VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
A. Lý thuyết trọng tâm
1. Khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Nhằm:
- Sử dụng hợp lí các nguồn.
- Đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường.
2. Cách hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Điểm công nghiệp
- Đồng nhất với điểm dân cư; gần nguyên, nhiên liệu; quy mô nhỏ, 1 vài xí nghiệp.
- Nước ta có nhiều điểm công nghiệp: Hà Giang, Tĩnh Túc, Quỳnh Lưu, Tam Kì, Phan Rang…
- Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường ở Tây Bắc, Tây Nguyên: Lào Cai, Điện Biên Phủ, Sơn La, Kon Tum, Plây Ku, Buôn Ma Thuột,…
- Khu công nghiệp
- Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư, chuyên sản xuất công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ.
- Hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX.
- Hiện nay đã có hàng trăm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Phân bố tập trung:
- Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Bắc.
- Duyên hải miền Trung.
- Trung tâm công nghiệp
- Là hình thức tổ chức công nghiệp trình độ cao gắn với các khu đô thị vừa và lớn.
- Phân loại theo vai trò:
- Ý nghĩa quốc gia: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,…
- Ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang,…
- Phân loại theo quy mô giá trị sản xuất:
- Rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng): TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Lớn ( trên 40 – 120 nghìn tỉ đồng): Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một,…
- Trung bình (trên 9 – 40 nghìn tỉ đồng): Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang,…
- Nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng): Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa,...
- Vùng công nghiệp
- Vùng 1: các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh).
- Vùng 2: các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
- Vùng 4: các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
- Vùng 5: các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng.
- Vùng 6: các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Bài tập vận dụng
Câu 1: Hiện nay, nước ta được phân thành mấy vùng nông nghiệp?
A. 5 vùng B. 4 vùng
C. 7 vùng D. 8 vùng
Câu 2: Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Bắc Trung Bộ
D. Tây Nguyên
Câu 3: Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Tây Nguyên
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 4: Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ D. Tây Nguyên
Câu 5: Xét về điều kiện sinh thái nông nghiệp, vùng nào sau đây ít chịu khô hạn và thiếu nước về mùa khô?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đông Nam Bộ D. Tây Nguyên
{-- Để xem tiếp nội dung đề từ câu 6-10 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: