng có những loài có cấu trúc cơ thể đơn giản nhưng vẫn tồn tại song song với những loài cơ thể có cấu trúc phức tạp là ví dụ chứng minh điều gì?
A. Chọn lọc tự nhiên là động lực của sự tiến hóa.
B. Thích nghi là hướng tiến hóa chủ yếu.
C. Sự đồng qui tính trạng.
D. Trong sự tiến hóa không có sự đào thải các dạng kém thích nghi.
Câu 424. Theo quan niệm của Lamac:
A. Sinh vật thích nghi với sự thay đổi chậm chạp của môi trường nên không bị đào thải.
B. Những đặc tính có đuợc ở cá thể do ngoại cảnh tác động đều được di truyền.
C. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.
D. Cả 3 câu A, B và C.
Câu 425. Kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo là tạo ra:
A. nòi mới và thứ mới. B. loài mới.
C. lớp mới. D. thứ mới.
Câu 426. Động lực của chọn lọc nhân tạo là:
A. sự đấu tranh sinh tồn giữa các loài với nhau.
B. nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người.
C. sự thích nghị của các vật nuôi và cây trồng do tác động của con người.
D. sự cải tạo giống vật nuôi và cây trồng của con người ngày càng tốt hơn.
Câu 427. Các nhân tố chủ yếu làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể là do:
A. Sự cách ly. B. Quá trình đột biến và giao phối.
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Cả 3 câu A, B và C.
Câu 428. Trong quá trình tiến hoá, so với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu vì:
A. phổ biến hơn.
B. đa dạng hơn.
C. ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cá thể.
D. cả 2 câu A và C.
Câu 429. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật chịu sự tác động của các nhân tố:
A. thường biến, đột biến, chọn lọc tự nhiên.
B. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
C. phân ly tính trạng, đột biến, chọn lọc tự nhiên.
D. phân li tính trạng, thích nghi, chọn lọc tự nhiên.
Câu 430. Quan niệm của Đác-Uyn về sự hình thành loài mới:
A. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.
B. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc nhân tạo, theo con đường phân ly tính trạng.
C. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân ly tính trạng, từ một nguồn gốc chung.
D. Loài mới được hình thành tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.
Câu 431. Điều nào sau đây là đúng với tiến hoá nhỏ:
A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến có lợi, cách ly sinh sản với quần thể gốc, hình thành loài mới.
C. Diễn ra trên qui mô rộng lớn, qua thời gian địa chất dài.
D. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Câu 433. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng, sinh giới đã tiến hoá theo chiều hướng chung nào sau đây?
A. Thích nghi ngày càng hợp lí. B. Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
C. Ngày càng đa dạng, phong phú. D. Cả 3 câu A, B và C.
Câu 434. Tồn tại nào sau đây là của thuyết Đác-Uyn:
A. Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của chọn lọc tự nhiên
B. Chưa hiểu rõ cơ chế phát sinh biến dị.
C. Chưa hiểu rõ cơ chế di truyền.
D. Cả 3 câu A, B và C.
Câu 435. Các quần thể sinh vật ở cạn bị phân cách nhau bởi sự xuất hiện các chướng ngại địa lí như núi, biển, sông gọi là:
A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. cách li sinh sản. D. cách li di truyền.
Câu 436. Quan niệm của Đác-Uyn về sự thích nghi ở sinh vật là:
A. sự thích nghi hợp lí được hình thành, đào thải những dạng kém thích nghi.
B. ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng ứng phó kịp để thích nghi.
C. biến dị phát sinh vô hướng.
D. cả 2 câu A và C.
Câu 437. Theo Kimura, sự tiến hoá diễn ra bằng sự cũng cố ngẫu nhiên:
A. Các đột biến có lợi. B. Các đột biến có hại.
C. Các đột biến trung tính. D. Cả 2 câu A và B.
Đáp án từ câu 416-437 của tài liệu trắc nghiệm Chuyên đề Tiến hóa Sinh học 12
416 | D |
417 | B |
418 | A |
419 | C |
420 | D |
421 | C |
422 | A |
423 | B |
424 | D |
425 | A |
426 | B |
427 | D |
428 | D |
429 | B |
430 | C |
431 | B |
432 | D |
433 | D |
434 | D |
435 | A |
436 | D |
437 | C |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 438-456 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm Chuyên đề Tiến hóa Sinh học 12 các bạn vui lòng xem online hoặc Tải về--}
Câu 457. Theo Lamac, nguyên nhân khiến hươu cao cổ có cái cổ dài là do
A. kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.
B. ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
C. ảnh hưởng của tập quán hoạt động: vươn cổ để lấy thức ăn.
D. ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng.
Câu 458. Tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc các loài” (1859) là
A. Lamac. B. ĐacUyn. C. Men Đen. D. Kimura.
Câu 459. Theo quan niệm của ĐacUyn, “ biến dị cá thể” được hiểu là
A. những biến đổi đồng loạt của của sinh vật theo một hướng xác định.
B. biến dị không xác định.
C. biến dị di truyền.
D. biến dị đột biến.
Câu 460. Theo ĐacUyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hoá là
A. những biến đổi đồng loạt của sinh vật theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
B. biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản của từng cá thể riêng lẻ và theo những hướng không xác định.
C. biến dị di truyền.
D. biến dị đột biến.
Câu 461. Đacuyn đánh giá tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động của động vật dẫn đến kết quả
A. chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt của sinh vật theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
B. làm xuất hiện những biến dị ở từng cá thể riêng lẻ và theo những hướng không xác định.
C. làm xuất hiện những biến dị di truyền.
D. chỉ làm xuất hiện những biến dị không di truyền.
Câu 462. Theo ĐacUyn, đối tượng của chọn lọc nhân tạo là
A. quần thể vật nuôi hay cây trồng. B. quần thể sinh vật nói chung.
C. những cá thể vật nuôi hay cây trồng. D. cá thể sinh vật nói chung.
Câu 463. Theo ĐacUyn, nội dung của chọn lọc nhân tạo là
A. chọn và giữ lại những cá thể mang những đặc đặc điểm phù hợp với lợi ích con người.
B. loại bỏ những cá thể mang những đặc điểm không phù hợp với lợi ích con người.
C. gồm 2 mặt song song: vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.
D. con người chủ động đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi cho bản thân sinh vật.
Câu 464. Từ gà rừng, ngày nay xuất hiện nhiều giống gà khác nhau như gà trứng, gà thịt, gà trứng- thịt, gà chọi, gà cảnh. Đây là kết quả của quá trình
A. phân ly tính trạng trong CLNT ở gà. B. đột biến ở gà.
C. tạp giao các giống gà. D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 465. Theo ĐacUyn, thực chất của của chọn lọc nhiên là
A. sự phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài.
B. sự phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong quần thể.
C. sự phân hoá khả năng sinh sản giữa các cá thể trong quần thể.
D. sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
Đáp án từ câu 4576-465 của tài liệu trắc nghiệm Chuyên đề Tiến hóa Sinh học 12
457 | C |
458 | B |
459 | C |
460 | B |
461 | A |
462 | A |
463 | C |
464 | A |
465 | B |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 466-477 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm Chuyên đề Tiến hóa Sinh học 12 các bạn vui lòng xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !