Trắc nghiệm sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc giải phóng dân tộc
Câu 1: Ủy ban quân sự Bắc Kì được thành lập có nhiệm vụ cơ bản là
A. Chỉ huy các chiến khu mật miền Bắc và giúp đỡ toàn quốc về quân sự.
- Thành lập Việt Nam giải phóng quân.
- Thành lập khu giải phóng Việt Bắc.
- Thành lập Ủy ban lâm thời khu giải phóng
Câu 2: Phong trào cách mạng 1930 -1931 có ý nghĩa như
A. Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này
B. Cuộc tập dượt thứ hai của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này
C. Cuộc tập dượt chống chủ nghĩa khủng bố của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này
D. Cuộc tập dượt chống chủ nghĩa phát xít của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Câu 3: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) là
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, vô sản với tư sản.
- Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản.
- Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.
- Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, nông dân với địa chủ phong kiến.
Câu 4: Năm 1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi thành A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. B. Mặt trận Liên Việt.
C. Mặt trận Phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 5: Mặt trận được Đảng ta thành lập tháng 7 năm 1936 có tên gọi là gì? A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
- Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
- Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 6: Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936-1939 là
- bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
- tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
- độc lập dân tôc và ruộng đất dân cày.
- tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Câu 7: Hãy chọn đáp án chính xác nói về hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương tháng 7 – 1936
- Tháng 7 – 1936, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do
Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc)
- Tháng 7 – 1936, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Sơn chủ trì, họp ở Quảng Châu (Trung Quốc)
- Tháng 7 – 1936, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Sơn chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc)
- Tháng 7 – 1936, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Quảng Châu (Trung Quốc)
Câu 8: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7.1936) đã xác định đối tượng đấu tranh trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương là A. thế lực phong kiến. B. chủ nghĩa đế quốc.
C. bọn phản động thuộc địa. D. chính phủ Pháp.
Câu 9: Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là
- chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
- chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc.
- chống chủ nghĩa đế quốc, phát xít và phong kiến tay sai.
- chống chủ nghĩa phát xít, giành ruộng đất cho nông dân.
Câu 10: Đại hội lần VII của Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mặt của nhân dân thế giới là bọn nào?
- Chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
- Chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa Đế quốc
- Không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít.
- Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Câu 11: Hội nghị tháng 7/1936 của Ban Chấp hành TƯ Đảng cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là
A. chống đế quốc Pháp B. chống đế quốc và phong kiến.
C. lật đổ chế độ phong kiến. D. chống chế độ phản động thuộc địa.
Câu 12: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cả nước là
- Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
- Hà Tĩnh, Hà Nam, Quảng Nam, Quảng Bình.
- Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
- Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Quảng Ninh.
Câu 13: Hà Nội giành chính quyền vào ngày
A. 19/8/1945 B. 15/8/1945. C. 20/8/1945. D. 25/8/1945.
Câu 14: Sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã chọn địa điểm nào để xây dựng căn cứ địa cách mạng?
A. Cao Bằng. B. Bắc Sơn – Võ Nhai.
C. Lạng Sơn. D. Tân Trào
Câu 15: Bản “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) đã xác định hình thức đấu tranh của cách mạng?
Chuyển sang thời kì khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng bộ phận.
- Từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
- Chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp khởi nghĩa vũ trang.
Câu 16: Chiều ngày 16-8-1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do
Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng thị xã
A. Cao Bằng. B. Thái Nguyên. C. Tuyên Quang. D. Lào Cai.
Câu 17: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là
- khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa.
- đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang
- kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
- đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Câu 18: Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra và giành thắng lợi trong khoảng thời gian nào
A. Từ 14/8/1945 đến 2/9/1945 B. Từ 14/8/1945 đến 28/8/1945
C. Từ 15/8/1945 đến 28/8/1945 D. Từ 13/8/1945 đến 2/9/1945
Câu 19: Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII tổ chức tại đâu?
A. Pác Bó (Cao Bằng). B. Bắc Cạn.
C. Bắc Sơn (Lạng Sơn). D. Tân Trào (Tuyên Quang).
Câu 20: Ngày 12 - 3 - 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị A. Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
- Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
- Thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
- Sắm vũ khí đuổi thù chung.
Câu 21: Ngày 22 – 12 – 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang được thành lập với tên gọi là
- Trung đội Cứu quốc quân III.
- Đội du kích Bắc Sơn.
- Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
- Việt Nam giải phóng quân
Câu 22: Ngày 13-8-1945, ngay khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập cơ quan nào?
A. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. B. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng.
C. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì. D. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
Câu 23: Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong thời điểm lịch sử A. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội (19/8/1945).
Đại hội quốc dân Tân Trào (16 đến 18/8/1945).
- “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2/9/1945.
- Hội nghị toàn quốc diễn ra từ ngày 13 đến 15/8/1945.
Câu 24: Ngày 19/5/1941, tổ chức nào của cách mạng Việt Nam dưới đây ra đời
- Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
- Việt Nam độc lập đồng minh
- Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
- Mặt trận dân chủ Đông Dương
Câu 25: Thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc được Đảng và Hồ Chí Minh chọn là
A. Tân Trào (Tuyên Quang). B. Định Hoá (Thái Nguyên).
C. Bắc Sơn (Lạng Sơn). D. Pác Bó (Cao Bằng).
Câu 26: Hội nghị Ban chấp Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 5/1941 đã xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của Đảng là
A. giải phóng dân tộc B. đánh đổ phong kiến
C. thực hiện người cày có ruộng D. giải phóng các dân tộc Đông Dương
Câu 27: Hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta trong giai đoạn 1930-1945 là
A. Tuyên Quang, Cao Bằng B. Lạng Sơn và Cao Bằng
C. Cao Bằng, Bắc Cạn D. Bắc Sơn- Võ Nhai, Cao Bằng
Câu 28: Hội Nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng do ai chủ trì?
A. Lê Hồng Phong B. Nguyễn Văn Cừ C. Nguyễn Ái Quốc D. Trần Phú
Câu 29: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam lúc này là
A. Phát xít Nhật. B. Thực dân Pháp.
C. Đế quốc Mĩ. D. Thực dân Pháp và phát xít Nhật
Câu 30: Hội nghị toàn quốc của Đảng (8-1945) đã có quyết định quan trọng gì? A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền.
- Cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
- Thống nhất Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam Giải phóng quân.
Câu 31: Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ vào thời gian nào?
A. Ngày 02/09/1945 B. Ngày 28/08/1945 C. Ngày 30/08/1945. D. Ngày 25/08/1945
Câu 32: Từ năm 1941, để xây dựng lực lượng chính trị chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, Đảng đã vận động các tầng lớp nhân dân tham gia
A. Mặt trận phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận Cứu quốc.
Câu 33: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập năm 1945 là nhà nước của
A. công, nông, binh. B. toàn thể nhân dân. công nhân và nông dân. D. công, nông, trí thức.
Câu 34: Từ tháng 9 đến hết năm 1930, trung tâm phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở đâu? A. Hà Nội – Hải Phòng. B. Hải Phòng – Quảng Ninh.
C. Sài Gòn – Chợ Lớn. D. Nghệ An – Hà Tĩnh.
Câu 35: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã có kết quả là
- Lật đổ ách thống trị của đế quốc – phong kiến trên toàn Nghệ - Tĩnh.
- Đảng đã tập hợp được nhân dân trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
- Bước đầu giải quyết được yêu cầu ruộng đất của nông dân.
- Liên minh công – nông đã hình thành.
Câu 36: Lực lượng vũ trang được thành lập trong phong trào Xô – viết Nghệ - Tĩnh được gọi là
- Hồng vệ binh B. Hồng quân C. Cận vệ đỏ D. Tự vệ đỏ.
Câu 37: Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách gì về kinh tế? A. Bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, lấy ruộng đất công chia cho nông dân.
- Lấy tài sản của đế quốc chia cho dân cày, bỏ thuế thân, thuế rượu, thuế muối.
- Tịch thu ruộng đất của đế quốc, phong kiến tay sai chia cho dân cày, giảm tô, xóa nợ.
- Tịch thu tài sản của địa chủ, đế quốc chia cho nhân dân, xóa nợ cho dân nghèo.
Câu 38: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã để lại bài học kinh nghiệm gì? A. tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
- xây dựng khối liên minh giai cấp, đoàn kết dân tộc.
- xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
- tất cả các ý trên.
Câu 39: Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương khi nào?
A. tháng 10-1930. B. tháng 4-1931. C. tháng 3/1935. D. tháng 7/1935.
Câu 40: Từ tháng 2 đến tháng 4 -1930, phong trào cách mạng 1930 - 1931 nổ ra với các cuộc đấu tranh của?
A. công nhân và nông dân B. công nhân và tư sản
C. tư sản và tiểu tư sản D. tư sản và nông dân
Câu 41: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế Việt
Nam trong lĩnh vực nào
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Xuất khẩu. D. Thủ công nghiệp. Câu 42: Cuộc biểu tình của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Nghệ - Tĩnh có 8000 nông dân tham gia diễn ra ở đâu?
A. Anh Sơn B. Hưng Nguyên. C. Thanh Chương. D. Can Lộc.
Câu 43: Tổ chức nào điều hành mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn Nghệ - Tĩnh?
A. đội tự vệ đỏ. B. Hội phụ nữ
C. Các Xô viết. D. Đoàn thanh niên phản đế.
Câu 44: Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu? A. Từ 2 đến 3 tháng. B. Từ 3 đến 4 tháng.
C. Từ 4 đến 5 tháng. D. Từ 5 đến 6 tháng.
Câu 45: Tình hình nông nghiệp Việt Nam sau cuộc khủng hoảng kinh thế giới (1929 -1933) biểu hiện như thế nào?
- Giá nông phẩm giảm mạnh, ruộng đất bị địa chủ chiếm đoạt.
- Các đồn điền trồng lúa chuyển sang trồng cây công nghiệp.
- Tư bản Pháp đẩy mạnh hoạt động chiến đất của nhân dân.
- Diện tích trồng cây cao su tăng nhanh gấp 10 lần so với trước khủng hoảng.
Câu 46: Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7-1935) đã có những chủ trương gì? A. Thành lập Đảng Cộng sản ở mỗi nước.
- Thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước.
- Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước tư bản.
- Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước đế quốc.
Câu 47: Trong phong trào Đông Dương đại hội, Đảng ta đã vận dụng hình thức đấu tranh nào?
A. Công khai, hợp pháp. B. Bất hợp pháp.
C. Bán công khai, bán hợp pháp. D. Công khai, bất hợp pháp. Câu 48: Trong năm 1936, ở châu Âu, Mặt trận Nhân dân thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền ở
- Đức B. Pháp C. Anh D. Mĩ
Câu 49: Tháng 8-1936, Đảng chủ trương phát động phong trào A. Đông Dương đại hội.
- Phong trào đòi dân sinh, dân chủ.
- Vận động người của đảng vào Viện dân biểu.
- Mít tinh diễn thuyết thu thập “dân nguyện”.
Câu 50: Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ở đâu, khi nào? A. Tháng 11/1940, Đình Bảng (Bắc Ninh).
- Tháng 11/1939, Đình Bảng (Bắc Ninh).
- Tháng 11/1939, Hóc Môn (Gia Định). D. Tháng 11/1940, Hóc Môn (Gia Định).
Câu 51: Năm 1939, ai là người giữ chức tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương?
A. Phan Đăng B. Lê Hồng Phong.
C. Hà Huy Tập. D. Nguyễn Văn Cừ.
Câu 52: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 đã khẳng định vấn đề gì? A. Cách mạng Việt Nam phải chuyển sang thời kì đấu tranh vũ trang chống đế quốc.
- Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam tập trung chống phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.
- Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là tập trung chống đế quốc, thực hiện ruộng đất cho dân cày.
- Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là phải đấu tranh lật đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Câu 53: Nhật đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam trong những năm 1940 – 1945?
- Đầu tư vào các ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự, buộc Pháp phải cung cấp các nguyên liệu như than sắt, cao su cho chúng với giá rẻ.
- Thực hiện chính sách Tổng động viên, vơ vét tiền, của, con người phục vụ cho cuộc chiến tranh phát xít.
- Thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy”, vơ vét tiền của, tài nguyên của đất nước ta phục vụ cho chiến tranh đế quốc
- Thực hiện chính sách “Kinh tế thời chiến”, ban hành lệnh Tổng động viên, bắt lính. Câu 54: Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 họp khi nào, ở đâu?
A. Ngày 10-19/11/1941, Lạng Sơn. B. Ngày 11-19/8/1941, Cao Bằng
C. Ngày 10-19/5/1941, Cao Bằng. D. Ngày 10-15/9/1941, Thái Nguyên
Câu 55: Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) đã xác định sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật sẽ
- thành lập chính phủ Nhân dân của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
- quyết định chính sách đối nội và đối ngoại sau khi giành chính quyền.
- tiến hành tổng khởi nghĩa trên cả nước giành độc lập từ tay Pháp.
- đi từ khởi nghĩa từ phần tiền lên tổng khởi nghĩa.
Câu 56: Trong chỉ thị ngày 12-3-1945 đã đưa ra khẩu hiệu gì?
A. “Đánh đuổi Pháp – Nhật”. B. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
C. “Đánh đuổi đế quốc Pháp”. D. Đánh đuổi bọn đế quốc, Việt gian”, Câu 57: Năm 1942, tỉnh nào được coi là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc quân trong Mặt trận Việt Minh?
A. Cao Bằng B. Bắc Cạn C. Lạng Sơn D. Tuyên Quang.
Câu 58: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII quyết định tạm gác khẩu hiệu nào?
A. chia lại ruộng công B. cách mạng ruộng đất.
C. giảm tô, giảm tức. D. người cày có ruộng.
Câu 59: Bản chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” là của A. Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Hồ Chí Minh.
- Tổng bộ Việt Minh.
- Cứu quốc quân.
Câu 60: Hội nghị quân sự Bắc Kì (15-4-1945) quyết định vấn đề gì? A. Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
- Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Thống nhất các lực lượng vũ trang.
- Thành lập khu giải phóng Việt Bắc.
ĐÁP ÁN
1-A | 2-A | 3-C | 4-A | 5-D | 6-D | 7-A | 8-C | 9-A | 10-C |
11-B | 12-A | 13-A | 14-A | 15-B | 16-B | 17-D | 18-B | 19-A | 20-B |
21-C | 22-A | 23-C | 24-B | 25-A | 26-A | 27-D | 28-C | 29-A | 30-B |
31-C | 32-B | 33-B | 34-D | 35-D | 36-D | 37-A | 38-D | 39-A | 40-A |
41-A | 42-B | 43-C | 44-C | 45-A | 46-B | 47-A | 48-B | 49-A | 50-C |
51-D | 52-D | 53-A | 54-C | 55-A | 56-B | 57-A | 58-B | 59-C | 60-C |
{-- xem toàn bộ nội dung Trắc nghiệm sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc giải phóng dân tộc có đáp án ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Trắc nghiệm sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc giải phóng dân tộc. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì kiểm tra sắp tới.