Tổng ôn kiến thức Hóa học 12 - Hè 2019

TỔNG ÔN KIẾN THỨC HÓA HỌC 12 – HÈ 2019

 

ESTE - CHẤT BÉO

Câu 1: Este no đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát dạng

A. CnH2nO2 (n≥2).       B. CnH2n-2O2 (n≥2).     C. CnH2n+2O2 (n≥2).    D. CnH2nO (n≥2).

Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2

A. 5.                            B. 4.                            C. 2.                            D. 3.

Câu 32: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2

  A. 2.                         B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 4: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetiC. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. C2H5COOH.          B. HO-C2H4-CHO.      C. CH3COOCH3.        D. HCOOC2H5.

Câu 5: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:

A. etyl axetat.            B. metyl propionat.      C. metyl axetat.          D. propyl axetat.

Câu 6: Este etyl axetat có công thức là

A. CH3CH2OH.          B. CH3COOH.            C. CH3COOC2H5.      D. CH3CHO.

Câu 7: Este etyl fomiat có công thức là

A. CH3COOCH3.       B. HCOOC2H5.           C. HCOOCH=CH2.    D. HCOOCH3.

Câu 8: Este metyl acrilat có công thức là

A. CH3COOCH3.     

B. CH3COOCH=CH2.  

C. CH2=CHCOOCH3.

D. HCOOCH3.

Câu 9: Este vinyl axetat có công thức là

A. CH3COOCH3.   

B. CH3COOCH=CH2.

C. CH2=CHCOOCH3.

D. HCOOCH3.

Câu 10: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5

A. Triolein                   B. Tristearin                C. Tripanmitin             D. Stearic

Câu 11: Có thể gọi tên este (C17H35COO)3C3H5

A. Triolein                   B. Tristearin                C. Tripanmitin             D. Stearic

Câu 12: Có thể gọi tên este (C15H31COO)3C3H5

A. Triolein                   B. Tristearin                C. Tripanmitin             D. Stearic

Câu 13: Chất nào dưới đây không phải là este?

A. HCOOCH3            B. CH3COOH             C. CH3COOCH3          D. HCOOC6H5

Câu 14: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

A. phenol.                   B. glixerol.                  C. ancol đơn chức.      D. este đơn chức.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Đặc điểm của phản ứng este hóa là phản ứng một chiều.

B. Đặc điểm của phản ứng este hóa là phản ứng  thuận nghịch.

C. Trong phản ứng este hóa, axit sunfuric đặc vừa đóng vai trò là chất xúc tác vừa có tác dụng hút nước.

D. Este luôn có nhiệt độ sôi thấp hơn axit cacboxylic tạo ra nó.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 60 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

GLUCOZƠ - SACCAROZƠ - TINH BỘT – XENLULOZƠ

Câu 1: Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có

A. Nhóm chức axit.   

B. Nhóm chức xeton.

C. Nhóm chức ancol.

D. Nhóm chức anđehit.

Câu 2: Chất thuộc loại đisaccarit là

A. glucozơ.                 B. saccarozơ.               C. xenlulozơ.              D. fructozơ.

Câu 3: Hai chất đồng phân của nhau là

A. glucozơ và mantozơ.                                  B. fructozơ và glucozơ. 

C. fructozơ và mantozơ.                                 D. saccarozơ và glucozơ.

Câu 4: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2

A. C2H5OH.                B. CH3COOH.            C. HCOOH.               D. CH3CHO.

Câu 5: Saccarozơ và glucozơ đều có

A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

B. phản ứng với dung dịch NaCl.

C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.

Câu 6: Chất tham gia phản ứng tráng gương là

A. Xenlulozơ.                         B. Tinh bột.                 C. Glucozơ.                D. Saccarozơ.

Câu 7: Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là

A. C6H12O6 (glucozơ).           B. CH3COOH.           C. HCHO.                   D. HCOOH.

Câu 8:  Glucozơ và fructozơ là:

A. Disaccarit                          B. Rượu và xetôn.      C. Đồng phân             D. Andehit và axit.

Câu 10: Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là bao nhiêu phần trăm?

A. 0,0001                              B. 0,01                         C. 0,1                          D. 1

Câu 11: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. Cu(OH)2  trong NaOH, đun nóng.                        B. kim loại Na

C. Cu(OH)2  ở nhiệt độ thường.                                D. AgNO (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng.

Câu 12: Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là

A. saccarozơ.                        B. tinh bột.                  C. mantozơ.                D. xenlulozơ

Câu 13: Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là :

A. Glucozơ                            B. Fructozơ                  C. Saccarozơ                D. Mantozơ

Câu 14: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y →CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

A. CH3CHO và CH3CH2OH.                                  B. CH3CH2OH và CH3CHO.

C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.                      D. CH3CH2OH và CH2=CH2.

Câu 15: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2

A. Glucozơ, glixerol, ancol etyliC.                 B. Glucozơ, andehit fomic, natri axetat.

C. Glucozơ, glixerol, axit axetiC.                   D. Glucozơ, glixerol, natri axetat.

Câu 16: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.             B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.                    D. Kim loại Na.

Câu 17: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là

A. Saccarozơ.              B. Glucozơ.                 C. Fructozơ.                D. Mantozơ.

Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là

A. Ancol etylic, anđehit axetic.                      B. Glucozơ, ancol etylic.

C. Glucozơ, etyl axetat.                                  D. Glucozơ, anđehit axetic.

Câu 19: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. Hoà tan Cu(OH)2. B. Trùng ngưng.          C. Tráng gương.         D. Thủy phân.

Câu 20: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là

A. Protit.                     B. Saccarozơ.              C. Tinh bột.                 D. Xenlulozơ.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 50 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

AMIN – AMINOAXIT – PEPTIT – PROTEIN

Câu 1: Tên của hợp chất CH3-CH2-NH2 là :

A. metylamin              B.etylamin                   C.đimetylamin            D. phenylamin

Câu 2: Chất thuộc loại amin bậc 2 là :

A.CH3-CH2-NH2        B.CH3-NH-CH3          C.CH3-NH2                 D.(CH3)3N

Câu 3: Chất thuộc loại amin thơm là :

A.C2H5-NH2               B. C6H5NH2                C.CH3-NH2                 D.(CH3)2NH

Câu 4: Số đồng phân  amin của  C2H7N là :

A.  4                            B. 2                             C.3                              D. 1

Câu 5: Chất nào dưới đây không  làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm ?

A. C6H5NH2                B. NH3                       C. CH3NH                D. C6H5CH2NH2

Câu 6: Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng dần

A anilin, metylamin, amoniac                         B. anilin, amoniac, metylamin

C. metylamin, amoniac, anilin                        D. amoniac, metylamin, anilin

Câu 7: Nhận xét nào dưới đây không đúng ?

A.  anilin có tính bazơ yếu                                                   B.  anilin là chất lỏng dễ tan trong nước

C. anilin có phản ứng  tạo kết tủa trắng với nước brom      D. anilin tan được trong dung dịch HCl

Câu 8: Etylamin trong nước tác dụng được với chất nào sau đây ?

A.NaOH                     B. NH3                        C. NaCl                       D. HCl

Câu 9: Anilin tan được trong :

A.dd NaCl                  B. dd NaOH               C. dd NH3                  D. dd H2SO4

Câu 10: Chất nào sau đây không có phản ứng với  C6H5NH2:

A. dd Br2                    B.quì tím                     C.dd H2SO4                D.dd HCl

Câu 11: Chọn phát biểu sai :

A.các amino axit ở thể rắn tại điều kiện thường

B. các amino axit đều có tính chất lưỡng tính

C. các amino axit đều có chứa nhóm NH2 và COOH trong phân tử

D. các amino axit đều không làm đổi màu quì tím

Câu 12: H2N-CH2-COOH có tên là :

A. axit aminopropionic

B. axit aminoaxetic   

C. axit -amino propionic

D.axit glutamic

Câu 13: Amino axit co 2 nhóm amino và một nhóm cacboxyl là chất nào trong các chất sau:

A.Glyxin                     B. alanin                      C. axit glutamic          D. lysin

Câu 14: Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch dưới đây: dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là

A. CH3COOH                                             B. H2N-CH2-COOH

C. H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH                  D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH

Câu 15: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt : CH3NH2, NH2CH2COOH, CH3COOH người ta dùng một thuốc thử là

A.quì tím                     B. dd AgNO3/NH3     C. dd NaOH                      D.dd HCl

Câu 16: Axit aminoaxetic không tác dụng với chất nào sau đây :

A.dd HCl                    D. dd NaOH               C. C2H5OH ( xt HCl )        D. dd K2SO4

Câu 17: Chọn phát biểu sai:

A. các peptit đều có phản ứng thủy phân       

B. các peptit đều có phản ứng màu với Cu(OH)2

C.  phân tử peptit chứa từ 2 đến 50 gốc -amino axit

D. Đipeptit là một peptit chức 2 gốc -amino axit

Câu 18: Số liên kết peptit có trong một phân tử têtrapeptit là

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 19: Peptit chứa 3 gốc -amino axit thì gọi là

A. đipeptit                   B.. tripeptit                  C. tetra peptit              D. polipeptit

Câu 20: Số đipeptit chứa  glyxin và alanin là

A. 3                             B. 4                             C. 2                             D.1

 

---(Để xem nội dung chi tiết của nhứng phần tiếp theo vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Những nguồn năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường?

A. Năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời.

B. Năng lượng thủy lực, năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

C. Năng lượng than đá, dầu mỏ, năng lượng thủy lực.

D. Năng lượng than đá, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân.

Câu 2: Những dụng cụ nấu cá thường để lại mùi tanh. Chất tốt nhất để khử mùi tanh đó là (biết mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số chất khác)

A. xà phòng.                 B. ancol.                           C. giấm.                      D. sođa.

Câu 3: Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp.Chất gây hại chủ yếu trong thuốc lá là

A. becberin                   B. nicotin                         C. axit nicotinic           D. mocphin

Câu 4: Người ta có thể sát trùng bằng dd muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dd NaCl  từ 10-15 phút. Khả năng diệt trùng của dd NaCl là do

A. dd NaCl có thể tạo ra ion Na+ độc.                      B. dd NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính khử.

C. dd NaCl độc.                                                       D. vi khuẩn chết vì bị mất nước do thẩm thấu.

Câu 5: Hiện tượng trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?

A. khí clo                    B. Khí cacbonic              C. khí cacbon oxit          D. khí hidro clorua

Câu 6: Mưa axit chủ yếu do những chất sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không được xử lý triệt để.  Đó là những chất nào sau đây

A. SO2, NO2               B. H2S, Cl2                           C. NH3, HCl                    D. CO2, SO2

Câu 7: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là

A. Vôi sống.                B. Cát.                         C. Lưu huỳnh.                  D. Muối ăn.

Câu 8: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?

A. Khí cacbonic.         B. Khí clo.                   C. Khí hidroclorua.            D. Khí cacbon oxit.

Câu 9: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là

A. Nicotin.                   B. Aspirin.                   C. Cafein.                           D. Moocphin.

Câu 10: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là

A. CO và CH4.            B. CH4 và NH3.            C. SO2 và NO2.                 D. CO và CO2.

Câu 11: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch HCl.       B. Dung dịch NH3.      C. Dung dịch H2SO4.           D. Dung dịch NaCl.

Câu 12: Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào sau đây?

A. Cl2.                         B. H2S.                        C. SO2.                                 D. NO2.

Câu 13: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là

A. Penixilin, paradol, cocain.                                 B. Heroin, seduxen, erythromixin

C. Cocain, seduxen, cafein.                                   D. Ampixilin, erythromixin, cafein.

Câu 14: Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại các khí đó?                      

A. NaOH.                   B. Ca(OH)2.                C. HCl.                       D. NH3.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tổng ôn kiến thức Hóa học 12 - Hè 2019 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?