Bộ 5 đề thi HSG môn Địa lý 11 năm 2021 - Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ 11

Năm học: 2020-2021

Thời gian: 180 phút

1. ĐỀ 1

Câu I:

1. Chứng minh, mạng lưới sông ngòi Việt Nam phản ánh rõ nét tác động tổng hợp của khí hậu và cấu trúc địa hình..

2. Giải thích tại sao thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Phân tích tác động của biển Đông tới khí hậu nước ta.

Câu II:

1. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân hoá đặc điểm chế độ nhiệt ở nước ta.

2. Giải thích tại sao mùa khô của khu vực Bắc Bộ bớt sâu sắc hơn so với khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.

Câu III:

Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đô thị của vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu IV:

1. Phân biệt tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Nêu tình hình tăng trưởng kinh tế của nước ta những năm gần đây..

2. Dựa vào atlat và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất của nước ta.

Câu V:

Dựa vào bảng số liệu về đóng góp của các ngành kinh tế vào giá trị tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc (đơn vị %):

Ngành

1970

1980

1990

1995

2000

2004

2007

Nông nghiệp

35

32

28,4

24

16,4

14,5

11,1

Công nghiệp

41

48

44,3

48

50,2

40,9

48,5

Dịch vụ

24

20

27,3

28

33,4

44,5

40,4

1. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỷ lệ đóng góp của các ngành vào GDP của Trung Quốc giai đoạn 1970 – 2007.

2. Qua biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích về sự chuyển biến cơ cấu kinh tế Trung Quốc?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

I

Địa lý tự nhiên VN

1

Mạng lưới sông ngòi Việt Nam phản ánh rõ nét tác động tổng hợp của khí hậu và cấu trúc địa hình

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và cấu trúc địa hình đồi núi già được Tân kiến tạo làm trẻ lại đã cùng tác động để tạo nên các đặc điểm sông ngòi Việt Nam.

- Nước ta có lượng mưa lớn trên địa hình phần lớn là đồi núi, bị cắt xẻ mạnh và sườn dốc lớn=>nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc (d/c)

- Do lãnh thổ hẹp ngang, nên đa số sông ngòi nước ta ngắn, diện tích lưu vực nhỏ. (dẫn chứng).

- Hướng của cấu trúc địa chất - địa hình chi phối hướng của sông ngòi: chủ yếu là hướng TB- ĐN và hướng vòng cung, rồi đổ nước ra biển đông (dẫn chứng).

- Tính chất già trẻ lại và tính phân bậc của địa hình đồi núi thể hiện ở sự cùng tồn tại của phần lớn sông là sông trẻ đang đào lòng dữ dội, thung lũng hẹp, có nơi là hẻm vực với một số sông già có bãi bồi, thềm sông rộng…

- Do sự tương phản sâu sắc giữa địa hình đồi núi với địa hình đồng bằng mà lòng sông có sự thay đổi đột ngột giữa vùng thượng lưu với vùng hạ lưu..

- Do mưa nhiều cộng thêm nguồn cung cấp nước lớn từ bên ngoài lãnh thổ nên sông ngòi của nước ta nhiều nước. Chế độ mưa theo mùa nên  thuỷ chế sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mùa ....

- Do ảnh hưởng của địa hình và chế độ mưa có sự phân hoá theo lãnh thổ -> thuỷ chế của sông ngòi cũng có sự khác nhau giữa các miền địa lí (dẫn chứng).

- Do mưa nhiều trên diện tích đồi núi nhiều, thúc đẩy quá trình xâm thực-> sông ngòi nước ta nhiều phù sa…

2

Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Phân tích tác động của biển Đông tới khí hậu nước ta.

* Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển do:

- Nước ta tiếp giáp biển Đông rộng lớn, đường bờ biển dài…

- Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài, địa hình có hướng nghiêng tây bắc – đông nam thấp dần ra biển…

=> đất liền và biển có mối quan hệ chặt chẽ; thiên nhiên VN chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

*Tác động của biển Đông tới khí hậu nước ta:

- Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà hơn:

+ Tăng ẩm cho các khối khí qua biển tác động vào nước ta -> khí hậu có lượng mưa ẩm lớn (dẫn chứng)

+ Giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông; dịu bớt thời tiết oi bức trong mùa hè…

- Biển Đông góp phần làm khí hậu nước ta có nhiều thiên tai (bão…)

{-- Nội dung đáp án phần II, III của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

IV

Kinh tế Việt Nam

1

Cơ cấu KT, vốn đất

- Khái niệm tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc gia (GNI) hoặc các mức tăng của GDP hay GNI tính theo đầu người trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

- Phân biệt tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và theo chiều sâu:

+ Tăng trưởng theo chiều rộng: là sự tăng trưởng kinh tế do tăng thêm nhiều vốn, lao động và tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên

+ Tăng trưởng theo chiều sâu: Tăng trưởng đi liền với tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất, tăng cường chất lượng quản lý; nâng cao hiệu quả áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện môi trường kinh doanh, môi trường pháp li... (Đây là phương thức tăng trưởng phổ biến ở các nước công nghiệp, các nước có nền kinh tế phát triển, nơi mà các yếu tố chiều rộng đã được khai thác ở mức cao).

- Thực trạng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm gần đây

- Nền kinh tế tăng trưởng nhanh:

+ Quy mô GDP và GDP/ng đều tăng nhanh: (dẫn chứng theo atlat)

+ Về tốc độ tăng trưởng GDP

Tính bình quân trong cả giai đoạn 1990 - 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: đạt 7,6%/năm, thuộc loại cao so với các nước và vùng lãnh thổ trên TG, chỉ thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân năm của Trung Quốc (trên 9%).

Những năm cuối TK XX, nhiều nước tốc độ tăng GDP giảm sút mạnh, thậm trí âm (VD: 1998: In đô: - 13,1%, Thái Lan - 10,8%, Xingapo: 0,1% - do khủng hoảng tài chính), nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta vẫn duy trì tương đối cao (1998: 5,8%)

+ Các khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng:

 => Chất lượng tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện hơn trước.

+ Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng vẫn còn thấp:

Nền kinh tế chủ yếu vẫn phát triển theo chiều rộng, tăng về số lượng nhưng chất lượng chậm chuyển biến. Chưa đảm bảo phát triển bền vững; Năng lực cạnh tranh yếu, hiệu quả kinh tế thấp..;

- 2

 CN là ngành kinh tế quan trọng nhất của nước ta vì:

- Là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân

+ Là ngành có tỷ trọng đóng góp lớn nhất và tăng mạnh nhất trong cơ cấu GDP của đất nước. (2007: 41,5%, tăng 18,8% so với năm 1990)

+ Đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của tất cả các vùng kinh tế (d/c)

+ Giá trị sản xuất của ngành lớn và tăng mạnh, là động lực chính cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Năm 2007, đạt 1469,3 nghìn tỷ đồng, tăng…lần so với 2000, tốc độ tăng trung bình năm….

+ Đóng góp lớn nhất trong cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của cả nước với nhiều mặt hàng XK chủ lực như: than, dầu mỏ, giày - da, các sản phẩm dệt may...

- Về xã hội:

+ Tạo được nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần phân công lại lao động giữa các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ; thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người, giảm bớt sự cách biệt về trình độ giữa các vùng

+ Tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, nâng cao trình độ văn minh cho xã hội; Góp phần tăng cường củng cố an ninh quốc phòng.

- Giúp sử dụng hiệu quả của nhiều loại tài nguyên TN (k/s…), mở rộng danh mục các loại tài nguyên…

V

Địa lý 11

1

Vẽ biểu đồ

  • Biểu đồ miền

2

So sánh, nhận xét

- Cơ cấu GDP của TQ có sự chuyển dịch mạnh theo hướng CNH HĐH

+ Tỷ trọng khu vực I giảm lien tục, giảm mạnh - đặc biệt sau 1990

(dẫn chứng)

+ Tỷ trọng CN có sự biến động không ổn định:

(dẫn chứng)

+ Tỷ trọng khu vực III còn thấp nhưng đang tăng lên, song cũng không ổn định:

(dẫn chứng)

- Nguyên nhân:

Do kết quả của việc hiện đại hóa nền kinh tế từ sau 1978 trên cả 4 lĩnh vực: NN, CN, DV và đối ngoại.

2. ĐỀ 2

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?