MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. Kiến thức trọng tâm
a. Môi trường sống
- Là phần không bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
- Mỗi loài sinh vật có những đặc điểm thích nghi về hình thái, sinh lý– sinh thái và tập tính với môi trường sống đặc trưng. Chẳng hạn, sống trong nước, cá thường có thân hình thoi, có vẩy hay da trần được phủ bởi chất nhờn, có vây bơi. Những động vật sống trên tán cây có chi dài, leo trèo giỏi (khỉ, vượn) hay có màng da nối liền thân với các chi để “bay” chuyền từ tán cây này sang tán cây khác (sóc bay, cầy bay)…
- Các loại môi trường:
Môi trường đất gồm các lớp đất sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật đất sinh sống. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sinh sống của phần lớn sinh vật trên trái đất. Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các sinh vật thủy sinh. Môi trường sinh vật gồm có thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác như sinh vật kí sinh, cộng sinh. |
b. Nhân tố sinh thái
- Là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
- Các nhóm nhân tố sinh thái:
Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lý và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật. |
B. Bài tập
Câu 1: Môi trường sống của sinh vật gồm có:
A. Đất-nước-không khí
B. Đất-nước-không khí-sinh vật
C. Đất-nước-không khí-trên cạn
D. Đất-nước-trên cạn-sinh vật
Đáp án:
Môi trường sống của sinh vật gồm có đất-nước-trên cạn-sinh vật
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Môi trường sống của sinh vật được phân chia theo những kiểu nào sau đây?
I. Đặc trưng và không đặc trưng
II. Tự nhiên và nhân tạo
III. Đất, nước, trên cạn và sinh vật
IV. Tự nhiên và xã hội
V. Vô sinh và hữu sinh
A. I, II. B. II, III. C. III, IV. D. III, V.
Đáp án:
Môi trường sống của sinh vật được phân chia theo: III và V
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Sự khác nhau chủ yếu giữa môi trường nước và môi trường cạn là
A. Nước có nhiều khoáng hơn đất.
B. Cường độ ánh sáng ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước.
C. Nồng độ ôxi ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước.
D. Nước có độ nhớt thấp hơn không khí.
Đáp án:
Nồng độ ôxi ở môi trường cạn là 21% cao hơn ở môi trường nước. Trường hợp bình thường, lượng oxy hòa tan bão hòa có trong nước ngọt chỉ tương đương với 1/20 hàm lượng khí oxy có trong không khí, trong nước mặn chiếm tỉ lệ càng ít
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Điểm khác nhau giữa môi trường nước và môi trường cạn nào sau đây là đúng?
A. Khoáng chất ở trên cạn nhiều hơn dưới nước.
B. Ánh sáng dưới nước nhiều hơn ở trên cạn.
C. Nhiệt độ trên cạn luôn cao hơn dưới nước.
D. Nồng độ oxy dưới nước thấp hơn trên cạn.
Đáp án:
Nồng độ ôxi ở môi trường cạn là 21% cao hơn ở môi trường nước. Trường hợp bình thường, lượng oxy hòa tan bão hòa có trong nước ngọt chỉ tương đương với 1/20 hàm lượng khí oxy có trong không khí, trong nước mặn chiếm tỉ lệ càng ít.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nito, chúng có môi trường sống là
A. Trên cạn B. Sinh vật C. Đất D. Nước
Đáp án:
Vi khuẩn này sống cộng sinh trong cây họ Đậu, chúng có môi trường sống là sinh vật
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Các loài thực vật thủy sinh có môi trường sống là
A. Trên cạn B. Sinh vật C. Đất D. Nước
Đáp án:
Các loài thực vật thủy sinh có môi trường sống là ở nước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm sau:
A. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và con người.
B. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh
C. Nhóm nhân tố sinh thái trên cạn và dưới nước.
D. Nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và có lợi.
Đáp án:
Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là: vô sinh và hữu sinh
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Các nhân tố sinh thái bao gồm:
A. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật.
B. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.
C. Nhóm nhân tố si nh thái hữu sinh.
D. Cả B và C.
Đáp án:
Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là: vô sinh và hữu sinh
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Các nhân tố sau đây, nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh tác động lên sinh vật:
A. Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
B. Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
C. Là các yếu tố môi trường không liên quan đến khí hậu, thời tiết…
D. Là các nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ quần thể.
Đáp án:
Nhân tố sinh thái vô sinh là: các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Nhân tố sinh thái vô sinh là nhân tố mà tác động lên sinh vật:
A. bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
B. không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
C. không liên quan đến khí hậu, thời tiết…
D. phụ thuộc vào mật độ quần thể..
Đáp án:
Nhân tố sinh thái vô sinh là: các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
Đáp án cần chọn là: B
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-15 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn kiến thức Môi trường và các nhân tố của sinh thái Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !