BÀI TOÁN NÂNG CAO CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN SINH HỌC 12
A. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. Tóm tắt kiến thức cơ bản
1. Các kí hiệu thường dùng
- P: thế hệ bố, mẹ
- F: thế hệ con lai
- FB: thế hệ con lai phân tích
- G: giao tử
- Dấu x: phép lai
2. Nội dung định luật đồng tính và phân tính của Menđen
a. Định luật đồng tính: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ thứ nhất (F1) đều đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ (nghĩa là đồng loạt mang tính trạng giống bố hay giống mẹ)
b. Định luật phân tính (định luật phân ly): Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ thứ hai (F2) có sự phân li kiểu hình với tỉ lệ xấp xỉ 3 trội: 1 lặn.
3. Điều kiện nghiệm đúng của định luật đồng tính và định luật phân tính
a. Điều kiện nghiệm đúng của định luật đồng tính
- Thế hệ xuất phát (P) phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai
- Mỗi gen quy định một tính trạng
- Tính trội phải là trội hoàn toàn
b. Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân tính
- Thế hệ xuất phát (P) phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai
- Mỗi gen quy định một tính trạng
- Tính trội phải là trội hoàn toàn
- Số lượng cá thể thu được ở F2 phải đủ lớn thì tỉ lệ phân tính mới gần đúng với 3 trội: 1 lặn
4. Phép lai phân tích
{-- Nội dung phần 4: Phép lai phân tích của tài liệu Bài toán nâng cao các Quy luật di truyền Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
5. Hiện tượng di truyền trung gian (tính trội không hoàn toàn)
- Là hiện tượng di truyền mà gen trội lấn át không hoàn toàn gen lặn, dẫn đến thể dị hợp bộc lộ kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ.
- Thí dụ: Cho lai cây hoa Dạ Lan thuần chủng có hoa đỏ với cây hoa thuần chủng có hoa trắng thu được F1 đồng loạt hoa màu hồng. Nếu tiếp tục co F1 lai với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng.
6. Các sơ đồ có thể gặp khi lai một cặp tính trạng
{-- Nội dung phần 6: Các sơ đồ có thể gặp khi lai một cặp tính trạng của tài liệu Bài toán nâng cao các Quy luật di truyền Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
II. Phương pháp giải bài tập
1. Dạng 1 - Bài toán thuận: Là dạng bài toán đã biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của P. từ đó xác định kiểu gen, kiểu hình của P và lập sưo đồ lai.
a. Cách giải: có 3 bước:
Bước 1: Dựa vào đề bài, quy ước gen trội, gen lặn (có thể không có bước này nếu như đề bài đã quy ước sẵn.
Bước 2: Từ kiểu hình của bố, mẹ biện luận để xác định kiểu gen của bố, mẹ
Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình ở con lai.
b. Thí dụ: ở chuột tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho chuột đực lông đen giao phối với chuột cái lông trắng thì kết quả sẽ như thế nào?
Giải
Bước 1:
Quy ước gen:
+ Gen A quy định lông đen
+ Gen a quy định lông trắng
Bước 2:
Chuột đực lông đen có kiểu gen AA hoặc Aa
Chuột cái lông trắng có kiểu gen aa
Bước 3:
Do chuột đực lông đen có 2 kiểu gen nên có 2 trường hợp xảy ra
* Trường hợp 1:
P: AA (lông đen) x aa (lông trắng)
GP: A , a
F1 Aa
Kiểu gen 100% Aa
Kiểu hình 100% lông đen
* Trường hợp 2:
P: Aa (lông đen) x aa (lông trắng)
GP: A: a , a
F1 Aa: aa
Kiểu gen 50% Aa: 50% aa
Kiểu hình 50% lông đen: 50% lông trắng
2. Dạng 2 - Bài toán nghịch: Là dạng bài toán dựa vào kết quả lai để xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai. Thường gặp hai trường hợp sau đây:
{-- Nội dung phần 2: Dạng 2 - Bài toán nghịch của tài liệu Bài toán nâng cao các Quy luật di truyền Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
III. Bài tập và hướng dẫn giải
{-- Nội dung phần III: Bài tập và hướng dẫn giải của tài liệu Bài toán nâng cao các Quy luật di truyền Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
B. LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
ĐỊNH LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP
I. Tóm tắt kiến thức cơ bản
1. Nội dung định luật phân li độc lập
Khi lai 2 cơ thể bố, mẹ thuần chủng và khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản, thì sự di truyền cặp của tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của các cặp tính trạng khác.
2. Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li độc lập
- Thế hệ xuất phát (P) phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai
- Mỗi gen quy định một tính trạng
- Tính trội phải là trội hoàn toàn
- Số lượng cá thể thu được ở F2 phải đủ lớn
- Các gen phải nằm trên các NST khác nhau
3. Thí dụ của Menđen về lai hai cặp tính trạng
{-- Nội dung phần 3: Thí dụ của Menđen về lai hai cặp tính trạng của tài liệu Bài toán nâng cao các Quy luật di truyền Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
1. Dạng bài toán thuận
- Cách giải tương tự như lai một cặp tính trạng gồm 3 bước sau:
Bước 1: Quy ước gen
Bước 2: Xác định kiểu gen của bố mẹ
Bước 3: Lập sơ đồ lai.
Thí dụ. ở cà chua, lá chẻ là trội so với lá nguyên; quả đỏ là trội so với quả vàng. Mỗi tính trạng do 1 gen quy định, các gen nằm trên các NST thường khác nhau. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P đến F2 khi cho cà chua thuần chủng lá chẻ, quả vàng thụ phấn với cây cà chua thuần chủng lá nguyên, quả đỏ.
Giải
Bước 1. Quy ước gen:
Gen A quy định lá chẻ, gen a quy định lá nguyên
Gen B quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng
Bước 2. Kiểu gen của bố, mẹ:
Cây cà chua thuần chủng lá chẻ, quả vàng có kiểu gen là: AAbb
Cây cà chua thuần chủng lá nguyên, quả đỏ có kiểu gen là: aaBB
Bước 3. Sơ đồ lai:
P: AAbb (lá chẻ, quả vàng) x aaBB (lá nguyên, quả xanh)
GP: Ab , aB
F1: Kiểu gen AaBb
Kiểu hình 100% lá chẻ, quả đỏ
F1 tự thụ phấn
F1 AaBb (lá chẻ, quả đỏ) x AaBb (lá chẻ, quả đỏ)
GF1: AB: Ab: aB: ab , AB: Ab: aB: ab
F2:
| AB | Ab | aB | ab |
AB | AABB | AABB | AaBB | AaBb |
Ab | AABb | AAbb | AaBb | Aabb |
aB | AaBB | AaBb | aaBB | aaBb |
ab | AaBb | Aabb | aaBb | aabb |
Tỉ lệ kiểu gen của F2:
1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb
Tỉ lệ kiểu hình của F2:
9 lá chẻ, quả đỏ: 3 lá chẻ, quả vàng: 3 lá nguyên, quả đỏ: lá nguyên, quả vàng
2. Dạng bài toán nghịch
{-- Nội dung phần 2: Dạng bài toán nghịch của tài liệu Bài toán nâng cao các Quy luật di truyền Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
{-- Nội dung phần 3: Bài tập và hướng dẫn giải của tài liệu Bài toán nâng cao các Quy luật di truyền Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
C. DI TRUYỀN GIỚI TÍNH VÀ LIÊN KẾT GIỚI TÍNH
I. Tóm tắt kiến thức cơ bản
1. Nhiễm sắc thể giới tính
Trong tế bào sinh dưỡng của các loài động vật phân tính, bên cạnh các đôi NST thường còn có một đôi NST giới tính. Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính được tóm tắt như sau:
NST thường | NST giới tính |
Luôn sắp xếp thành từng cặp tương đồng Có nhiều cặp trong tế bào Không xác định giới tính Chứa gen quy định tính trạng thường | Có thể xếp thàng cặp tương đồng hay không tương đồng Chỉ có một cặp trong tế bào Xác định giới tính Chứa gen quy định tính trạng thường nhưng có liên quan đến giới tính. |
2. Một số hiện tượng phân hoá giới tính ở động vật:
Loài | Cặp NST giới tính | |
Đực | Cái | |
Đa số loài (thú, ruồi giấm…) Một số loài (chim, bướm, bò sát, cá…) Bọ xít, châu chấu, rệp Bọ nhậy | XY XX XO XX | XX XY XX XO |
3. Cơ chế xác định giới tính ở động vật
{-- Nội dung phần 3: Cơ chế xác định giới tính ở động vật của tài liệu Bài toán nâng cao các Quy luật di truyền Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
II. Phương pháp giải bài tập
{-- Nội dung phần II: Phương pháp giải bài tập của tài liệu Bài toán nâng cao các Quy luật di truyền Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !