TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP VÔ CƠ
Câu 1: Cho các thí nghiệm sau đây:
(1) Nung hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl (2) Điện phân dung dịch CuSO4
(3) Dẫn khí NH3 qua CuO nung nóng (4) Nhiệt phân Ba(NO3)2
(5) Cho khí F2 tác dụng với H2O (6) H2O2 tác dụng với KNO2
(7) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI (8) Điện phân NaOH nóng chảy
(9) Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ (10) Nhiệt phân KMnO4
Số thí nghiệm thu được khí oxi là
A. 5 B. 7 C. 4 D. 6
Câu 2: Cho các nhận xét sau:
1.SiO2 là oxit axit,dễ tan trong kiềm nóng chảy và không tan trong axit.
2.Hợp kim nhẹ cứng và bền là: W-Co và Fe-Cr-Mn
3.Vải hoặc gỗ tẩm thủy tinh lõng sẽ khó bị cháy
4.Kim loại Ca được dùng làm chất phụ gia để chế tạo những hợp kim có tính đàn hồi cao,bền chắc,không bị ăn mòn
5.Có 4 chất hữu cơ mạch hở có công thức là C2H2On tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa.
6.Để điều chế etanol từ butan cần tối thiểu 2 phản ứng.
7.ZnO,Al2O3,Cr2O3 là các chất lưỡng tính nên đều dễ tan trong dung dịch kiềm loãng.
8.Trong mạng tinh thể kim loại chỉ có các nguyên tử kim loại ở các nút mạng tinh thể
9.Có 3 công thức cấu tạo của hợp chất là đồng phân của Toluen tham gia phản ứng với AgNO3/NH3 .
Số nhận xét đúng là:
A.3 B.4 C.5 D.6
Câu 3: Cho các trường hợp sau:
(1).O3 tác dụng với dung dịch KI
(2).Axit HF tác dụng với SiO2
(3).Nhiệt phân Cu(NO3)2
(4).Khí SO2 tác dụng với nước Cl2
(5).MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc,đun nóng….
(6).Đun nóng dung dịch bão hòa gồm NH4Cl và NaNO2
(7).Cho khí NH3 vào bình chứa khí Cl2
(8).Sục khí F2 vào nước
(9).Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3
(10).Nhiệt phân muối NH4HCO3
Số trường hợp tạo ra một chất đơn chất là:
A.7 B.4 C.6 D.5
Câu 4: Cách nào sau đây sai khi dùng để chống ăn mòn vỏ tàu biển bằng sắt?
A.Ghép kim loại Zn vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển.
B.Ghép kim loại Cu vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển
C.Sơn lớp sơn chống gỉ lên bề mặt vỏ tàu
D.Mạ đồng lên bề mặt vỏ tàu
Câu 5: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A.Nước ép chuối chín (kĩ) cho phản ứng tráng gương
B. Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối chín(kĩ) thấy có màu xanh
C.Miến cơm cháy vàng ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên.
D.Khi ăn cơm nếu nhai kĩ sẽ thấy có vị ngọt
Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng về chất giặt rửa tổng hợp?
A.Chất giặt rửa tổng hợp cũng có cấu tạo ‘’đầu phân cực,đuôi không phân cực’’
B.Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm là dùng được với nước cứng vì chúng ít bị kết tủa bởi ion canxi và magie
C.Chất giặt rửa tổng hợp được điều chế từ sản phẩm của dầu mỏ
D.Chất giặt rửa có chứa gốc hidrocacbon phân nhánh không gây ô nhiễm mỗi trường vì chúng bị các vi sinh vật phân hủy
Câu 7: Axit photphoric và axit nitric cùng phản ứng được với nhóm chất nào sau đây:
A.MgO,KOH,CuSO4,NH3
C.CuCl2,KOH,Na2CO3,NH3
B.KOH,Na2CO3,NH3,MgCl2
D.KOH,K2O,NH3,Na2CO3
Câu 8: Cho các chất Ca3(PO4)2,P2O5,P,PH3,Ca3P2.Nếu thiết lập mối quan hệ giữa các chất thì sơ đồ chuyển hóa đúng là?
A.Ca3(PO4)2 → P2O5 → P → PH3 → Ca3P2
B.P2O5 → Ca3(PO4)2 → PH3 → P → Ca3P2
C.Ca3(PO4)2 → P → P2O5 → PH3 → Ca3P2
D.Ca3(PO4)2 → P → Ca3P2 → PH3 → P2O5
Câu 9: Cho các dung dịch:Cl2,KBr,Br2,H2SO3,Ni,H2SO4,HCl,H2S.Chất nào tác dụng được nhiều nhất với chất khác
A.Cl2 B.Br2 C.H2SO4 D.H2SO3
Câu 10: Có các chất rắn riêng biệt:Ba,Mg,Fe,ZnO,MgO,Al2O3,Ag,Zn,CuO.Chỉ dùng thêm hóa chất H2SO4 loãng có thể nhận biết được bao nhiêu chất trong số chất trên? A.8 B.6 C.7 D.9
Câu 11: Cho các khẳng định
1.Na2CO3 dễ bị phân hủy bởi nhiệt
2.Hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 có cùng số mol tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng
3.Khi nung KClO3 thu được sản phẩm là KClO4;KCl;O2
4.Cu tan trong dung dịch HCl loãng có mặt oxi
5.Cl2 và O2 phản ứng với nhau khi có nhiệt độ.
6.Không tồn tại dung dịch chứa cation Ag+;Fe2+ và anion NO3-
7.F2 hầu như phản ứng với các phi kim như S,Si,Br2,I2,O2,P
8.Cu không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3
9.Khi đun C2H5OH với HI có xúc tác thích hợp thu được ankan tương ứng
10.Điều chế Cr2O3 bằng cách nung hỗn hợp K2Cr2O7+C
Số khẳng định đúng là:
A.5 B.6 C.7 D.8
Câu 12: Trong các phát biểu sau đây :
(1) .Không có nguyên tố nào có lớp ngoài cùng nhiều hơn 8 electron.
(2).Lớp ngoài cùng bền vững khi chứa tối đa số electron.
(3).Lớp ngoài cùng là bền vững khi phân lớp s chứa tối đa số electron
(4).Có nguyên tố có lớp ngoài cùng bền vững với 2 e.
(5).Nguyên tử luôn trung hoà điện nên tổng số hạt electron luôn bằng tổng số hạt proton .
(6) .Nguyên tố hoá học là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
Số phát biểu đúng :
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3
Câu 13: Cho các dung dịch sau NaOH, NaHCO3, BaCl2, Na2CO3, NaHSO4. Nếu trộn các dung dịch với nhau theo từng đôi một thì tổng số cặp có thể xảy ra là:
A. 7 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 14: Cho các phát biểu sau: (1) CaOCl2 là muối kép.
(2) Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.
(3) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(4) Trong các HX (X: halogen) thì HF có tính khử yếu nhất.
(5) Bón nhiều phân đạm sẽ làm cho đất chua.
(6) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là crom (Cr).
(7) CO2 là phân tử phân cực.
(8) Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic.
Số phát biểu đúng là :
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 15: Cho các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3
(2) Để nước Javen trong không khí một thời gian.
(3) Bình nước vôi trong để ngoài không khí.
(4) Sục khí sunfurơ vào dung dịch thuốc tím.
(5) Ngâm dây đồng trong bình đựng dung dịch HCl để trong không khí hở miệng bình.
(6) Cho H2SO4 đặc nóng vào NaBr rắn.
(7) Cho C2H4 hợp nước trong điều kiện thích hợp.
(8) Cho muối crom (II) clorua tác dụng với dung dịch NaOH dư, trong không khí.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 16: Thực hiên các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(4) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(2) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
(5) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(3) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.
(6) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa- khử xảy ra là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 17: Nếu hằng số cân bằng của phản ứng có giá trị là 4,16.10-3 ở 250C và 2,13.10-4 ở 1000C thì có thể nói rằng phản ứng này là:
A. tỏa nhiệt khi thể tích tăng. B. tỏa nhiệt
C. thu nhiệt D. thu nhiệt khi áp suất tăng
Câu 18: X là một phi kim có số oxi hóa âm thấp nhất bằng 3/5 số oxi hóa dương cao nhất (tính theo trị tuyệt đối) và khối lượng phân tử hợp chất khí của X với hiđro bằng 15,74 % khối lượng phân tử oxit cao nhất của X . Nhận định nào không đúng về nguyên tố X
A. Trơ về mặt hóa học ở điều kiện thường
B. Có thể thu khí X trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp dời nước
C. Là chất không duy trì sự cháy và sự sống.
D. Tác dụng với oxi tạo oxit cao nhất khi có tia lửa điện.
Câu 19: Dãy gồm các dung dịch riêng lẻ (nồng độ mol mỗi dung dịch 0,1M) được sắp xếp theo thứ tự độ pH tăng dần từ trái sang phải là
A. H2SO4, HNO3, NaCl, Na2CO3. B. H2SO4, NaCl, HNO3, Na2CO3.
C. HNO3, Na2CO3, NaCl, H2SO4. D. NaCl, Na2CO3, HNO3, H2SO4.
Câu 20: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4
(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4
(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3
(4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2
(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 21: Cho sơ đồ phản ứng: CO X Y Z. Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ. Công thức phân tử của chất Z là
A. C4H8O2. B. C4H6O2. C. C3H4O2. D. C3H6O2.
Câu 22: Khẳng định nào sau đây luôn đúng:
A. Nguyên tử của nguyên tố A có 3 electron ở lớp ngoài cùng nên A thuộc nhóm IIIA
B. Nguyên tử của nguyên tố T có phân mức năng lượng cao nhất là 3d7 nên T thuộc nhóm VIIB
C. Nguyên tử của nguyên tố M có 1 electron ở lớp ngoài cùng nên M là kim loại
D. Nguyên tử của nguyên tố U có lớp electron ngoài cùng là 4s2 nên điện tích hạt nhân của U là 20
Câu 23: Cho Ba (dư) lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, CuSO4, (NH4)2SO4, Al2(SO4)3, MgCl2. Tổng số các chất kết tủa thu được là:
A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 24:`Cho các dung dịch: NaAlO2, AlCl3, Na2CO3, NH3, NaOH và HCl. Khi lần lượt trộn các dung dịch từng đôi một với nhau sẽ có số cặp xảy ra phản ứng là
A. 8 B. 9 C. 7 D. 10
Câu 25: Để phân biệt 2 dung dịch AlCl3 và ZnSO4 có thể dùng bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch sau: dung dịch NaOH, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch NH3, dung dịch BaCl2, dung dịch Na2S
A. 3 dung dịch B. 2 dung dịch C. 4 dung dịch D. cả 5 dung dịch
Câu 26: Hỗn hợp gồm a mol Na và b mol Al hòa tan hoàn toàn vào nước dư được dung dịch A, nhỏ tiếp dung dịch chứa d mol HCl vào dung dịch A tạo ra c mol kết tủa. Giá trị lớn nhất của d là
A. d = a + 3b – c B. d = a + 3b – 3c C. d = 3a + 3b – c D. d = 2a + 3b –c.
Câu 27: Cho các chất: AgNO3, Cu(NO3)2, MgCO3, CaCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3, NH4NO3 và Fe(NO3)2. Nếu nung các chất trên đến khối lượng không đổi trong các bình kín không có không khí, rồi cho nước vào các bình, số bình có thể tạo lại chất ban đầu sau các thí nghiệm là: A. 6. B. 4. C. 7. D. 5.
Câu 28: Cho các phát biểu sau đây, số phát biểu đúng là :
(1) Nước đá có cấu trúc mạng tinh thể phân tử.
(2) Cho tinh thể NaI vào dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thu được I2.
(3) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, nóng thu được nước Gia-ven.
(4) Công thức oxit cao nhất của flo là F2O7.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
1.Tinh thể SiO2 chỉ chứa liên kết đơn
2.Nước đá, photpho trắng, iot, naptalen đều có cấu trúc tinh thể phân tử
3..Phân lân chứa nhiều photpho nhất là supephotphat kép
4.Trong các HX ( X:halogen) thì HF có nhiệt độ sôi cao nhất
5.Bón nhiều phân đạm amoni sẽ làm cho đất chua
6.Kim cương, than chì, Fuleren là các dạng thù hình của cacbon
7.Chỉ có một đơn chất có liên kết cho nhận
Số phát biểu đúng là:
A. 7 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 30: Số thí nghiệm sau phản ứng chắc chắn tạo 2 kết tủa là
(1) Đổ Ba(OH)2 vào ZnSO4 (2) Đổ KHSO4 vào Ba(HCO3)2
(3) Đổ Na2S vào dung dịch Fe2(SO4)3 (4) Đổ dung dịch KI vào dung dịch SO2
(5) Al2(SO4)3 vào dung dịch Ba(HCO3)2 (6) Sục H2S vào dung dịch FeCl3
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6
---(Để xem nội dung chi tiết phần tiếp theo của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 1: Dãy hóa chất có thể dùng để điều chế CH4 trong phòng thí nghiệm là:
A. CH3COONa khan, CaO rắn, dung dịch NaOH bão hòa.
B. Dung dịch CH3COONa, CaO rắn, NaOH rắn.
C. CH3COONa khan, CaO rắn, NaOH rắn.
D. CH3COONa khan, CaO, NaOH dung dịch.
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào trong những cách sau đây?
A. Nung natri axetat với vôi tôi xút. B. Crăckinh butan.
C. Thuỷ phân nhôm cacbua trong môi trường axit. D. Từ cacbon và hiđro.
Câu 3: Khi điều chế etilen từ ancol etylic và H2SO4 đặc ở khoảng 170oC thì khí etilen thu được thường lẫn các tạp chất SO2, CO2, hơi nước. Loại bỏ tạp chất bằng cách sau:
A. Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư.
B. Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch natri clorua dư.
C. Dẫn hỗn hợp khí lần lượt qua bình chứa dung dịch NaOH dư và bình chứa dung dịch H2SO4 đặc
D.Dẫn hỗn hợp khí lần lượt qua bình chứa dung dịch brom dư và bình chứa dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 4: Hỗn hợp gồm C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH. Người ta thu hồi CH3COOH bằng cách dùng hoá chất
A. Na, dung dịch H2SO4 (đặc).
B. AgNO3/NH3, dung dịch H2SO4 (đặc).
C. Cu(OH)2, dung dịch NaOH (đặc).
D. dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4 (đặc).
Câu 5: Có ba chất lỏng không màu đựng trong ba lọ mất nhãn là ancol etylic, phenol, axit fomic. Để nhận biết ba chất lỏng trên có thể dùng các thuốc thử nào dưới đây?
A. Quỳ tím và dung dịch brom. B. Dung dịch NaHCO3 và Na.
C. Quỳ tím và dung dịch NaHCO3. D. Cu(OH)2 và Na.
Câu 6: Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt được dung dịch các chất trong nhóm
A. C3H5(OH)3 và C2H4(OH)2. B. C3H7OH và CH3CHO.
C. CH3COOH và C2H3COOH. D. C3H5(OH)3 và C12H22O11 (saccarozơ).
Câu 7: Cho các chất riêng biệt sau: Dung dịch glucozơ, dung dịch tinh bột, dung dịch glixerol, dung dịch phenol, dung dịch axetanđehit, benzen. Thuốc thử dùng để nhận biết các chất là:
A. Na, quỳ tím, Cu(OH)2. B. Na, quỳ tím, AgNO3/NH3.
C. Na, quỳ tím, nước brom. D. Cu(OH)2 , dung dịch I2, nước brom.
Câu 8: Cho các dung dịch: Etanol, anđehit axetic, glixerol, glucozơ. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch đó ?
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. B. Mg(OH)2 trong môi trường kiềm.
C. Na kim loại. D. dung dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 9: Có bốn ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,01M): NaCl, Na2CO3, KHSO4 và CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím lần lượt nhúng vào từng dung dịch, quan sát sự đổi màu của nó có thể nhận biết được dãy dung dịch nào?
A. Dung dịch NaCl. B. Hai dung dịch NaCl và KHSO4.
C. Hai dung dịch KHSO4 và CH3NH2. D. Ba dung dịch NaCl, KHSO4 và Na2CO3.
Câu 10: Một thuốc thử có thể nhận biết ba dung dịch chất hữu cơ: Axit aminoaxetic, axit propionic, etylamin là
A. NaOH. B. CH3OH (xúc tác HCl).
C. HCl. D. Quỳ tím.
Câu 11: Cho các dung dịch của các hợp chất sau: H2N-CH2COOH (1); ClH3N-CH2COOH (2); H2N-CH2COONa (3); H2N-[CH2]2-CH(NH2)-COOH (4); HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH (5). Các dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là:
A. (2). B. (3). C. (2) và (5). D. (1) và (4).
Câu 12: Đốt nhựa PVC, sản phẩm khí thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu trắng. Dấu hiệu nào dưới đây cho phép khẳng định kết tủa là AgCl ?
A. Đốt không cháy. B. Không tan trong dung dịch H2SO4.
C. Không tan trong dung dịch HNO3. D. Không tan trong nước.
Câu 13: Có ba chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt ba chất lỏng trên là
A. giấy quỳ tím. B. nước brom.
C. dung dịch NaOH. D. dung dịch phenolphtalein.
Câu 14: Có ba dung dịch: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm ?
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 15: Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau:
A. glucozơ, mantozơ, glixerol (glixerin), anđehit axetic.
B. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol (glixerin).
C. saccarozơ, glixerol (glixerin), anđehit axetic, ancol etylic.
D. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol (glixerin), ancol etylic.
Câu 16: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH.
Câu 17 : Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là :
A. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO B. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3
C. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO D. CH3CHO, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH
Câu 52: Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ
A. xiclopropan. B. propan-1-ol. C. propan-2-ol. D. cumen.
Câu 59: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH3CH2Cl (+ KCN) → X (+H3O+) → Y
Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là:
A. CH3CH2CN, CH3CH2CHO.
B. CH3CH2NH2, CH3CH2COOH.
C. CH3CH2CN, CH3CH2COONH4.
D. CH3CH2CN, CH3CH2COOH.
...
Trên đây là phần trích dẫn Trắc nghiệm lý thuyết Hóa hữu cơ, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!