Lý thuyết và bài tập ôn tập pha tối của quá trình quang hợp môn Sinh học 11

PHA TỐI QUANG HỢP

A. Lý thuyết         

1. Chu trình Canvin- chu trình C3

Chu trình Canvin gồm ba giai đoạn:

- Giai đoạn cacboxi hoá

- Giai đoạn khử

- Giai đoạn phục hồi chất nhận RiDP

2. Chu trình Hatch – Slack- Chu trình C4

            Ở những thực vật C4, trong lục lạp enzim Rubisco hoạt động rất yếu hoặc không hoạt động, thay vào đó phôtphoênolpiruvat cacboxilaza lại hoạt động mạnh. Vì vậy sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là axit có 4C. Chu trình C4 không có quá trình cacboxi hoá RiDP nhưng có nối tiếp với chu trình Canvin và có quá trình tổng hợp mônôsacarit như trong chu trình Canvin.

            Thực vật C4 có hai dạng lục lạp với cấu trúc và chức năng khác nhau: lục lạp của tế bào mô giậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch.

3. Con đường cacbon ở thực vật CAM

            Bên cạnh các thực vật C4 còn tồn tại một dạng thực vật khác là dạng CAM thích ứng rất tốt với khí hậu khô nóng kéo dài. Những thực vật này thích nghi với khí hậu đó bằng cách giảm đến mức tối thiểu sự mất nước. Tuy nhiên, đồng thời với sự giảm diện tích tiếp xúc thì cũng giảm cả sự trao đổi khí giữa thực vật với môi trường. Mâu thuẫn này đã được giải quyết bằng cách thay đổi con đường cố định CO2 trong quang hợp. Khác với thực vật C4, con đường cố định CO2 ở thực vật CAM được phân biệt về mặt thời gian: quá trình cacboxi hoá sơ cấp xảy ra vào ban đêm, khi các khí khổng mở; quá trình tổng hợp đường xảy ra vào ban ngày.

4. Các tiêu chuẩn xác định hai nhóm thực vật C3 và C4

* Tiêu chuẩn giải phẫu, hình thái

* Tiêu chuẩn sinh lí

* Tiêu chuẩn sinh hoá

5. Quang hợp và các nhân tố môi trường.

* Quang hợp và nồng độ CO2

* Quang hợp và cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng

* Quang hợp và nhiệt độ

* Quang hợp và dinh dưỡng khoáng

B. Bài tập

Câu 1: Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở

A. Màng ngoài

B. Màng trong.

C. Chất nền (strôma).    

D. Tilacôit.

Đáp án:

Pha tối ở thực vật C3 diễn ra trong chất nền của lục lạp

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2:  Pha tối xảy ra lại cấu trúc nào của lục lạp?

A.Màng lục lạp

B. Stroma.

C. Grana

D. Tilacoit

Đáp án:

Pha tối ở thực vật C3 diễn ra trong chất nền của lục lạp 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở vị trí nào sau đây?

A. Ở xoang tilacoit

B. Ở tế bào chất của tế bào lá

C. Ở màng tilacôit

D. Ở chất nền của lục lạp

Đáp án:

Pha tối diễn ra ở chất nền của lục lạp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhidrat là

A. ATP và NADPH

B. NADPH, O2

C. H2O; ATP

D. ATP và ADP, ánh sáng mặt trời

Đáp án:

Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành hóa năng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH được đưa vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhidrat

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối là:

A. O2, ATP, NADPH.

B. ATP, NADPH, CO2

C. H2O, ATP, NADPH. 

D. NADPH, APG, CO2

Đáp án:

Pha tối là pha cố định CO2 và tổng hợp chất hữu cơ, nguyên liệu của pha tối là: CO2, ATP, NADPH lấy từ pha sáng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì?

A. NADPH, O2

B. ATP, NADPH

C. ATP, NADPH và O2

D. ATP và CO2

Đáp án:

Nguyên liệu của pha tối lấy từ pha sáng là: ATP, NADPH

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Sản phẩm nào của pha sáng không đi vào pha tối?

A. ATP

B. NADPH

C. ATP, NADPH

D. O2

Đáp án:

O2 không đi vào pha tối

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là:

A. Khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).

B. Cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ khử APG thành AlPG.

C. Khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.

D. Cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.

Đáp án:

Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là: Cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Chu trình Canvin (chu trình C3) có ba giai đoạn. Trình tự của ba giai đoạn là:

 A. Khử - phục hồi chất nhận CO2 - tạo sản phẩm đầu liên.

B. Tạo sản phẩm đầu tiên - khử - phục hồi chất nhận CO2.

C. Tạo sản phẩm đầu tiên - phục hồi chất nhận CO- khử.

D. Phục hồi chất nhận CO2 - khử - tạo sản phẩm đầu tiên (cacboxyl hóa).

Đáp án:

Chu trình Canvin (chu trình C3) có ba giai đoạn. Trình tự của ba giai đoạn làGiai đoạn cố định CO2; Giai đoạn khử và Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu Rib – 1,5 diP (ribulozo- 1,5 diphosphat).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Ở thực vật C3 pha tối diễn ra theo trình tự nào ?

A. Tái sinh chất nhận — cố định CO2 — khử APG

B. Cố định CO— khử APG — tái sinh chất nhận

C. Khử APG — tái sinh chất nhận — cố định CO2

D. Cố định CO2 — tái sinh chất nhận — khử APG

Đáp án:

Trình tự của ba giai đoạn pha tối làGiai đoạn cố định CO2; Giai đoạn khử và Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu

Đáp án cần chọn là: B

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập pha tối của quá trình quang hợp môn Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?