TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN CHIÊU | ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KÌ I MÔN: HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cr, Fe. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 2: Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2 (anilin). Chất trong dãy có lực bazơ yếu nhất là
A. C6H5NH2. B. NH3. C. C2H5NH2. D. CH3NH2.
Câu 3: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 100. B. 150. C. 200. D. 50.
Câu 4: Số đồng phân este có công thức C4H8O2 là:
A. 3 B. 2 C. 6 D. 4
Câu 5: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A. 36,0. B. 18,0. C. 9,0. D. 16,2.
Câu 6: Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là
A. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.
D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.
Câu 7: Cho dãy các chất: CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 8: Tinh bột thuộc loại
A. Đisaccarit. B. Monosaccarit. C. Polisaccarit. D. Lipit.
Câu 9: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X không tác dụng được với Na, có phản ứng với NaOH và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là
A. COOH-CH=CH-COOH. B. HO-CH2-CH=CH-COOCH3.
C. CH3COOCH2CH3. D. CH2=CH-COOCH3
Câu 11: Chất không tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. Saccarozơ. B. Metyl fomat C. Glucozơ. D. fructozơ.
Câu 12: Etyl axetat có công thức là:
A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOCH=CH2. D. CH3COOH.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các Amino axit đều có tính lưỡng tính
B. Các amin đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm.
C. Tính bazo của các amin là do nguyên tử Nito trong amin còn một cặp e tự do nên dễ nhận H+
D. Các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực nên có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 14: Trong các chất: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, CH3COOH, C6H5OH; CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. Số chất làm quỳ tím chuyển sang màu hồng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 15: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Etyl axetat. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ.
Câu 16: Cho dãy các kim loại: Fe, K, Mg, Ag. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là
A. Mg. B. Ag. C. K. D. Fe.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều
B. Triolein là chất béo có công thức ( C17H33COO)3C3H5.
C. Phản ứng giữa CH3COOH với C2H5OH trong môi trường axit là phản ứng xà phòng hóa
D. Thủy phân este trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol.
Câu 18: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là
A. tính khử. B. tính oxi hoá và tính khử.
C. tính oxi hoá. D. tính bazơ.
Câu 19: Cho dãy các kim loại: Na, Al, W, Fe. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. Na. B. Al. C. W. D. Fe.
Câu 20: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?
A. CH2 = CH – CH = CH2. B. CH2 = CH – Cl.
C. H2NCH2COOH. D. CH3COOCH = CH2.
Câu 21: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 22: Số đồng phân cấu tạo amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 23: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch NaCl.
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. D. dung dịch HCl.
Câu 24: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Cu là
A. FeCl3 và AgNO3. B. AlCl3 và HCl.
C. MgSO4 và ZnCl2. D. FeCl2 và ZnCl2.
Câu 25: Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH3. B. C2H5COOH. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5.
Câu 26: Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong 10,0 gam hỗn hợp X là
A. 2,8 gam. B. 5,6 gam. C. 8,4 gam. D. 1,6 gam.
Câu 27: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. Metyl axetat B. Metyl fomat C. Axit axetic D. Ancol etylic
Câu 28: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở thu được 2 mol alanin; 1 mol glyxin; 1 mol valin. Mặt khác, khi thủy phân không hoàn toàn peptit X thì thu được 3 đipeptit là Ala-Gly và Val-Ala và Ala-Ala . Vậy công thức cấu tạo của X là:
A. Ala-Gly-Val-Ala B. Val-Ala-Ala-Gly C. Ala-Ala-Gly-Val D. Gly-Ala-Ala-Val
Câu 29: Cho 8,5 g hỗn hợp X gồm Na, K vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thì thu được 3,36 lit khí đktc và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 18,625 B. 19,475 C. 20,175 D. 17,975
Câu 30: Để nhận biết các đồng phân mạch hở bền có công thức C2H4O2 bằng phương pháp hóa học có thể dùng cặp thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch Na2CO3 và quỳ tím ẩm. B. Quỳ tím ẩm và dung dịch AgNO3/NH3.
C. Dung dịch Na2CO3 và dd AgNO3/NH3. D. Quỳ tím ẩm và Na kim loại.
Câu 31: Từ m kg khoai có chứa 25% tinh bột, bằng phương pháp lên men người ta điều chế được 100 lít rượu 600. Giá trị của m là: (biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8g/ml hiệu suất chung của cả quá trình là 90%)
A. 676,2kg. B. 375,65kg C. 93,91kg. D. 338,09kg
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở, kê tiếp trong cùng dãy đồng đẳng bằng oxi vừa đủ hu dược 13,44 lit CO2 đktc và 15,12 gam H2O. Nếu cho 55,6 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:
A. 16,96 gam B. 84,8 gam C. 60,2 gam D. 85,7 gam
Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tính chất vật lí chung của kim loại là do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây nên
B. Al, Fe, Cr bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội
C. Al và Fe khi phản ứng với clo và dung dịch H2SO4 loãng theo cùng hệ số tỉ lệ
D. Khi đun nóng lòng trắng trứng sẽ xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fructozơ, Glucozo, metyl fomat, anđehit fomic và glixerol. Sau phản ứng thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Thành phần % theo khối lượng của glixerol trong hỗn hợp X là
A. 60,52% B. 62,67% C. 19,88% D. 86,75%
Câu 35: Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 19,53%. B. 10,52%. C. 15,25%. D. 12,80%.
Câu 36: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH. B. (H2N)2C3H5COOH.
C. H2NC2H3(COOH)2. D. H2NC3H5(COOH)2.
Câu 37: háy hoàn toàn 4,4 gam este X không phân nhánh thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam nước. Mặt khác, nếu đun nóng 4,4 gam X với NaOH thu được 3,4 gam muối. Vậy X là:
A. isopropyl fomat B. Metyl propionat C. Propyl fomat D. etyl axetat
Câu 38: Hỗn hợp H gồm hai chất hữu cơ có công thức phân tử C3H12N2O3 và CH2O2 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2). Cho H tác dụng hết với 200 ml dung dịch chứa NaOH 2M và KOH 2,5M, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam rắn khan và thoát ra 0,2 mol khí làm xanh giấy quỳ ẩm. Giá trị của m là
A. 43,7. B. 64,2. C. 60,4. D. 52,2.
Câu 39: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là :
A. 23,64. B. 11,82. C. 17,73. D. 29,55.
Câu 40: Cho sơ đồ sau:
Công thức cấu tạo của X là:
A. C2H5COOCH=CH2 B. C2H5COOC(CH3)=CH2
C. CH2=C(CH3)COOC2H5 D. CH2=CHCOOC2H5
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Phạm Văn Chiêu, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!