Kiến thức cần nhớ Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái Sinh học 12

GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI

I. Lý thuyết

a. Giới hạn sinh thái

- Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái của môi trường mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

STUDY TIP

- Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

- Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

- Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.

b. Ổ sinh thái

- Nơi ở là địa điểm cư trú của loài.

- Ổ sinh thái là cách sinh sống của loài đó, là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

Ý nghĩa của việc phân ổ sinh thái

Trong thiên nhiên, các loài có ổ sinh thái giao nhau hoặc không giao nhau. Những loài có ổ sinh thái giao nhau, khi phần giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh càng khốc liệt, dẫn đến có thể loại trừ nhau, tức là loài thua cuộc hoặc bị tiêu diệt hoặc phải rời đi nơi khác. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân hóa ổ sinh thái để tránh cạnh tranh.

II. Bài tập

Câu 1: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là

A. giới hạn sinh thái               B. môi trường.                        C. ổ sinh thái.              D. khoảng thuận lợi.

Đáp án:

Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là giới hạn sinh thái.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối vối cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là

A. khoảng chống chịu.  

B. ổ sinh thái.

C. giới hạn sinh thái.    

D. khoảng thuận lợi.

Đáp án:

Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối vối cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là khoảng chống chịu.

Phân biệt với “Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là giới hạn sinh thái”.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. nhận định nào sau đây không đúng ?

A. 42oC là giới hạn trên

B. 42oC là giới hạn dưới

C. 42oC là điểm gây chết

D. 5,6oC  là điểm gây chết

Đáp án:

42oC là giới hạn trên trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. nhận định nào sau đây đúng ?

A. 42oC là giới hạn dưới

B. 5,6-42oC là khoảng thuận lợi

C. 5,6-42oC là khoảng chống chịu

D. 5,6oC là điểm gây chết

Đáp án:

A sai, 42oC là giới hạn trên trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ.

B, C sai, 5,6-42oC là giới hạn sinh thái.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết

B. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

C. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế

D. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau.

Đáp án:

Các ý đúng là A,B,C .

D sai vì mỗi một loài sinh vật khác nhau sẽ tồn tại trong các ổ sinh thái khác nhau và thích nghi với các điều kiện sống khác nhau nên giới hạn sinh thái ở các loài khác nhau là khác nhau

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Khi nói về giới hạn sinh thái có các phát biểu sau:

1. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật.

2. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thê tồn tại được.

3. Trong khoảng chống chịu, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

4. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài là khác nhau.

Có bao nhiêu phát biểu trên đúng?

A. 4                             B. 1                             C. 3                             D. 2

Đáp án:

Các phát biểu đúng là : (2),(4)

Ý (1), (3) sai vì trong khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái mà sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Nhóm sinh vật nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?

A. Cá                                       B. Lưỡng cư.                                       C. Bò sát.                                D. Thú.

Đáp án:

Trong 4 nhóm sinh vật trên thì chỉ có thú là động vật hằng nhiệt, chúng có thân nhiệt không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên có giới hạn sinh thái và phân bố rộng nhất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Nhóm sinh vật nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?

A. Cá                           B. Ốc.                          C. Lưỡng cư.                           D. Chim.

Đáp án:

Trong 4 nhóm sinh vật trên thì chỉ có chim là động vật hằng nhiệt, chúng có thân nhiệt không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên có giới hạn sinh thái và phân bố rộng nhất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Theo dõi về giới hạn chịu nhiệt của cá chép và cá rô phi ở Việt Nam, người ta thu được bảng số liệu sau:

Loài

Điểm chết dưới (0C)

Điểm cực thuận (0C)

Điểm chết trên (0C)

Cá chép

2

28

44

Cá rô phi

5,6

30

42

Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có điểm cực thuận cao hơn.

B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.

C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn

D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn

Đáp án: 

Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn 2 - 44oC so với 5,6 - 42oC

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái chúng có vùng phân bố

A. Hạn chế.                             B. Rộng.                                  C. Vừa phải.                            D. Hẹp.

Đáp án:

Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái chúng có vùng phân bố rộng

Đáp án cần chọn là: B

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức cần nhớ Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?