ÔN TẬP THEO CHỦ ĐỀ BÀI HỌC MÔN HÓA 12 NĂM HỌC 2019 - 2020
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CHỦ ĐẾ 1. ESTE: CẤU TẠO - ĐỒNG PHÂN - DANH PHÁP
Câu 1. Etyl fomat có công thức là
A. HCOOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 2. Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH–COOCH3. Tên gọi của X là
A. metyl acrylat. B. propyl fomat. C. metyl axetat. D. etyl axetat.
Câu 3. Chất nào sau đây là este?
A. HCOOH. B. CH3CHO. C. CH3OH. D. CH3COOC2H5.
Câu 4. Vinyl axetat có công thức là
A. C2H5COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH3 D. CH3COOCH=CH2.
Câu 5. Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C.C2H5COOCH3 D.CH2=CHCOOCH3.
Câu 6. Số đồng phân este ứng với CTPT C3H6O2 là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 7. Este etyl axetat có công thức là
A. CH3COOC2H5. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. CH3CH2OH.
Câu 8. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 9. Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10. Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 11. Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5COOH. B. HO-C2H4-CHO. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 12. Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. propyl axetat.
Câu 13. Chất X có công thức phân tử C4H8O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5COOCH3. B. C2H5COOC2H3. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 14. Chất X có công thức phân tử C4H8O2, là este của ancol metylic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5COOCH3. B. C2H5COOC2H3. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 15. Công thức chung của este tạo bởi 1 axit cacboxylic no, đơn chức và 1 ancol no, đơn chức (cả axit và ancol đều mạch hở) là:
A.CnH2n + 2O2 B.CnH2n - 2O2 C.CnH2nO3 D.CnH2n + 1COOCmH2m + 1
Câu 16. Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có CTCT:
A.HCOOC3H7 B.C2H5COOCH3 C.C3H7COOH D.C2H5COOH
Câu 17. Cho công thức cấu tạo este sau: C6H5COO-CH=CH2. Tên gọi tương ứng là :
A. phenylvinylat B. Vinylbenzoat C. Etyl vinylat D. Vinyl phenylat
Câu 18. Isopropyl axetat là tên gọi của este nào sau đây :
A. HCOOC3H7 B. C2H5COOC2H5
C. CH3COOCH2CH2CH3 D. CH3COOCH(CH3)2
Câu 19. Số đồng phân có thể có ứng với CTPT C3H6O2 là :
A. 7 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 20. Số đồng phân có thể tác dụng với dd NaOH ứng với CTPT C4H8O2 là :
A. 6 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 21. Dãy các chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần?
A. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5
C. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5 D. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH
Câu 22. Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. C4H9OH B . C3H7OH C . CH3COOCH3 D. C6H5OH
Câu 23. Chất X có cấu tạo thu gọn HCOOCH3. Tên gọi của X
A. metyl fomat B. metyl axetat C. etyl axetat D. etyl fomat
Câu 24. Ở điều kiện thích hợp, hai chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành metyl axetat ?
A. CH3COOH, CH3OH B. HCOOH, CH3OH
C. HCOOH, C2H5OH D. CH3COOH, C2H5OH
Câu 25. Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2
A. Propyl axetat B. Vinyl axetat C. Etyl axetat D. Phenyl axetat
CHỦ ĐẾ 2 : TÍNH CHẤT ESTE
Câu 1. Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat (HCOOCH3) là
A. HCOOH và NaOH. B. HCOOH và CH3OH.
C. HCOOH và C2H5NH2. D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 2. Chất phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra CH3COONa và C2H5OH là
A. CH3COOCH3. B. C2H5COOH. C. HCOOC2H5. D. CH3COOC2H5.
Câu 3. Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOH. D. CH3COOC2H5.
Câu 4. Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là
A. CH3OH và C6H5ONa. B. CH3COOH và C6H5ONa.
C. CH3COOH và C6H5OH. D. CH3COONa và C6H5ONa.
Câu 5. Cho CH3COOCH3 phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là
A. CH3COONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3COOH.
C. CH3OH và CH3COOH. D. CH3COOH và CH3ONa.
Câu 6. Este HCOOCH3 phản ứng với dd NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm hữu cơ là
A. HCOOH và CH3ONa. B. HCOONa và CH3OH.
C. CH3ONa và HCOONa. D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 7. Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH. B. CH3COONa và C2H5OH.
C. HCOONa và C2H5OH. D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 8. Chất X có CTPT C3H6O2, là este của axit axetic (CH3COOH). CTCT thu gọn của X là
A. HCOOC2H5. B. HO-C2H4-CHO. C. C2H5COOH. D.CH3COOCH3.
Câu 9. Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
A. C2H3COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D.CH3COOCH3.
Câu 10. Este X phản ứng với dd NaOH, đun nóng tạo ra ancol metylic và natri axetat. Công thức của X là
A. CH3COOC2H5. B. HCOOCH3. C. C2H5COOCH3. D.CH3COOCH3.
Câu 11. Thuỷ phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:
A. metyl propionat. B. propyl fomat. C. ancol etylic. D. etyl axetat.
Câu 12. Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 13. Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và CH2=CHOH. D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 14. Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. HCOO-C(CH3)=CH2. B. HCOO-CH=CH-CH3.
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 15. Thuỷ phân este E trong môi trường axit thu được cả hai sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo thu gọn của este E là
A. HCOO-C(CH3)=CH2. B. HCOO-CH=CH-CH3.
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 16. Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH, dung dịch brom và dung dịch AgNO3/NH3?
A. CH3COO-C(CH3)=CH2. B. HCOO-CH=CH-CH3.
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 17. Cho các chất sau: CH3COOCH3 (1); HCOOC2H5 (2); CH3CHO (3); CH3COOH (4). Chất nào cho tác dụng với NaOH cho cùng một sản phẩm là CH3COONa?
A. (1)(3)(4) B. (3) (4) C. (1)(4) D. (4)
Câu 18. Số đồng phân của hợp chất có công thức phân tử C4H8O2 có thể tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na là bao nhiêu?
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 19. Cho chuỗi biến đổi sau: C2H2 → X → Y → Z → CH3COOC2H5. X, Y, Z lần lượt là:
A. C2H4, CH3COOH, C2H5OH B. CH3CHO, C2H4, C2H5OH
C. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH D. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH
Câu 20. Este CH3COOCH=CH2 tác dụng được với những chất nào sau đây?
A. H2/Ni B. Na C. H2O/H+ D. Cả A, C
Câu 21. Thuỷ phân este C4H6O2 trong môi trường axit thu được một hh có pứ tráng gương. CTCT của este có thể là:
A. CH3COOCH=CH2 B. HCOOCH2-CH=CH2C. HCOOCH=CH-CH3 D. B và C
Câu 22. Khi thủy phân vinyl axetat trong môi trường axit thu được:
A. axit axetic và ancol vinylic B.axit axetic và anđehit axetic
C.axit axetic và ancol etylic D.axit axetic và axetilen
Câu 23. Cho este X (C8H8O2) td với lượng dư dd KOH thu được 2 muối hữu cơ và nước. X có tên gọi là:
A.metyl benzoat B.benzyl fomat C.phenyl fomat D.phenyl axetat
Câu 24. Chất X có CTPT C4H8O2, khi cho X tdụng với dd NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. CTCT của X là:
A. HCOOC3H7 B. C2H5COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. HCOOC3H5
Câu 25. Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH
A. HCOOCH3 B. CH3COOC2H5 C. CH3COOCH3 D. HCOOC2H5
----(Để xem nội dung chi tiết của chủ đề 3,4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
B. MỘT SỐ BÀI TẬP TOÁN
DẠNG 1: XÁC ĐỊNH CẤU TẠO ESTE TỪ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
Câu 1. Este X được điều chế từ ancol metylic có tỷ khối so với oxi là 2,3125. Công thức của X là
A. CH3COOC2H5. B. HCOOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3.
Câu 2. Trong phân tử este (X) đơn chức, no, mạch hở có thành phần oxi chiếm 36,36% về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của (X) là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 3. Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là
A. HCOOC3H7 B. CH3COOC2H5 C. HCOOC3H5 D. C2H5COOCH3
Câu 4. Este E được điều chế từ ancol etylic có tỷ khối so với không khí là 3,034. Công thức của E là
A. CH3COOC2H5. B. HCOOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3.
Câu 5. Este Z được điều chế từ ancol metylic có tỷ khối so với oxi là 2,75. Công thức của Z là
A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3.
Câu 6. Tỉ khối hơi của một este no đơn chức X so với hiđro là 30 . Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2. B. C3H6O2. C. C5H10O2. D. C4H8O2
Câu 7. Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hóa hơi 1,85g X thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7g N2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y là :
A. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2 B. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5
C. C2H5COOC2H5 và C2H5COOC2H3 D. HCOOC2H5 và CH3COOCH3
----(Để xem nội dung chi tiết của các dạng toán 2 và dạng 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
DẠNG 4: TOÁN VỀ CROM, ĐỒNG, THIẾC, BẠC VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC
Câu 1: Khối lượng bột nhôm cần lấy để điều chế được 5,2 g crom bằng phương pháp nhiệt nhôm là:
A. 1,35 B. 2,3 C. 5,4 D. 2,7
Câu 2: Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư) thu được 15,2 gam oxit duy nhất. Giá trị của V là:
A. 2,24 B. 4,48 C. 3,36 D. 6,72
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là:
A. 21,95% và 0,78 B. 78,05% và 0,78 C. 78,05% và 2,25 D. 21,95% và 2,25
Câu 4: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (spk duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:
A. 0,746 B. 0,448 C. 1,792 D. 0,672
Câu 5: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là:
A. 0,015 mol và 0,04 mol B. 0,015 mol và 0,08 mol
C. 0,03 mol và 0,08 mol D. 0,03 mol và 0,04 mol
Câu 6: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn hoàn, thu được 23,3 g hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp rắn X phản ứng với HCl dư thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48 lít B. 7,84 lít C. 10,08 lít D. 3,36 lít
Câu 7: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và khí NO (spk duy nhất). Cho V ml dd NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:
A. 360 B. 240 C. 400 D. 120
Câu 8: Khi cho 41,4 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, Cr2O3, và Al2O3 tác dụng với dd NaOH đặc, dư, sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16g. Để khử hoàn toàn 41,4g X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8g Al. % m Cr2O3 trong hỗn hợp X là?
A. 50,76% B. 20,33% C. 66,67% D. 36,71%
Câu 9: Nung nóng 16,8g hỗn hợp Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2g chất rắn X. Thể tích dd HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là?
A. 600ml B. 200ml C. 800ml D. 400ml
Câu 10: Hòa tan 58,4 gam hỗn hợp muối khan AlCl3 và CrCl3 vào nước, thêm dư dung dịch NaOH vào sau đó tiếp tục thêm nước Cl2 rồi lại thêm dư dung dịch BaCl2 thì thu được 50,6 gam kết tủa. Thành phần % khối lượng của các muối trong hỗn hợp đầu là?
A. 45,7% AlCl3 và 54,3% CrCl3 B. 46,7% AlCl3 và 53,3% CrCl3
C. A. 47,7% AlCl3 và 52,3% CrCl3 D. 48,7% AlCl3 và 51,3% CrCl3
Câu 11: Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dd NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hoà tan hết bằng dung dịch HCl dư (không có không khí) thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng các chất trong hợp kim là
A. 13,66%Al; 82,29% Fe và 4,05% Cr B. 4,05% Al; 83,66%Fe và 12,29% Cr
C. 4,05% Al; 82,29% Fe và 13,66% Cr D. 4,05% Al; 13,66% Fe và 82,29% Cr
Câu 12: Để thu được 78 g Cr từ Cr2O3 băng phản ứng nhiệt nhôm ( H=90%) thì khối lượng Al tối thiểu là
A. 12,5 g B. 27 g C. 40,5 g D. 45 g
Câu 13:. Khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng là
A. 26,4g B. 27,4g C. 28,4 g D. 29,4g
Câu 14: Lượng kết tủa S hình thành khi dùng H2S khử dung dịch chứa 0,04 mol K2Cr2O7 trong H2SO4 dư là:
A. 0,96 gam B. 1,92 gam C. 3,84 gam D. 7,68 gam
Câu 15: Hòa tan 9,02 g hỗn hợp A gồm Al(NO3)3 và Cr(NO3)3 trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch B. Sục từ từ CO2 vào B tới dư thì thì thu được 3,62g kết tủa. thành phần % (m) của Cr(NO3)3 trong A là
A. 52,77%. B. 63,9%. C. 47%. D. 53%.
Câu 16: Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2, rồi nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được có khối lượng là:
A. 0,76 gam B. 1,03 gam C. 1,72 gam D. 2,06 gam
Câu 17: Cho 9,6g Cu phản ứng vừa đủ với 500ml dd HNO3, sau phản ứng giải phóng một hỗn hợp 4,48 lit khí NO và NO2 (đktc, spk duy nhất). Nồng độ mol của dd HNO3 là?
A. 1,5M B. 2,5M C. 1M D. 2M
Câu 18: Cho lượng Cu tác dụng hết với dd HNO3 12,6% (d = 1,16g/ml), thu được 1,68 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính thể tích HNO3 đã dùng biết người ta đã dùng dư 16% so với lượng cần dùng.
A. 150ml B. 240ml C. 105ml D. 250ml
Câu 19: hòa tan 12,8g Cu bằng dd HNO3 dư, thu được V1(lít) NO2 (đktc, spk duy nhất). Cho V1 lít NO2 lội qua V2 lít NaOH 0,5M vừa đủ. Giá trị của V2 là?
A. 2 lít B. 2,8 lít C. 1,6 lít D. 1,4 lít
Câu 20: Hòa tan thanh Cu dư trong 200ml dd HNO3 0,4M và H2SO4 0,5M thu được V lít NO (đktc, spk duy nhất). Giá trị của V là?
A. 10,08 lít B. 1,568 lít C. 3,316 lít D. 8,96 lít
Câu 21: Cho 20,4 g hỗn hợp gồm Mg, Zn, Ag tác dụng với 600ml dd HCl 1M ( vừa đủ ). Cho dần NaOH vào A để lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Lọc lấy kết tủa và nung đến khối lượng không đổi, thu được a g chất rắn. Giá trị của a là:
A. 23,2 g B. 25,2 g C. 20,4 g D. 28,2 g
Câu 22: Ngâm một lá kẽm nặng 100g trong 100ml dd chứa Cu(NO3)2 3M lẫn với Pb(NO3)2 1M. Sau phản ứng lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, khối lượng lá kém là?
A. 113,9g B. 113,1g C. 131,1g D. 133,1g
...
Trên đây trích đoạn nội dung Ôn tập theo chủ để bài học môn Hóa học 12 để xem đầy đủ nội dung của tài liệu quý thầy cô và các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi để tải về máy!
Chúc các em học tập tốt, đạt kết quả cao!