BÀI TOÁN CÓ ĐÁP ÁN VỀ KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI MUỐI
A. Định hướng tư duy
Dạng này các bạn chỉ cần tư duy theo hướng “chiến thắng thuộc về kẻ mạnh" nghĩa là các anion ( Cl-, NO3- ,SO42- ) sẽ được phân bố theo thứ tự từ kim loại mạnh nhất (Mg) tới kim loại yếu nhất (Ag). Bên cạnh đó các bạn có thể cần áp dụng thêm các định luật bảo toàn đặc biệt là BTKL và sự di chuyển điện tích. Tóm lại tư duy để xử lý dạng toán này là:
- Xét hệ kín gồm các kim loại và anion.
- Phân bổ anion cho các kim loại trong hệ từ Mg tới Ag.
- Áp dụng các định luật bảo toàn (BTKL) nếu cần.
- Có thể cần chú ý tới sự di chuyển (thay đổi điện tích).
B. Ví dụ minh họa
Câu 1: Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,02 mol FeCl3, 0,05 Fe(NO3)3 và 0,05 mol CuCl2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,16 gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 7,8. B. 8,4. C. 9,1. D. 10,4.
Định hướng tư duy giải:
Ta có: \(5,16\left\{ \begin{array}{l}
{n_{Cu}} = 0,05\\
{n_{Fe}} = 0,035
\end{array} \right. \to n = 0,06 + 0,15 + 0,1 = 0,31\)
\( \to \left\{ \begin{array}{l}
{n_{Z{n^{2 + }}}}:a\,mol\\
{n_{F{e^{2 + }}}}:0,035mol\\
{n_ - }:0,31
\end{array} \right. \to a = 0,12 \to m = 7,8\,gam\)
Câu 2: Cho 1,68 gam Mg vào 100 ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,5M; Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,3M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 4,52. B. 5,08. C. 6,01. D. 7,12.
Định hướng tư duy giải:
Ta có: nMg = 0,07 mol
\( \to \left\{ \begin{array}{l}
{n_{M{g^{2 + }}}} = 0,07\\
{n_{F{e^{2 + }}}} = 0,04\\
{n_{NO_3^ - }} = 0,22
\end{array} \right. \to {m_ \downarrow } = \left\{ \begin{array}{l}
{n_{Ag}} = 0,03\\
{n_{Cu}} = 0,02\\
{n_{Fe}} = 0,01
\end{array} \right. \to m = 5,08\left( {gam} \right)\)
Câu 3: Cho 1,35 gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,5M; Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,3M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 4,23. B. 5,36. C. 6,21. D. 7,11.
Định hướng tư duy giải:
Ta có: nAl = 0,05 mol
\( \to \left\{ \begin{array}{l}
{n_{A{l^{3 + }}}} = 0,05\\
{n_{F{e^{2 + }}}} = 0,035\\
{n_{NO_3^ - }} = 0,22
\end{array} \right. \to m = \left\{ \begin{array}{l}
{n_{Fe}}:0,015\\
{n_{Cu}}:0,02\\
{n_{Ag}}:0,03
\end{array} \right. \to m = 5,36\left( {gam} \right)\)
Câu 4: Cho hỗn hợp bột gồm 5,4 gam Al và 11,2 gam Fe vào 900ml dung dịch AgNO3 1M . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. m có giá trị là
A. 97,2. B. 98,1. C. 102,8. D. 100,0.
Định hướng tư duy giải:
\( \to \left\{ \begin{array}{l}
{n_{Al}} = 0,2\\
{n_{Fe}} = 0,2\\
{n_{NO_3^ - }} = 0,9
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
{n_{A{l^{3 + }}}} = 0,2\\
{n_{F{e^{2 + }}}} = 0,15
\end{array} \right. \to m = 100\left( {gam} \right)\left\{ \begin{array}{l}
Ag:0,9\\
Fe:0,05
\end{array} \right.\)
Câu 5: Cho m gam bột Cu vào 500ml dung dịch AgNO3 0,32M sau một thời gian phản ứng thu được 15,52 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X rồi thêm 11,7 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,06 gam chất rắn Z. Giá trị của m là:
A. 10,24 B. 7,68 C. 12,8 D. 11,52
Định hướng tư duy giải:
Vì \(\left\{ \begin{array}{l}
{n_{AgN{O_3}}} = 0,5.32 = 0,16 \to {n_{NO_3^ - }} = 0,16\\
{n_{Zn}} = 0,18
\end{array} \right. \to {n_{Zn{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}}} = 0,08\)
\( \to m + 0,16.108 + 11,7 = 15,52 + 21,06 + 0,08.65 \to m = 12,8\)
Câu 6: Cho m gam Cu vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M, sau một thời gian thì lọc được 10,08 gam hỗn hợp 2 kim loại và dung dịch Y. Cho 2,4 gam Mg vào Y, khi phản ứng kết thúc thì lọc được 5,92 gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là :
A. 3,00. B. 3,84. C. 4,00. D. 4,80.
Định hướng tư duy giải:
Ta có \({n_{NO_3^ - }} = 0,1 \to Mg{(N{O_3})_2}:0,05\)
Bảo toàn khối lượng 3 kim loại ta có:
\(BTKL:m + 0,1.108 + 2,4 = 10,08 + 5,92 + 0,05.24 \to m = 4\)
Câu 7: Cho m(g) Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 4,8 B. 4,32 C. 4,64 D. 5,28
Định hướng tư duy giải:
Ta có \({n_{NO_3^ - }} = 0,1 + 0,5 = 0,6 \to \left\{ \begin{array}{l}
C{u^{2 + }}:a\\
M{g^{2 + }}:0,3 - a
\end{array} \right.\)
Vậy 9,36 chất rắn là gì? Đương nhiên là Fe và Cu
\( \to 64a + 8,4 - 56a = 9,36 \to a = 0,12\left( {mol} \right)\)
Và \(BTKL:m + 0,1.108 + 0,25.64 + 8,4 = 0,12.56 + 0,18.24 + 19,44 + 9,36\)
→ m = 4,64 gam
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Cho 5,2 gam Zn vào 100 ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,5M; Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,3M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 5,64. B. 6,31. C. 7,24. D. 8,95.
Câu 2: Cho 4,55 gam Zn vào 100 ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,1M; Cu(NO3)2 0,4M và AgNO3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 5,280. B. 5,605. C. 5,712. D. 5,827.
Câu 3: Cho 0,81 gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,1M; Cu(NO3)2 0,4M và AgNO3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 4,72. B. 4,62. C. 4,23. D. 4,08.
Câu 4: Cho 1,44 gam Mg vào 100 ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,1M; Cu(NO3)2 0,4M và AgNO3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 4,6. B. 5,0. C. 5,4. D. 6,0.
Câu 5: Nhúng một thanh Mg dư vào 100 ml dung dịch chứa Fe2(SO4)3 0,2M và CuSO4 0,4M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn nhấc thanh kim loại ra thấy khối lượng thanh tăng m gam (xem rằng toàn bộ Fe, Cu bị đẩy ra bám hết vào thanh kim loại). Giá trị của m là?
A. 2,4. B. 2,8. C. 3,2. D. 3,6.
Câu 6: Cho m gam Zn vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M và Fe2(SO4)3 0,5M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X có khối lượng tăng lên 6,62 gam. Giá trị của m là:
A. 14,30 B. 13,00 C. 16,25 D. 11,70
Câu 7: Dung dịch X chứa 0,08 mol Fe(NO3)3 và 0,08 mol AgNO3. Cho m gam Mg vào X thì thu được 18,64 gam rắn chỉ gồm một kim loại. Giá trị của m chính xác nhất là:
A. 0,96 gam B. 1,2 gam C. 2,16 gam D. Đáp án khác
Câu 8: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy thanh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng thanh sắt tăng 4 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là:
A. 7,0 gam B. 8,4 gam C. 21 gam D. 28 gam
Câu 9: Cho 6,88 gam hỗn hợp chứa Mg và Cu với tỷ lệ mol tương ứng là 1:5 vào dung dịch chứa 0,12 mol Fe(NO3)3. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là:
A. 5,12 B. 3,84 C. 2,56 D. 6,96
Câu 10: Cho 8,4 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,5M và FeCl3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,2 B. 6,4 C. 5,24 D. 5,6
Câu 11: Hòa tan 5,4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch A chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là:
A. 10,95 B. 13,20 C. 13,80 D. 15,20
Câu 12: Cho gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được gam chất rắn X. Nếu cho gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (đktc). Giá trị của và là
A. 1,08 và 5,16 B. 8,10 và 5,43 C. 1,08 và 5,43 D. 0,54 và 5,16
Câu 13: Hoà tan 5,4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch A chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 10,95 B. 13,20 C. 13,80 D. 15,20
Câu 14: Cho 18,45 gam hỗn hợp bột Mg, Al, Fe vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam chất rắn. Cho NH3 dư vào dung dịch sau phản ứng, lọc kết tủa rồi đem nhiệt phân trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 29,65 gam chất rắn Y. Giá trị của m là:
A. 75,6. B. 151,2. C. 135,0. D. 48,6.
Câu 15: Cho 300 ml dung dịch AgNO3 vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc thu được 19,44 gam chất rắn và dung dịch X trong đó số mol của Fe(NO3)3 gấp đôi số mol của Fe(NO3)2 còn dư. Dung dịch X có thể tác dụng tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp bột kim loại gồm Al và Mg có tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 3 là:
A. 11,88 gam. B. 7,92 gam. C. 8,91 gam. D. 5,94 gam.
---(Để xem nội dung từ câu 16 đến câu 89 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 90: Cho 13,0 gam bột Zn vào dung dịch có chứa 0,1 mol Fe(NO3)3; 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol AgNO3. Khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng ?
A. 17,2 gam B. 14,0 gam C. 19,07 gam D. 16,4 gam
Câu 91: Cho m gam bột Mg vào dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 và 0,2 mol Fe(NO3)3, sau phản ứng thu được 38 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 8,4 gam B. 9,6 gam C. 7,2 gam D. 6,0 gam
Câu 92: Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO3 0,5 M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là:
A. 2,7 gam B. 2,16 gam C. 3,24 gam D. 4,32 gam
Câu 93: Cho 5,5 gam hỗn hợp bột Fe, Mg, Al vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam chất kết tủa và dung dịch X . Cho NH3 dư vào dung dịch X , lọc kết tủa nhiệt phân không có không khí được 9,1 gam chất rắn Y. Giá trị m là :
A. 48,6 B. 10,8 C. 32,4 D. 28,0
Câu 94: Nhúng thanh Zn nặng 100 gam vào 400ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 0,5M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau một thời gian nhấc thanh Zn ra cân lại thấy nặng 91,95 gam. Biết các kim loại sinh ra bám hết vào thanh Zn. Tổng khối lượng muối có trong dung dịch sau khi nhấc thanh Zn ra là :
A. 92,06 B. 94,05 C. 95,12 D. 88,14
Câu 95: Cho a gam hỗn hợp bột gồm Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 (dư). Sau khi kết thúc phản ứng thu được 54 gam chất rắn. Mặt khác cũng cho a gam hỗn hợp 2 kim loại trên vào dung dịch CuSO4 (dư), sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn có khối lượng (a + 0,5) gam. Giá trị của a là
A. 53,5 gam. B. 33,7 gam. C. 42,5 gam. D. 15,5 gam.
Câu 96: Lắc 0,81 gam bột nhôm trong 200 ml dung dịch P chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian, thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 100,8 ml khí hiđro (đo ở đktc) và còn lại 6,012 gam hỗn hợp 2 kim loại. Cho B tác dụng với NaOH dư, được kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam oxit. Mặt khác, cho dung dịch P tác dụng với KOH dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 8,944 B. 9,349 C. 9,439 D. 8,494
Câu 97: Cho 5,1 gam hỗn hợp bột gồm Mg và Al có tỷ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch hỗn hợp 150ml chứa AgNO3 1M, Fe(NO3)3 0,8M, Cu(NO3)2 0,6M sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có m gam rắn xuất hiện. Giá trị của m là :
A. 24,32 B. 23,36 C. 25,26 D. 22,68
Câu 98: Cho 13,25 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào 500 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,75M và Fe(NO3)3 0,4M thu được dung dịch X và m gam rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 20,0 gam oxit duy nhất. Giá trị m là.
A. 24,0 gam B. 21,2 gam C. 26,8 gam D. 22,6 gam
Câu 99: Cho gam bột Cu vào 13,6 gam AgNO3 khuấy kĩ. Sau khi phản ứng xong thêm vào gam dung dịch H2SO4 loãng 20% rồi đun nóng nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,28 gam bột kim loại, dung dịch A và khí NO. Lượng NaOH cần dùng để tác dụng hết với các chất trong A là 13 gam. Tổng giá trị của gần nhất với :
A. 80 B. 90 C. 100 D. 110
Câu 100: Cho từ từ bột Fe vào 50ml dung dịch CuSO4 0,2M, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch mất màu xanh. Khối lượng bột Fe đã tham gia phản ứng là:
A. 5,6 gam B. 0,056 gam C. 0,28 gam D. 0,56 gam
Câu 101: Cho m gam Cu vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M, sau một thời gian thì lọc được 10,08 gam hỗn hợp 2 kim loại và dung dịch Y. Cho 2,4 gam Mg vào Y, khi phản ứng kết thúc thì lọc được 5,92 gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là :
A. 3. B. 3,84. C. 4. D. 4,8.
Câu 102: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,18 mol FeCl3 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,72 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,88 gam B. 4,32 gam C. 2,16 gam D. 5,04 gam
Câu 103: Cho 3,68 gam hỗn hợp chứa Mg, Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 0,3M, Cu(NO3)2 0,4M và AgNO3 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 9,08 gam chất rắn. Lọc bỏ chất rắn rồi cho NaOH dư vào X thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là :
A. 7,98 B. 8,97 C. 7,89 D. 9,87
Câu 104: Cho 4,32 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu ở dạng bột vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M thu được dung dịch Y và 12,08 gam chất rắn Z. Thêm NaOH dư vào Y, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :
A. 5,6. B. 4. C. 3,2. D. 7,2.
Câu 105: Cho 72,8 gam bột Fe và 2,7 gam bột Al vào dung dịch có chứa 0,35 mol AgNO3. Khi phản ứng kết thúc hoàn toàn thu được x gam chắt rắn. Giá trị x là
A. 5,6 gam B. 21,8 gam C. 32,4 gam D. 39,2 gam
Câu 106: Cho m gam Cu vào dung dịch chứa 0,04 mol AgNO3 thu được 3,88 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 2,925 gam Zn vào dd Y thu được chất rắn Z có khối lượng 3,217 gam và dd chỉ chứa 1 muối duy nhất. Giá trị của m là:
A. 1,088. B. 1,216. C. 1,152. D. 1,344.
Câu 107: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh sắt). Giá trị của m là
A. 2,00. B. 5,36. C. 1,44. D. 3,60.
Câu 108: Cho m gam bột kim loại R hóa trị 2 vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được giảm 0,24 gam so với khối lượng chất rắn ban đầu. Cũng cho m gam bột kim loại trên vào dung dịch AgNO3 dư, đến khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được tăng 0,52 gam so với khối lượng chất rắn ban đầu. Kim loại R là
A. Sn. B. Cd. C. Zn. D. Pb.
Câu 109: Lắc 13,14 gam Cu với 250ml dung dịch AgNO3 0,6M một thời gian thu được 22,56 gam chất rắn A và dung dịch B. Nhúng thanh kim loai M nặng 15,45 gam vào dung dịch B khuấy đều tới khi phản ứng hoàn toàn thu được một muối duy nhất và 17,355 gam chất rắn Z. Kim loại M là:
A. Zn B. Mg C. Pb D. Fe
---(Đề xem đáp án chi tiết phần bài tập vận dụng vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài toán về kim loại tác dụng với muối môn Hóa lớp 12 năm 2019 - 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu tương tự sau đây:
- Các dạng bài toán cơ bản của kim loại nhóm IA, IA
- Các dạng bài tập cơ bản chuyên đề kim loại
- Đề cương ôn tập phần kim loại môn Hóa học 12 năm 2018 - 2019 Trường THPT Lý Thái Tổ
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!