Tổng ôn các kiến thức trọng tâm về Tập tính sinh vật Sinh học 11

TẬP TÍNH

A. Lý thuyết trọng tâm

1. Khái niệm

            Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời các kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống để tồn tại và phát triển

2. Các loại tập tính

            Dựa vào đặc điểm của các tập tính có thể phân biệt thành hai loại chính là: tập tính bẩm sinh và tập tính học được, ngoài ra có thêm tập tính hỗn hợp.

- Tập tính bẩm sinh:

            + Khái niệm: là loại tập tính mà ngay từ khi sinh ra đã có, không cần qua học hỏi và rèn luyện, mang tính bản năng, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

            + Đặc điểm: mang tính bản năng, được di truyền từ bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống, chúng được quyết định bởi các nhân tố di truyền.

- Tập tính học được:

            + Khái niệm: là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

            + Đặc điểm: loại tập tính này không mang tính bẩm sinh, dễ thay đổi, chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống. Những nhóm động vật càng cao, càng tiến hoá, tập tính học được đó càng nhiều và càng phức tạp.

- Tập tính hỗn hợp:

            + Khái niệm: là loại tập tính bao gồm cả tập tính học được và bẩm sinh.

            + Đặc điểm: Trong nhiều trường hợp không thể phân biệt rõ loại tập tính nào đó ở động vật là tập tính bẩm sinh hay học được.

            + Ví dụ: Tập tính bắt chuột ở mèo vừa do bẩm sinh, vừa do mèo mẹ dạy, hay tập tính xây tổ của chim vừa mang tính bẩm sinh vừa là do học được từ đồng loại, …

Phân biệt tập tính học được với tập tính bẩm sinh:

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Tập tính học được ngay từ khi sinh ra đã có, không cần qua học hỏi và rèn luyện.

Tập tính học được được hình thành trong quá trình sống của cá thể, do học tập, rèn luyện mà có.

Mang tính bản năng

Không mang tính bản năng

Được di truyền từ bố mẹ, được quyết định bởi nhân tố di truyền

Không bị chi phối bởi nhân tố di truyền

Không thay đổi, không chịu ảnh hưởng của điều kiện hoàn cảnh sống

Dễ thay đổi và chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống.

Có cả ở động vật bậc thấp và động vật bậc cao

Ở những nhóm động vật bậc cao, càng tiến hoá loại tập tính học được càng nhiều và càng phức tạp.

3. Cơ sở thần kinh của tập tính

Là các phản xạ, trong đó:

- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện được di truyền từ bố mẹ, trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được các gen quy định sẵn từ khi sinh ra, nghĩa là cứ có kích thích là các động tác xảy ra liên tục theo một trình tự xác định.

- Tập tính học được: là chuỗi phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể, do học tập, rèn luyện mà có. Quá trình hình thành tập tính học được là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron.

Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:

Tiêu chí

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

Nguyên nhân

Bẩm sinh

Do trải nghiệm và luyện tập

Di truyền

Không

Tính chất

Tính chủng loại, bền vững

Tính cá thể, không bền vững

Số lượng

Hạn chế, cố định

Không hạn chế, phong phú

Trả lời kích thích

Kích thích không điều kiện

Kích thích điều kiện và kích thích không điều kiện

Trung ương

Trụ não, tuỷ sống

Trụ não, tuỷ sống, vỏ não

 

4. Một số hình thức học tập ở động vật (sự biến đổi tập tính)

- Quen nhờn: Nếu những kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì, động vật sẽ không có phản ứng trả lời, kích thích sẽ trở nên quen nhờn đối với chúng.

- In vết: Là những dấu hiệu kích thích làm cho một số loài động vật sẽ phản xạ không điều kiện, chạy theo hình ảnh hoặc âm thanh mà chúng nghe thấy.

- Điều kiện hoá (hay thành lập phản xạ có điều kiện): Có hai loại:

+ Điều kiện hoá đáp ứng (điều kiện hoá kiểu Paplôp) do sự liên kết hai kích thích tác động đồng thời.

+ Điều kiện hoá thao tác, hành động là hình thức liên kết "thử - sai".

- Học ngầm: Là học không chủ định hay không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, nhưng khi có nhu cầu giải quyết một vấn đề nào đó thì những điều vô tình học được tái hiện lại, giúp cho sự giải quyết vấn đề đó dễ dàng.

- Học khôn: Là học có chủ định, có chú ý, nên trước một vấn đề, trước một tinnh huống mới cần giải quyết, con vật cần tìm cách giải quyết bằng sự phối hợp các kinh nghiệm đã có trước đo qua suy nghĩ, phán đoán, qua làm thử.

Học khôn chỉ có ở đônng vật có hệ thần kinh rất phát triển như ở người và động vât thuộc bộ Linh trưởng. 

5. Một số tập tính phổ biến ở động vật

- Tập tính kiếm ăn                    - Tập tính săn mồi                                                                            

- Tập tính sinh sản.                   - Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ.                                                      

- Tập tính xã hội.                      - Tập tính di cư.              - Tập tính thách đấu.

6. Ứng dụng tập tính

- Trong chăn nuôi và trong nông nghiệp:

            + Nhiều động vật hoang dã được con người chọn lọc, thuần dưỡng từ thời xa xưa trở thành gia súc ngày nay. Dựa vào những tập tính của chúng con người thuần dưỡng để phục vụ cho cuộc sống.

            + Trong sản xuất nông nghiệp con người đã nghiên cứu tập tính của các loài và sử dụng thiên địch ứng dụng trong nông  nghiệp.

- Thay đổi tập tính của động vật trong luyện thú: Con người đã biến đổi các tập tính bẩm sinh thành tập tính học được bằng cách huấn luyện các con thú còn non theo con đường thành lập các phản xạ có điều kiện.

B. Bài tập

Câu 1: Tập tính động vật là:

A. Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.

B. Các phản xạ có điều kiện của động vật học được trong quá trình sống.

C. Các phản xạ không điều kiện, mang tính bẩm sinh của động vật, giúp chúng được bảo vệ.

D. Các phản xạ không điều kiện, nhưng được sự can thiệp của não hộ.

Hướng dẫn giải

Tập tính của động vật là: Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Tập tính động vật là:

A. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

B. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

C. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

D. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

Hướng dẫn giải

Tập tính động vật là: Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Tập tính ở động vật được chia thành các loại

A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp.

B. bẩm sinh, hỗn hợp

C. học được, hỗn hợp.

D. tự nhiên, nhân tạo

Hướng dẫn giải

Tập tính ở động vật được chia thành:

Tập tính bẩm sinh: sinh ra đã có

Tập tính học được: phải qua học tập mới có

Tập tính hỗn hợp: kết hợp của 2 loại trên

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Ý nào không phải một phân loại của tập tính?

A. Tập tính bẩm sinh

B. Tập tính học được.

C. Tập tính hỗn hợp (Bao gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được)

D. Tập tính nhất thời.

Hướng dẫn giải

Tập tính ở động vật được chia thành:

Tập tính bẩm sinh: sinh ra đã có

Tập tính học được: phải qua học tập mới có

Tập tính hỗn hợp: kết hợp của 2 loại trên

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Tập tính bẩm sinh ở động vật không có đặc điểm: 

1. Sinh ra đã có, không cần học hỏi. 

2. Mang tính bản năng. 

3. Có thể thay đổi theo hoàn cảnh sống. 

4. Được quyết định bởi yếu tố di truyền (di truyền được).

A. 4

B. 1,2

C. 3

D. 3,4

Hướng dẫn giải

Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Tập tính bẩm sinh không thay đổi theo hoàn cảnh sống

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?

 A. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thẻ.

B. Rất bền vững và không thay đổi.

C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.

D. Do kiểu gen quy định.

Hướng dẫn giải

Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Tập tính bẩm sinh không thay đổi theo hoàn cảnh sống

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là:

A. Tập tính thứ sinh

B. Tập tính bẩm sinh.

C. Bản năng

D. Cả B và C.

Hướng dẫn giải

Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là tập tính bẩm sinh còn gọi là bản năng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?

A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

Hướng dẫn giải

Những tập tính bẩm sinh : Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Một con ngỗng khi nhìn thấy bất cứ quá trứng nào nằm ngoài tổ sẽ tìm cách lăn nó vào tổ. còn tu hú khi đẻ nhờ vào tổ của các loài chim khác lại cố gắng đẩy trứng của chim chủ nhà ra khỏi tổ. Cả hai hoạt động này đều giống nhau ở chỗ

A. Là những tập tính học được từ đồng loại

B. Chỉ là những hành động rập khuôn mang tính chất bản năng

C. Chúng không phân biệt được trứng của mình

D. Chúng không biết ấp trứng

Hướng dẫn giải

Cả hai hành động này đều mang tính bản năng, sinh ra đã có.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Tập tính nào sau đây mang tính bản năng, sinh ra đã có?

A. Chim xây tổ

B. Mèo bắt chuột

C. Tò vò đào hố đẻ trứng

D. Cả A, B và C

Hướng dẫn giải

Tập tính mang tính bản năng, sinh ra đã có: Chim xây tổ, Mèo bắt chuột,Tò vò đào hố đẻ trứng…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền

D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Hướng dẫn giải

Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Tập tính học được là:

A. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

B. Loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

C. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.

D. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính đặc trưng cho loài.

Hướng dẫn giải

Tập tính học được là: tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Tập tính học được ở động vật có chung các đặc điểm:

A. Suốt đời không đổi.

B. Sinh ra đã có.

C. Được truyền từ đời trước sang đời sau.

D. Phải học trong đời sống mới có được.

Hướng dẫn giải

Tập tính học được (thứ sinh) là loại tập tính học được trong đời sống

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tập tính học được là chuỗi các phản xạ không điều kiện

B. Quá trình hình thành tập tính học được là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron

C. Tập tính học được thường bền vững không thay đổi         

D. Tập tính học được được di truyền từ bố mẹ

Hướng dẫn giải

A sai, Tập tính học được là chuỗi các phản xạ có điều kiện

C sai, Tập tính học được thường xuyên thay đổi         

D sai, Tập tính học được không được di truyền từ bố mẹ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Đâu là tập tính học được (thứ sinh) ở động vật?

A. Nhện chăng tơ.

B. Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

C. Thú con bú sữa mẹ.

D. Hổ săn mồi.

Hướng dẫn giải

Tập tính học được ở động vật là khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?

A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa.

B. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

C. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần.

D. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn.

Hướng dẫn giải

Ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính bẩm sinh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Tập tính hỗn hợp ở động vật là:

A. Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp.

B. Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi

C. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh.

D. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh,

Hướng dẫn giải

Tập tính hỗn hợp là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hoàn thành khi điều kiện sống thay đổi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được to. Điều này chứng tỏ

A. sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.

B. tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.

C. tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.

D. chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.

Hướng dẫn giải

Qua thí nghiệm này ta thấy tập tính làm tổ của chim là tập tính hỗn hợp, vừa là bẩm sinh vừa là học được 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Đâu là tập tính hỗn hợp ở động vật?

A. Nhện chăng tơ.

B. Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

C. Thú con bú sữa mẹ.

D. Hổ săn mồi.

Hướng dẫn giải

Tập tính hỗn hợp ở động vật là hổ săn mồi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Tập tính nào sau đây là tập tính hỗn hợp ở động vật?

A. Hổ săn mồi.

B. Mèo bắt chuột.

C. Tập tính xây tổ của chim.

D. Cả A, B và C

Hướng dẫn giải

Tập tính hỗn hợp ở động vật là hổ săn mồi. Bẩm sinh hổ có khả năng săn mồi, qua học tập và rèn luyện thành kỹ năng săn mồi.

Đáp án cần chọn là: D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn các kiến thức trọng tâm về Tập tính sinh vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?