Tổng ôn Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm Địa lí 12

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

A. Lý thuyết trọng tâm

1. Công nghiệp năng lượng

  1. Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu

- Than:

  • Tài nguyên than:
  • Than đá – antraxit tập trung ở vùng mỏ Quảng Ninh với trữ lượng 3 tỉ tấn, 7000 – 8000 calo/kg.
  • Than nâu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng với trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
  • Than mỡ tập trung nhiều ở Thái Nguyên.
  • Than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Sản lượng (than đá): Khoảng 40 triệu tấn/năm.

- Dầu khí:

  • Tài nguyên dầu khí:
  • Ở các bể trầm tích thềm lục địa: Cửu Long, Nam Côn Sơn,…
  • Trữ lượng: 4 tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ khí.
  • Sản lượng:
  • 17 triệu tấn dầu (năm 2012) để xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp hóa dầu: Dung Quất, Nghi Sơn.
  • 10 tỉ  khí/năm để:
  • Sản xuất nhiệt điện, tuốc bin khí.
  • Sản xuất phân đạm: Phú Mỹ, Cà Mau.
  1. Công nghiệp điện lực

- Đặc điểm:

  • Có tiềm năng lớn: nhiệt điện, thủy điện, điện sạch,…
  • Sản lượng tăng nhanh: năm 1985 là 5,2 tỉ kWh đến năm 2015 là 157,9 tỉ kWh (tăng hơn 30 lần).
  • Cơ sở hạ tầng, mạng lưới dần hoàn thiện.
  • Cơ cấu:
  • Giai đoạn 1991 – 1996: 70% là thủy điện. Năm 2005: 70% là nhiệt điện.
  • Năm 2018: thủy điện chiếm 36%; nhiệt điện than 36%; nhiệt điện khí 25%; nhiệt điện dầu 1%; điện nhập khẩu 2% (Theo Cục Điện lực – Bộ Công thương).

- Thủy điện:

  • Tiềm năng lớn, có thể đạt 30 triệu kW cho sản lượng 270 tỉ kWh.
  • Tập trung nhiều ở hệ thống sông Hồng (37%), và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
  • Một số nhà máy: trên sông Đà (Sơn La, 2400 MW; Hòa Bình 1920 MW), trên sông Gâm (Tuyên Quang, 342 MW), trên sông Chảy (Thác Bà, 110 MW), trên sông Cả (Bản Vẽ, 320 MW), trên sông La Ngà (Hàm Thuận, 300 MW; Đa Mi, 175 MW), trên sông Xê Xan (Yaly, 720 MW; Xê Xan 4, 360 MW), trên sông Đồng Nai (Trị An, 400 MW; Đồng Nai 4, 340 MW; Đại Ninh, 300 MW), trên sông Đa Nhim (Đa Nhim, 160 MW).

- Nhiệt điện:

  • Miền Bắc:
  • Chủ yếu chạy bằng than.
  • Một số nhà máy: Phả Lại 1 và 2 (440 MW và 600 MW), Uông Bí và Uông Bí mở rộng (150 MW và 300 MW), Na Dương (110 MW), Ninh Bình (100 MW).
  • Miền Nam:
  • Trước đây, chạy bằng dầu và khí, hiện nay chạy thêm bằng than.
  • Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (khí, 4164 MW) thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Bà Rịa (khí, 411 MW) thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Cà Mau 1 và 2 (khí, 1500 MW).
  • Hiệp Phước (dầu, 375 MW), Thủ Đức (dầu, 165 MW) thuộc TP. Hồ Chí Minh.
  • Vĩnh Tân 1, 2, 3, 4 (than, 5600 MW) thuộc tỉnh Bình Thuận.

- Điện gió, điện mặt trời :

  • Đang phát triển nhanh ở nước ta.
  • Nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

  1. Cơ cấu 

- Đa dạng nhờ: nguyên liệu tại chỗ phong phú, thị trường rộng lớn.

- Gồm 3 nhóm ngành lớn: chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy hải sản.

  1. Chế biến sản phẩm trồng trọt

- Xay nát:

  • 45 triệu tấn gạ, ngô/năm.
  • Ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.

- Đường mía :

  • 1 triệu tấn đường/năm.
  • Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Chè :

  • 12 vạn tấn búp/năm.
  • Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

- Cà phê :

  • 80 vạn tấn cà phê nhân/năm.
  • Ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

- Rượu bia, nước ngọt:

  • 1600 – 220 triệu lít rượu, 1,3 – 1,4 tỉ lít bia/năm.
  • Ở các đô thị lớn.
  1. Chế biến sản phẩm chăn nuôi

- Sữa và sản phẩm từ sữa:

  • 300 – 350 triệu hộp sữa, bơ, pho mát/năm.
  • Các đô thị lớn và các địa phương chăn nuôi bò.

- Thịt và sản phẩm từ thịt:

  • Thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích,…
  • Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
  1. Chế biến thủy hải sản

- Nước mắm:

  • Sản lượng mỗi năm khoảng 200 triệu lít.
  • Cát Hải, Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc.

- Tôm, cá:

  • Đóng hộp, đông lạnh.
  • Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều địa phương ven biển.

B. Bài tập vận dụng

Câu 1: Công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm hai ngành là:

A. Thủy điện và nhiệt điện

B. Khai thác than và sản xuất điện

C. Thủy điện và khai thác nguyên , nhiên liệu

D. Khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện

Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm phải đi trước một bước là do

A. Ngành này có nhiều lợi thế ( tài nguyên, lao động, thị trường) và là động lực để thúc đẩy các ngành khác

B. Sử dụng ít lao động, không đòi hỏi quá cao về trình độ

C. Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài

D. Trình độ công nghiệp sản xuất cao, không gây ô nhiễm môi trường

Câu 3: Than antraxit phân bố chủ yếu ở:

A. Đồng bằng sông Hồng                              B. Quảng Ninh

C. Đồng bằng sông Cửu Long                       D. Tây Nguyên

Câu 4: Than nâu phân bố chủ yếu ở:

A. Quảng Ninh           B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Bắc                 D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 5: Than bùn tập trung ở

A. Quảng Ninh           B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Bắc                 D. Đồng bằng sông Cửu Long

{-- Để xem tiếp nội dung đề từ câu 5-10 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng ôn Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?